Nhiếp ảnh gia người Mỹ Christopher Nunn đã chia sẻ những bức ảnh chân thực về cuộc sống của người dân Ukraine ở giai đoạn trước và sau khi cuộc xung đột nổ ra.
Vào đầu năm 2013, Nuun quyết định về quê hương của bà mình ở Kalush, miền tây Ukraine. Bà anh đã rời quê hương từ năm 15 tuổi và chưa lần nào quay trở lại. Anh muốn tìm hiểu nguồn cội của mình thông qua việc khám phá đời sống người dân và ghi lại chúng bằng những tấm ảnh. Trong ảnh, dòng người hối hả đi lại dưới một con đường ở Lviv vào tháng 2/2013.
Anh thổ lộ rằng, anh muốn hòa nhập và gần gũi hơn với đời sống người dân Ukraine. Trong ảnh, chiếc ô tô với đống gối đệm che lắp khung cửa kính phía trên mắc kẹt trong tuyết.
Nuun kể rằng, anh đã dành nhiều thời gian “đi dạo loanh quanh, uống rượu vodka và hút thuốc lá”. Trong những lần đó, anh đã gặp một nhiếp ảnh gia. Người này đã đưa cho anh một tờ giấy ghi bằng tiếng Ukraine với nội dung xin phép chụp ảnh một ai đó. Kể từ đó, Nuun một mình trải nghiệm hành trình của mình. Trong ảnh, người đàn ông thả hồn chiêm ngưỡng cảnh đẹp trên một chuyến tàu.
Hai bé gái nô đùa cùng nhau.
Bằng cách đó, Nuun đã có những tình bạn thật lớn lao. “Ngôn ngữ đều làm mọi thứ trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nó không phải là duy nhất. Bạn có thể giao tiếp với người khác và hiểu họ bằng một cách khác, chưa hẳn thông qua ngôn ngữ”. Anh cho biết, các cuộc biểu tình ở Kiev và ở nhiều nơi khác của Ukraine đã nổ ra khi anh đang ở Kalush. “Rất nhiều xe buýt chở các tình nguyện viên tới Quảng trường Maidan hàng ngày. Bạn có thể gia nhập và leo lên một xe buýt nào đó”. Những người trong ảnh đang tham gia vào một cuộc biểu tình ủng hộ Nga ở Donetsk tháng 3/2014.
“Có lúc, tôi trông thấy hàng trăm người đổ xuống đường cầm theo tất cả các loại vũ khí nhằm đẩy lùi một cuộc tấn công của các nhóm cảnh sát đặc nhiệm Berkut”, Nuun kể lại. Oleg (trong ảnh) là thành viên nhóm tự vệ Maidan. Anh chụp bức ảnh này vào tháng 2/2014.
Một linh mục đang thuyết giảng cho người dân địa phương về cuộc khủng hoảng chính trị đang diễn ra ở Ukraine. Ảnh chụp hồi tháng 2/2014.
Xe ô tô của Cơ quan An ninh Ukraine bốc cháy dữ dội trong cuộc giao tranh xảy ra vào ngày 19/2/2014. Sau những biến cố đó, Nuun đã tới Donetsk, điểm nóng trong cuộc xung đột. Tại đây, anh không nhận mình là một phóng viên ảnh nữa. Thay vào đó, anh coi mình là một nhân chứng lịch sử trong cuộc xung đột này. Một khu nghĩa trang của người Do Thái tại Kalush trông khá hoang vu. Đối với nhiều người dân, những tổn thương về mặt tinh thần và vật chết gây nên bởi cuộc xung đột này là điều khó có thể quên đi được. Người dân trong vùng chiến sự đã rời bỏ ngôi nhà thân thương của mình để tới nơi an toàn. Cho tới thời điểm hiện tại, cuộc xung đột vũ trang ở miền đông Ukraine vẫn chưa thấy dấu hiệu hạ nhiệt.
