Được ví như sashimi phiên bản Việt, đến hẹn lại lên, vào thời gian này, chị em lại í ới rủ nhau đi ăn sứa đỏ. Trong đó, đông khách nhất và ngon nhất phải kể đến hàng sứa đỏ ở phố Hàng Chiếu (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Chỉ có vào tháng 3 đến tháng 5 âm lịch, hàng sứa đỏ này luôn chật kín khách từ sáng đến chiều tối.Vừa nhanh tay cắt từng miếng sứa đỏ chót, trong như thạch để vào đĩa, bà Nguyễn Thị Lập vừa cho biết, gia đình bà đã bán sứa đỏ tại phố cổ được tròn 80 năm.“Hàng sứa đỏ này trước đây là của mẹ tôi tên là Nguyễn Thị Gái, gánh sứa đi khắp phố cổ để bán từ năm 17 tuổi, đến nay cụ đã 97 tuổi rồi nên nghỉ bán, truyền nghề cho mấy chị em tôi”, bà Lập nóiThay vì gánh sứa đi khắp các con phố để bán, mấy chị em bà Lập mở quán ở ngay vỉa hè phố Hàng Chiếu để bán.Nói là quán nhưng chỉ là một góc vỉa hè nhỏ với chiếc giá để bát đĩa, một chiếc bàn cũ để thùng sứa cùng hũ mắm tôm, khay đậu, rau thơm, chanh, ớt cùng một số đồ ăn kèm.Mở cửa từ 9h sáng đến chiều tối nhưng hàng sứa đỏ của bà Lập lúc nào cũng chật kín khách.Vào giữa trưa, chiều tối hay những ngày cuối tuần, nhiều khách phải ngồi chờ 15-20 phút mới có chỗ.Theo bà Lập, sứa đỏ được gia đình bà đặt riêng tại Hải Phòng từ nhiều năm nay và luôn là loại sứa ngon nhất.“Con sứa là màu trắng nhưng khi đánh bắt lên sẽ được ngâm với muối và quả vẹt để khử tanh và có màu đỏ bắt mắt. Khi ăn sẽ cắt thành từng miếng vừa ăn, kèm với cùi dừa cắt miếng, lá tía tô, kinh giới, đậu nướng rồi chấm với mắm tôm”, bà Lập nói.Ngoài loại sứa ngon được đặt riêng, mắm tôm cũng được nhà bà Lập chọn loại ngon nhất rồi pha với công thức riêng, đậu nướng nghệ được đặt riêng theo yêu cầu, cùi dừa không quá non cũng không quá già cùng với kinh giới, tía tô…“Nhà tôi tuyển chọn kỹ càng từng loại gia vị ăn kèm, ngay cả ớt cũng là loại ớt Huế rất thơm và cay được đặt riêng”, bà Lập nói.Theo bà Lập, mỗi ngày nhà bà bán được khoảng 2 thùng sứa, 300 thanh đậu nướng. Theo quan sát của PV, mỗi thanh đậu nướng được chia làm 2 suất. Như vậy, mỗi ngày hàng sứa đỏ này bán được từ 500-600 suất.Khoảng 11 giờ trưa, hàng sứa đỏ nhỏ xíu đã chật kín khách, 4 thành viên trong gia đình bà Lập luôn tay luôn chân phục vụ. Người thì cắt sứa, người cắt đậu, người thái cùi dừa, người bưng bê cho khách.Cầm miếng chanh tươi vắt vào bát mắm tôm, thêm lát ớt rồi đánh cho sủi bọt, nhẹ nhàng cuộn miếng sứa chấm và thưởng thức, chị Thảo cho biết, năm nào chị cũng đi 15km từ Mỹ Đình lên phố cổ để ăn sứa đỏ.“Mình sứa thì mát như thạch, chân sứa thì giòn, ăn với đậu nướng béo ngậy, thêm miếng cùi dừa, vài lá tía tô, kinh giới, chấm với mắm tôm mới chuẩn vị”, chị Thảo nói.
