1. Cuộc đảo chính vào năm 1932 (hay còn được biết tới với tên gọi là Cuộc cách mạng Xiêm) là một bước ngoặt trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước Thái Lan. Trong cuộc đảo chính không đổ máu, một nhóm nhỏ các sĩ quan quân đội (được gắn với biệt danh là Bốn chàng lính ngự lâm) đã lật đổ Vua Prajadhipok. Biến cố này đã chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế kéo dài 7 thế kỷ và mở đường cho đất nước đi theo chế độ quân chủ lập hiến. Thái Lan đã lập ra hiến pháp đầu tiên của họ, mở đường cho các cải cách về mặt chính trị - xã hội. Trong ảnh, Đức vua Prajadhipok và Hoàng hậu của mình trong một sự kiện năm 1928.2. Sau cái chết của nhà vua Ananda Mahidol (ảnh trên) vào năm 1946, Thủ tướng lúc đó là Pridi Banomyong đã đệ đơn từ chức, và vị trí này được giao cho Phó Đô đốc Thawan Thamrongnawasawat. Tuy nhiên, sau đó chính quyền của ông Thawan đã dính vào một số bê bối và tham nhũng. Trước tình hình này, một nhóm sĩ quan quân đội có quyền lực đã phế truất Thủ tướng Thamrongnawasawat và giao trọng trách này cho Khuang Aphaiwong, nhà sáng lập Đảng Dân chủ. Cuộc đảo chính năm 1947 mang một ý nghĩa quan trọng bởi vì nó củng cố vai trò của quân đội trong giới chính trị Thái.
3. Cuộc đảo chính năm 1951 một lần nữa thể hiện sức mạnh to lớn của quân đội nước này. Nhóm đảo chính vội vàng quyết định giải tán quốc hội và phục hồi Hiến pháp năm 1932. Điều đáng nói, vụ việc này được thực hiện khi nhà vua Adulyadej đang ở Lausanne, Thụy Sỹ. Nhóm này sau đó đã bổ nhiệm Thống chế Phibunsongkhram (một trong nhóm bốn chàng lính ngự lâm) lên làm thủ tướng. Trong ảnh, Vua Bhumibol Adulyadej và gia quyến của Ngài đang từ Thuỵ Sỹ trở về.
4. Cuộc bầu cử quốc hội đầy tai tiếng vào năm 1957 chính là ngòi nổ gây nên cuộc đảo chính quân sự. Trước vụ việc này, Nguyên soái Marshal Sarit (người xuất hiện trong ảnh) Thanarat đã tiến hành vụ đảo chính. Sau đó, Pote Sarasin được bổ nhiệm làm người đứng đầu chính phủ lâm thời, thay thế ông Phibunsongkhram. Trong ảnh, Nguyên soái Sarit Thanarat dẫn đầu cuộc đảo chính và sau đó lên nắm quyền điều hành đất nước năm 1957.
5. Năm 1976, chưa đầy 8 tháng sau một nỗ lực lật đổ không thành công, quân đội Thái Lan đã thực hiện cuộc đảo chính chính quyền Thủ tướng Seni Pramoj. Trong một bài phát biểu phát sóng trên các phương tiện truyền thông khắp cả nước, Đô đốc Sangad Chaloryu tuyên bố, ông sẽ đảm nhiệm vai trò là người đứng đầu Ủy ban Cải cách Chính quyền Quốc gia mới được thành lập với nhiệm vụ giám sát lệnh thiết quân luật trên cả nước. Quân đội đã bãi bỏ hiến pháp, vốn được đưa ra từ 2 năm trước đó, và cấm tất cả các đảng phái chính trị. Trong ảnh, các sinh viên tham gia biểu tình đã bị lính đặc công tấn công hồi tháng 3/1976. Tám tháng sau, quân đội Thái lật đổ chính phủ.6. Năm 1991, khi đang trên đường tới gặp nhà vua để bàn về việc bổ nhiệm vị trí Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thủ tướng bấy giờ là Chatichai Choonhavan đã bị bắt giữ. Tướng Sunthorn Kongsompong nắm giữ quyền lãnh đạo Lực lượng giữ gìn hòa bình quốc gia cho tới khi tìm một nhân vật khác để đảm trách vai trò thủ tướng. Sau khi dàn dựng cuộc đảo chính, Tướng Sunthorn Kongsompong (người mặc quân phục màu xám ghi trên ảnh) nắm quyền điều hành Lực lượng Gìn giữ hoà bình Quốc gia.
7. Trong ảnh, các binh sĩ Thái Lan ngồi trên một xe tăng quân sự bên ngoài Toà nhà chính phủ ở thủ đô Bangkok sau cuộc đảo chính năm 2006. Sau một năm bất ổn chính trị và các cáo buộc tham nhũng, lực lượng vũ trang Thái Lan đã tiến hành lật đổ chính phủ của Thủ tướng Thaksin Shinawatra. Thời điểm đó, ông Thaksin và một số bộ trưởng khác tham dự phiên khai mạc của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York.
8. Tư lệnh Lục quân Thái Lan, Tướng Prayuth Chan-ocha (ngồi chính giữa trong bức ảnh trên) xuất hiện trên truyền hình tuyên bố đảo chính hôm 22/5. Động thái này được đưa ra sau khi các đảng phái chính trị không đi tới một thỏa hiệp để chấm dứt bế tắc chính trị trong một cuộc họp.