Nhiếp ảnh gia người Mỹ Christopher Nunn đã chia sẻ những bức ảnh chân thực về cuộc sống của người dân Ukraine ở giai đoạn trước và sau khi cuộc xung đột nổ ra.
Vào đầu năm 2013, Nuun quyết định về quê hương của bà mình ở Kalush, miền tây Ukraine. Bà anh đã rời quê hương từ năm 15 tuổi và chưa lần nào quay trở lại. Anh muốn tìm hiểu nguồn cội của mình thông qua việc khám phá đời sống người dân và ghi lại chúng bằng những tấm ảnh. Trong ảnh, dòng người hối hả đi lại dưới một con đường ở Lviv vào tháng 2/2013.
Anh thổ lộ rằng, anh muốn hòa nhập và gần gũi hơn với đời sống người dân Ukraine. Trong ảnh, chiếc ô tô với đống gối đệm che lắp khung cửa kính phía trên mắc kẹt trong tuyết.
Nuun kể rằng, anh đã dành nhiều thời gian “đi dạo loanh quanh, uống rượu vodka và hút thuốc lá”. Trong những lần đó, anh đã gặp một nhiếp ảnh gia. Người này đã đưa cho anh một tờ giấy ghi bằng tiếng Ukraine với nội dung xin phép chụp ảnh một ai đó. Kể từ đó, Nuun một mình trải nghiệm hành trình của mình. Trong ảnh, người đàn ông thả hồn chiêm ngưỡng cảnh đẹp trên một chuyến tàu.
Hai bé gái nô đùa cùng nhau.
Bằng cách đó, Nuun đã có những tình bạn thật lớn lao. “Ngôn ngữ đều làm mọi thứ trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nó không phải là duy nhất. Bạn có thể giao tiếp với người khác và hiểu họ bằng một cách khác, chưa hẳn thông qua ngôn ngữ”.
Anh cho biết, các cuộc biểu tình ở Kiev và ở nhiều nơi khác của Ukraine đã nổ ra khi anh đang ở Kalush. “Rất nhiều xe buýt chở các tình nguyện viên tới Quảng trường Maidan hàng ngày. Bạn có thể gia nhập và leo lên một xe buýt nào đó”. Những người trong ảnh đang tham gia vào một cuộc biểu tình ủng hộ Nga ở Donetsk tháng 3/2014.
“Có lúc, tôi trông thấy hàng trăm người đổ xuống đường cầm theo tất cả các loại vũ khí nhằm đẩy lùi một cuộc tấn công của các nhóm cảnh sát đặc nhiệm Berkut”, Nuun kể lại. Oleg (trong ảnh) là thành viên nhóm tự vệ Maidan. Anh chụp bức ảnh này vào tháng 2/2014.
Một linh mục đang thuyết giảng cho người dân địa phương về cuộc khủng hoảng chính trị đang diễn ra ở Ukraine. Ảnh chụp hồi tháng 2/2014.
Xe ô tô của Cơ quan An ninh Ukraine bốc cháy dữ dội trong cuộc giao tranh xảy ra vào ngày 19/2/2014.
Sau những biến cố đó, Nuun đã tới Donetsk, điểm nóng trong cuộc xung đột. Tại đây, anh không nhận mình là một phóng viên ảnh nữa. Thay vào đó, anh coi mình là một nhân chứng lịch sử trong cuộc xung đột này.
Một khu nghĩa trang của người Do Thái tại Kalush trông khá hoang vu.
Đối với nhiều người dân, những tổn thương về mặt tinh thần và vật chết gây nên bởi cuộc xung đột này là điều khó có thể quên đi được.
Người dân trong vùng chiến sự đã rời bỏ ngôi nhà thân thương của mình để tới nơi an toàn.
Cho tới thời điểm hiện tại, cuộc xung đột vũ trang ở miền đông Ukraine vẫn chưa thấy dấu hiệu hạ nhiệt.