Một trong những căn cứ quân sự kỳ lạ nhất thế giới là Eareckson trên hòn đảo cằn cỗi Shemya thuộc quần đảo Aleutian, bang Alaska, Mỹ. Căn cứ này hiện được sử dụng làm phi trường cứu hộ khẩn cấp cho những chuyến bay giữa Bắc Mỹ và Châu Á gặp trục trặc.Căn cứ Secret Drone được phát hiện một cách tình cờ. Một nhà nghiên cứu đang phân tích các bức ảnh vệ tinh về một phần sa mạc ở Ả-rập Xê-út thì bất ngờ phát hiện một căn cứ quân sự của Mỹ. Mỹ đã xây dựng một căn cứ không quân bí mật dành cho các UAV trong sa mạc của Ả-rập Xê-út. Căn cứ này được sử dụng để thực hiện các cuộc không kích nhằm vào các chi nhánh của mạng lưới khủng bố al-Qaeda ở Yemen.Căn cứ đảo san hô Kwajalein của Mỹ từng đóng một vai trò quan trọng trong các vụ thử tên lửa đạn đạo. Nơi này không có dân cư sinh sống. Những người làm việc tại đây sẽ phải vượt qua quãng đường 40 km mỗi ngày. Được biết, sau khi chiến dịch quân sự kết thúc, các trang thiết bị quân sự như máy bay chiến đấu, xe Jeep,... sẽ bị đổ xuống đầm phá của Kwajalein bởi việc vận chuyển các phương tiện này về Mỹ sẽ rất tốn kém.Căn cứ HAARP là nơi đặt các trạm phát sóng điện từ của chương trình nghiên cứu hoạt động cực quang cao tần. Tuy nhiên, chương trình này bị đồn đoán về việc chế tạo một loại vũ khí bí mật. Các nhà chức trách Mỹ đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc này. Tuy nhiên, quân đội Mỹ đã đóng cửa cơ sở này ở Alaska vào năm 2014.Căn cứ quân sự Diego Garcia của Mỹ nằm trên một đảo san hô nhỏ hẻo lánh ở Ấn Độ Dương. Mỹ từng đặt căn cứ này với mục đích ứng phó và xử lý nhanh, kịp thời với bất cứ biến động nào từ Iran. Nơi này cũng từng được sử dụng để giam giữ các phần tử bị nghi là khủng bố. Cho đến nay, chưa có phóng viên nào được phép đặt chân lên hòn đảo này.Căn cứ không quân Nellis ban đầu được sử dụng làm cơ sở đào tạo cho Không quân Mỹ nhưng năm 2007, nó có thêm một số nhiệm vụ khác. Một nhà máy năng lượng mặt trời lớn nhất Bắc Mỹ đã được xây dựng tại đây vào tháng 12/2007, góp phần tiết kiệm đáng kể chi phí năng lượng.Vào thời kỳ Chiến tranh lạnh, Khu phức hợp quân sự Núi Raven Rock (Raven Rock Mountain Complex) ở Mỹ được xây dựng để các quan chức Lầu Năm Góc trú ẩn. Ngày nay, an ninh được thắt chặt tại khu căn cứ này và người dân không thể tiếp cận.Căn cứ không quân Bagram là một sân bay quân sự và phức hợp nhà ở nằm bên cạnh thành phố cổ Bagram trong tỉnh Parwan của Afghanistan. Mặc dù Washington đã rút quân và giảm quy mô căn cứ quân sự tại Afghanistan nhưng căn cứ Bagram vẫn là căn cứ quân sự Mỹ lớn nhất tại quốc gia này.Căn cứ tàu ngầm đảo Hải Nam là một căn cứ quân sự được cho là phục vụ cho tàu ngầm của Trung Quốc. Căn cứ hải quân ngầm này được xây dựng tuyệt đối bí mật và trong thời gian kỷ lục. Lối vào đường hầm dẫn tới các hang động lớn có thể đồn trú tới 20 tàu ngầm hạt nhân.Căn cứ hải quân Olavsvern rộng lớn được đào sâu vào trong núi. Căn cứ này được xây dựng trong khoảng thời gian 30 năm với chi phí 500 triệu USD. Năm 2011, sau nhiều năm được sử dụng, căn cứ Olavsvern được bán với giá 18 triệu USD.