1. Cuộc đảo chính vào năm 1932 (hay còn được biết tới với tên gọi là Cuộc cách mạng Xiêm) là một bước ngoặt trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước Thái Lan. Trong cuộc đảo chính không đổ máu, một nhóm nhỏ các sĩ quan quân đội (được gắn với biệt danh là Bốn chàng lính ngự lâm) đã lật đổ Vua Prajadhipok. Biến cố này đã chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế kéo dài 7 thế kỷ và mở đường cho đất nước đi theo chế độ quân chủ lập hiến. Thái Lan đã lập ra hiến pháp đầu tiên của họ, mở đường cho các cải cách về mặt chính trị - xã hội. Trong ảnh, Đức vua Prajadhipok và Hoàng hậu của mình trong một sự kiện năm 1928.
2. Sau cái chết của nhà vua Ananda Mahidol (ảnh trên) vào năm 1946, Thủ tướng lúc đó là Pridi Banomyong đã đệ đơn từ chức, và vị trí này được giao cho Phó Đô đốc Thawan Thamrongnawasawat. Tuy nhiên, sau đó chính quyền của ông Thawan đã dính vào một số bê bối và tham nhũng. Trước tình hình này, một nhóm sĩ quan quân đội có quyền lực đã phế truất Thủ tướng Thamrongnawasawat và giao trọng trách này cho Khuang Aphaiwong, nhà sáng lập Đảng Dân chủ. Cuộc đảo chính năm 1947 mang một ý nghĩa quan trọng bởi vì nó củng cố vai trò của quân đội trong giới chính trị Thái.
3. Cuộc đảo chính năm 1951 một lần nữa thể hiện sức mạnh to lớn của quân đội nước này. Nhóm đảo chính vội vàng quyết định giải tán quốc hội và phục hồi Hiến pháp năm 1932. Điều đáng nói, vụ việc này được thực hiện khi nhà vua Adulyadej đang ở Lausanne, Thụy Sỹ. Nhóm này sau đó đã bổ nhiệm Thống chế Phibunsongkhram (một trong nhóm bốn chàng lính ngự lâm) lên làm thủ tướng. Trong ảnh, Vua Bhumibol Adulyadej và gia quyến của Ngài đang từ Thuỵ Sỹ trở về.
4. Cuộc bầu cử quốc hội đầy tai tiếng vào năm 1957 chính là ngòi nổ gây nên cuộc đảo chính quân sự. Trước vụ việc này, Nguyên soái Marshal Sarit (người xuất hiện trong ảnh) Thanarat đã tiến hành vụ đảo chính. Sau đó, Pote Sarasin được bổ nhiệm làm người đứng đầu chính phủ lâm thời, thay thế ông Phibunsongkhram. Trong ảnh, Nguyên soái Sarit Thanarat dẫn đầu cuộc đảo chính và sau đó lên nắm quyền điều hành đất nước năm 1957.
5. Năm 1976, chưa đầy 8 tháng sau một nỗ lực lật đổ không thành công, quân đội Thái Lan đã thực hiện cuộc đảo chính chính quyền Thủ tướng Seni Pramoj. Trong một bài phát biểu phát sóng trên các phương tiện truyền thông khắp cả nước, Đô đốc Sangad Chaloryu tuyên bố, ông sẽ đảm nhiệm vai trò là người đứng đầu Ủy ban Cải cách Chính quyền Quốc gia mới được thành lập với nhiệm vụ giám sát lệnh thiết quân luật trên cả nước. Quân đội đã bãi bỏ hiến pháp, vốn được đưa ra từ 2 năm trước đó, và cấm tất cả các đảng phái chính trị. Trong ảnh, các sinh viên tham gia biểu tình đã bị lính đặc công tấn công hồi tháng 3/1976. Tám tháng sau, quân đội Thái lật đổ chính phủ.
6. Năm 1991, khi đang trên đường tới gặp nhà vua để bàn về việc bổ nhiệm vị trí Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thủ tướng bấy giờ là Chatichai Choonhavan đã bị bắt giữ. Tướng Sunthorn Kongsompong nắm giữ quyền lãnh đạo Lực lượng giữ gìn hòa bình quốc gia cho tới khi tìm một nhân vật khác để đảm trách vai trò thủ tướng. Sau khi dàn dựng cuộc đảo chính, Tướng Sunthorn Kongsompong (người mặc quân phục màu xám ghi trên ảnh) nắm quyền điều hành Lực lượng Gìn giữ hoà bình Quốc gia.
7. Trong ảnh, các binh sĩ Thái Lan ngồi trên một xe tăng quân sự bên ngoài Toà nhà chính phủ ở thủ đô Bangkok sau cuộc đảo chính năm 2006. Sau một năm bất ổn chính trị và các cáo buộc tham nhũng, lực lượng vũ trang Thái Lan đã tiến hành lật đổ chính phủ của Thủ tướng Thaksin Shinawatra. Thời điểm đó, ông Thaksin và một số bộ trưởng khác tham dự phiên khai mạc của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York.
8. Tư lệnh Lục quân Thái Lan, Tướng Prayuth Chan-ocha (ngồi chính giữa trong bức ảnh trên) xuất hiện trên truyền hình tuyên bố đảo chính hôm 22/5. Động thái này được đưa ra sau khi các đảng phái chính trị không đi tới một thỏa hiệp để chấm dứt bế tắc chính trị trong một cuộc họp.