Vanuatu đứng đầu trong danh sách quốc gia chịu rủi ro nhất trước thiên tai. Nằm ở vị trí cô lập, hoạt động địa chấn và sự lây lan của dịch bệnh trong thiên tai do điều kiện vệ sinh cũng như khâu xử lý chất thải yếu kém,…khiến quốc gia ở Nam Thái Bình Dương này đứng trước nguy cơ trải qua một thảm họa thiên nhiên đáng sợ.Tonga cũng là quốc gia có nguy cơ cao bị thiên nhiên tàn phá. Một trận động đất gần Samoa từng gây ra cơn sóng thần đổ bộ vào Tonga, làm đảo lộn cuộc sống của người dân nước này.Philippines giống như một “tấm lá chắn”’ bảo vệ khu vực Đông Nam Á chống lại các cơn bão mạnh tiến thẳng về khu vực này. Cơn bão Haiyan năm 2013 đổ bộ vào Philippines từng khiến hơn 6.000 người thiệt mạng, hơn 16 triệu người bị ảnh hưởng và gây ra thiệt hại hơn 2 tỷ USD.Mặc dù có một cơ quan ứng phó thảm họa quốc gia nhưng Guatemala vẫn không thể đủ sức chống chọi với những thảm họa thiên nhiên liên tục xảy ra. Năm 1976, một trận động đất xảy ra ở quốc gia này đã khiến 23.000 người thiệt mạng. Năm 2015, một vụ lở đất ở Guatemala đã cướp đi sinh mạng của hơn 200 người.Những trận động đất thường xuyên xảy ra tại quần đảo Solomon đã phá hủy nhiều ngôi nhà và gây ra hiện tượng sạt lở đất.Nghèo đói và sự bất bình đẳng ở Bangladesh khiến quốc gia này có nguy cơ lớn khi đối mặt với một thảm họa thiên nhiên. Kể từ năm 1907, hơn 400 triệu người đã bị ảnh hưởng bởi những đợt hạn hán và lũ lụt trong khi hơn 614 nghìn người thiệt mạng trong các trận lốc xoáy ở Bangladesh.Costa Rica phải hứng chịu một trận động đất mỗi ngày mặc dù hầu hết những cơn địa chấn này đều rất nhỏ. Năm 2009, một trận động đất mạnh nhất trong lịch sử nước này đã cướp đi sinh mạng của 34 người và khiến hàng nghìn người phải sơ tán.Campuchia nằm ở vị trí gần đường xích đạo và mỗi năm thường đối mặt với tình trạng ngập lụt. Trong trận lũ lụt nghiêm trọng hồi năm 2000, những cánh đồng hoa màu của người dân đã bị nước lũ cuốn trôi.Động đất và sóng thần là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với Papua New Guinea. Ngoài ra, quốc gia ở Thái Bình Dương này cũng có nhiều núi lửa hoạt động.Nằm ở Vành đai lửa Thái Bình Dương, El Salvador là một trong những quốc gia có nguy cơ lớn nhất hứng chịu thảm họa thiên nhiên. Nơi đây thường xuyên là “mục tiêu” của những trận động đất và núi lửa phun trào.Việt Nam cũng nằm trong số các quốc gia nguy cơ đối mặt với thiên tai do biến đổi khí hậu. Tình trạng ngập lụt thường xảy ra ở quốc gia Đông Nam Á này vào mùa mưa.Nhật Bản từng trải qua một số thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất. Năm 2014, vụ phun trào núi lửa Ontake đã khiến 56 người thiệt mạng. Quốc gia này cũng đối mặt với nguy cơ lở đất do động đất thường xuyên và mưa lớn.Haiti là quốc gia dễ bị ảnh hưởng bởi những thiên tai như động đất, lũ lụt, bão biển,…Những trận lốc xoáy mạnh là một mối đe dọa lớn nhất đối với quần đảo Fiji.Lũ lụt và hạn hạn là hai mối nguy cơ lớn đối với quốc gia Niger. Nạn đói và khủng hoảng lương thực xảy ra tại quốc gia Châu Phi này khiến cuộc sống của người dân nơi đây vô cùng khó khăn.