Một trong những căn cứ quân sự kỳ lạ nhất thế giới là Eareckson trên hòn đảo cằn cỗi Shemya thuộc quần đảo Aleutian, bang Alaska, Mỹ. Căn cứ này hiện được sử dụng làm phi trường cứu hộ khẩn cấp cho những chuyến bay giữa Bắc Mỹ và Châu Á gặp trục trặc.
Căn cứ Secret Drone được phát hiện một cách tình cờ. Một nhà nghiên cứu đang phân tích các bức ảnh vệ tinh về một phần sa mạc ở Ả-rập Xê-út thì bất ngờ phát hiện một căn cứ quân sự của Mỹ. Mỹ đã xây dựng một căn cứ không quân bí mật dành cho các UAV trong sa mạc của Ả-rập Xê-út. Căn cứ này được sử dụng để thực hiện các cuộc không kích nhằm vào các chi nhánh của mạng lưới khủng bố al-Qaeda ở Yemen.
Căn cứ đảo san hô Kwajalein của Mỹ từng đóng một vai trò quan trọng trong các vụ thử tên lửa đạn đạo. Nơi này không có dân cư sinh sống. Những người làm việc tại đây sẽ phải vượt qua quãng đường 40 km mỗi ngày. Được biết, sau khi chiến dịch quân sự kết thúc, các trang thiết bị quân sự như máy bay chiến đấu, xe Jeep,... sẽ bị đổ xuống đầm phá của Kwajalein bởi việc vận chuyển các phương tiện này về Mỹ sẽ rất tốn kém.
Căn cứ HAARP là nơi đặt các trạm phát sóng điện từ của chương trình nghiên cứu hoạt động cực quang cao tần. Tuy nhiên, chương trình này bị đồn đoán về việc chế tạo một loại vũ khí bí mật. Các nhà chức trách Mỹ đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc này. Tuy nhiên, quân đội Mỹ đã đóng cửa cơ sở này ở Alaska vào năm 2014.
Căn cứ quân sự Diego Garcia của Mỹ nằm trên một đảo san hô nhỏ hẻo lánh ở Ấn Độ Dương. Mỹ từng đặt căn cứ này với mục đích ứng phó và xử lý nhanh, kịp thời với bất cứ biến động nào từ Iran. Nơi này cũng từng được sử dụng để giam giữ các phần tử bị nghi là khủng bố. Cho đến nay, chưa có phóng viên nào được phép đặt chân lên hòn đảo này.
Căn cứ không quân Nellis ban đầu được sử dụng làm cơ sở đào tạo cho Không quân Mỹ nhưng năm 2007, nó có thêm một số nhiệm vụ khác. Một nhà máy năng lượng mặt trời lớn nhất Bắc Mỹ đã được xây dựng tại đây vào tháng 12/2007, góp phần tiết kiệm đáng kể chi phí năng lượng.
Vào thời kỳ Chiến tranh lạnh, Khu phức hợp quân sự Núi Raven Rock (Raven Rock Mountain Complex) ở Mỹ được xây dựng để các quan chức Lầu Năm Góc trú ẩn. Ngày nay, an ninh được thắt chặt tại khu căn cứ này và người dân không thể tiếp cận.
Căn cứ không quân Bagram là một sân bay quân sự và phức hợp nhà ở nằm bên cạnh thành phố cổ Bagram trong tỉnh Parwan của Afghanistan. Mặc dù Washington đã rút quân và giảm quy mô căn cứ quân sự tại Afghanistan nhưng căn cứ Bagram vẫn là căn cứ quân sự Mỹ lớn nhất tại quốc gia này.
Căn cứ tàu ngầm đảo Hải Nam là một căn cứ quân sự được cho là phục vụ cho tàu ngầm của Trung Quốc. Căn cứ hải quân ngầm này được xây dựng tuyệt đối bí mật và trong thời gian kỷ lục. Lối vào đường hầm dẫn tới các hang động lớn có thể đồn trú tới 20 tàu ngầm hạt nhân.
Căn cứ hải quân Olavsvern rộng lớn được đào sâu vào trong núi. Căn cứ này được xây dựng trong khoảng thời gian 30 năm với chi phí 500 triệu USD. Năm 2011, sau nhiều năm được sử dụng, căn cứ Olavsvern được bán với giá 18 triệu USD.