Được ví như sashimi phiên bản Việt, đến hẹn lại lên, vào thời gian này, chị em lại í ới rủ nhau đi ăn sứa đỏ. Trong đó, đông khách nhất và ngon nhất phải kể đến hàng sứa đỏ ở phố Hàng Chiếu (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Chỉ có vào tháng 3 đến tháng 5 âm lịch, hàng sứa đỏ này luôn chật kín khách từ sáng đến chiều tối.
Vừa nhanh tay cắt từng miếng sứa đỏ chót, trong như thạch để vào đĩa, bà Nguyễn Thị Lập vừa cho biết, gia đình bà đã bán sứa đỏ tại phố cổ được tròn 80 năm.
“Hàng sứa đỏ này trước đây là của mẹ tôi tên là Nguyễn Thị Gái, gánh sứa đi khắp phố cổ để bán từ năm 17 tuổi, đến nay cụ đã 97 tuổi rồi nên nghỉ bán, truyền nghề cho mấy chị em tôi”, bà Lập nói
Thay vì gánh sứa đi khắp các con phố để bán, mấy chị em bà Lập mở quán ở ngay vỉa hè phố Hàng Chiếu để bán.
Nói là quán nhưng chỉ là một góc vỉa hè nhỏ với chiếc giá để bát đĩa, một chiếc bàn cũ để thùng sứa cùng hũ mắm tôm, khay đậu, rau thơm, chanh, ớt cùng một số đồ ăn kèm.
Mở cửa từ 9h sáng đến chiều tối nhưng hàng sứa đỏ của bà Lập lúc nào cũng chật kín khách.
Vào giữa trưa, chiều tối hay những ngày cuối tuần, nhiều khách phải ngồi chờ 15-20 phút mới có chỗ.
Theo bà Lập, sứa đỏ được gia đình bà đặt riêng tại Hải Phòng từ nhiều năm nay và luôn là loại sứa ngon nhất.
“Con sứa là màu trắng nhưng khi đánh bắt lên sẽ được ngâm với muối và quả vẹt để khử tanh và có màu đỏ bắt mắt. Khi ăn sẽ cắt thành từng miếng vừa ăn, kèm với cùi dừa cắt miếng, lá tía tô, kinh giới, đậu nướng rồi chấm với mắm tôm”, bà Lập nói.
Ngoài loại sứa ngon được đặt riêng, mắm tôm cũng được nhà bà Lập chọn loại ngon nhất rồi pha với công thức riêng, đậu nướng nghệ được đặt riêng theo yêu cầu, cùi dừa không quá non cũng không quá già cùng với kinh giới, tía tô…
“Nhà tôi tuyển chọn kỹ càng từng loại gia vị ăn kèm, ngay cả ớt cũng là loại ớt Huế rất thơm và cay được đặt riêng”, bà Lập nói.
Theo bà Lập, mỗi ngày nhà bà bán được khoảng 2 thùng sứa, 300 thanh đậu nướng. Theo quan sát của PV, mỗi thanh đậu nướng được chia làm 2 suất. Như vậy, mỗi ngày hàng sứa đỏ này bán được từ 500-600 suất.
Khoảng 11 giờ trưa, hàng sứa đỏ nhỏ xíu đã chật kín khách, 4 thành viên trong gia đình bà Lập luôn tay luôn chân phục vụ. Người thì cắt sứa, người cắt đậu, người thái cùi dừa, người bưng bê cho khách.
Cầm miếng chanh tươi vắt vào bát mắm tôm, thêm lát ớt rồi đánh cho sủi bọt, nhẹ nhàng cuộn miếng sứa chấm và thưởng thức, chị Thảo cho biết, năm nào chị cũng đi 15km từ Mỹ Đình lên phố cổ để ăn sứa đỏ.
“Mình sứa thì mát như thạch, chân sứa thì giòn, ăn với đậu nướng béo ngậy, thêm miếng cùi dừa, vài lá tía tô, kinh giới, chấm với mắm tôm mới chuẩn vị”, chị Thảo nói.