Vanuatu đứng đầu trong danh sách quốc gia chịu rủi ro nhất trước thiên tai. Nằm ở vị trí cô lập, hoạt động địa chấn và sự lây lan của dịch bệnh trong thiên tai do điều kiện vệ sinh cũng như khâu xử lý chất thải yếu kém,…khiến quốc gia ở Nam Thái Bình Dương này đứng trước nguy cơ trải qua một thảm họa thiên nhiên đáng sợ.
Tonga cũng là quốc gia có nguy cơ cao bị thiên nhiên tàn phá. Một trận động đất gần Samoa từng gây ra cơn sóng thần đổ bộ vào Tonga, làm đảo lộn cuộc sống của người dân nước này.
Philippines giống như một “tấm lá chắn”’ bảo vệ khu vực Đông Nam Á chống lại các cơn bão mạnh tiến thẳng về khu vực này. Cơn bão Haiyan năm 2013 đổ bộ vào Philippines từng khiến hơn 6.000 người thiệt mạng, hơn 16 triệu người bị ảnh hưởng và gây ra thiệt hại hơn 2 tỷ USD.
Mặc dù có một cơ quan ứng phó thảm họa quốc gia nhưng Guatemala vẫn không thể đủ sức chống chọi với những thảm họa thiên nhiên liên tục xảy ra. Năm 1976, một trận động đất xảy ra ở quốc gia này đã khiến 23.000 người thiệt mạng. Năm 2015, một vụ lở đất ở Guatemala đã cướp đi sinh mạng của hơn 200 người.
Những trận động đất thường xuyên xảy ra tại quần đảo Solomon đã phá hủy nhiều ngôi nhà và gây ra hiện tượng sạt lở đất.
Nghèo đói và sự bất bình đẳng ở Bangladesh khiến quốc gia này có nguy cơ lớn khi đối mặt với một thảm họa thiên nhiên. Kể từ năm 1907, hơn 400 triệu người đã bị ảnh hưởng bởi những đợt hạn hán và lũ lụt trong khi hơn 614 nghìn người thiệt mạng trong các trận lốc xoáy ở Bangladesh.
Costa Rica phải hứng chịu một trận động đất mỗi ngày mặc dù hầu hết những cơn địa chấn này đều rất nhỏ. Năm 2009, một trận động đất mạnh nhất trong lịch sử nước này đã cướp đi sinh mạng của 34 người và khiến hàng nghìn người phải sơ tán.
Campuchia nằm ở vị trí gần đường xích đạo và mỗi năm thường đối mặt với tình trạng ngập lụt. Trong trận lũ lụt nghiêm trọng hồi năm 2000, những cánh đồng hoa màu của người dân đã bị nước lũ cuốn trôi.
Động đất và sóng thần là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với Papua New Guinea. Ngoài ra, quốc gia ở Thái Bình Dương này cũng có nhiều núi lửa hoạt động.
Nằm ở Vành đai lửa Thái Bình Dương, El Salvador là một trong những quốc gia có nguy cơ lớn nhất hứng chịu thảm họa thiên nhiên. Nơi đây thường xuyên là “mục tiêu” của những trận động đất và núi lửa phun trào.
Việt Nam cũng nằm trong số các quốc gia nguy cơ đối mặt với thiên tai do biến đổi khí hậu. Tình trạng ngập lụt thường xảy ra ở quốc gia Đông Nam Á này vào mùa mưa.
Nhật Bản từng trải qua một số thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất. Năm 2014, vụ phun trào núi lửa Ontake đã khiến 56 người thiệt mạng. Quốc gia này cũng đối mặt với nguy cơ lở đất do động đất thường xuyên và mưa lớn.
Haiti là quốc gia dễ bị ảnh hưởng bởi những thiên tai như động đất, lũ lụt, bão biển,…
Những trận lốc xoáy mạnh là một mối đe dọa lớn nhất đối với quần đảo Fiji.
Lũ lụt và hạn hạn là hai mối nguy cơ lớn đối với quốc gia Niger. Nạn đói và khủng hoảng lương thực xảy ra tại quốc gia Châu Phi này khiến cuộc sống của người dân nơi đây vô cùng khó khăn.