Viện Dưỡng lão nghệ sĩ nằm khuất trong con hẻm nhỏ ở quận 8, TP. Hồ Chí Minh. Đây là nơi nuôi dưỡng và đùm bọc 19 nghệ sĩ già có hoàn cảnh neo đơn, không nơi nương tựa. Viện được Ban ái hữu hội Nghệ sĩ thuộc Hội nghệ sĩ TP vận động xây dựng từ năm 1998.Căn nhà nhỏ này là nơi nghỉ ngơi và sinh hoạt của 19 nghệ sĩ và ban quản lý. Thành viên Ban quản lý cũng là những nghệ sĩ lão thành và tâm huyết với hoạt động của Viện. Các vật dụng trong viện đều là đồ đã qua sử dụng hoặc còn tốt hoặc được tận dụng để dùng khi cần thiết. Đây là những món quà được các tấm lòng hảo tâm, mạnh thường quân đóng góp cho Viện.
Hành lang nhỏ được tận dụng vừa là lối đi, vừa là nơi uống trà, dùng bữa và xem ti vi của các nghệ sĩ.
Căn nhà gồm một trệt, một lầu được chia thành từng phòng nhỏ, là không gian riêng của các nghệ sĩ. Trên tường đều treo kín những tấm bằng khen, hình ảnh về chặng đường hoạt động của mỗi nghệ sĩ lão thành.Góc ban công nhỏ trong phòng nghệ sĩ Thiên Kim. Sau giờ cơm chiều, các nghệ sĩ quây quần trò chuyện, cùng nhau theo dõi chương trình ti vi để giết thời gian. Nghệ sĩ Ngọc Đáng chia sẻ: "Giờ nhiều tuổi, chân tay yếu, xương khớp mỏi không đi lại được nhiều đành ngồi xem phim cho mau hết ngày thôi". Nghệ sĩ Chính Phẩm năm nay đã ngoài 90 vẫn luôn chân luôn tay với mảnh vườn nhỏ, dăm con gà, vài chú chim nhỏ.
Trước khi vào viện dưỡng lão, hầu hết những nghệ sĩ này hoặc nghèo, hoặc không nơi nương tựa, cũng có khi còn gia đình nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà không sống được. Nghệ sĩ cải lương Sơn Nam có thời gian theo đoàn đi hát khắp hai miền Nam Bắc, sau khi bị tai biến, ông chọn nơi đây làm nhà vì không muốn làm con cái phải cực thêm vì mình.
Hầu hết mọi hoạt động của Viện đều dựa vào lòng hảo tâm của các mạnh thường quân. Đây là hình ảnh về bữa cơm đạm bạc của các nghệ sĩ già tại Trại dưỡng lão nghệ sĩ.Ngày Rằm (15 âm lịch) hàng tháng, Ban quản lý tổ chức đêm sinh hoạt văn nghệ do các đoàn nghệ thuật đến biểu diễn từ thiện. Hoạt động này được duy trì đều đặn từ khi thành lập Viện, Đêm văn nghệ cũng là nơi cho các nghệ sĩ lão thành sống lại khoảnh khắc huy hoàng một thời của mình.
Viện Dưỡng lão nghệ sĩ nằm khuất trong con hẻm nhỏ ở quận 8, TP. Hồ Chí Minh. Đây là nơi nuôi dưỡng và đùm bọc 19 nghệ sĩ già có hoàn cảnh neo đơn, không nơi nương tựa. Viện được Ban ái hữu hội Nghệ sĩ thuộc Hội nghệ sĩ TP vận động xây dựng từ năm 1998.
Căn nhà nhỏ này là nơi nghỉ ngơi và sinh hoạt của 19 nghệ sĩ và ban quản lý. Thành viên Ban quản lý cũng là những nghệ sĩ lão thành và tâm huyết với hoạt động của Viện.
Các vật dụng trong viện đều là đồ đã qua sử dụng hoặc còn tốt hoặc được tận dụng để dùng khi cần thiết. Đây là những món quà được các tấm lòng hảo tâm, mạnh thường quân đóng góp cho Viện.
Hành lang nhỏ được tận dụng vừa là lối đi, vừa là nơi uống trà, dùng bữa và xem ti vi của các nghệ sĩ.
Căn nhà gồm một trệt, một lầu được chia thành từng phòng nhỏ, là không gian riêng của các nghệ sĩ.
Trên tường đều treo kín những tấm bằng khen, hình ảnh về chặng đường hoạt động của mỗi nghệ sĩ lão thành.
Góc ban công nhỏ trong phòng nghệ sĩ Thiên Kim.
Sau giờ cơm chiều, các nghệ sĩ quây quần trò chuyện, cùng nhau theo dõi chương trình ti vi để giết thời gian. Nghệ sĩ Ngọc Đáng chia sẻ: "Giờ nhiều tuổi, chân tay yếu, xương khớp mỏi không đi lại được nhiều đành ngồi xem phim cho mau hết ngày thôi".
Nghệ sĩ Chính Phẩm năm nay đã ngoài 90 vẫn luôn chân luôn tay với mảnh vườn nhỏ, dăm con gà, vài chú chim nhỏ.
Trước khi vào viện dưỡng lão, hầu hết những nghệ sĩ này hoặc nghèo, hoặc không nơi nương tựa, cũng có khi còn gia đình nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà không sống được. Nghệ sĩ cải lương Sơn Nam có thời gian theo đoàn đi hát khắp hai miền Nam Bắc, sau khi bị tai biến, ông chọn nơi đây làm nhà vì không muốn làm con cái phải cực thêm vì mình.
Hầu hết mọi hoạt động của Viện đều dựa vào lòng hảo tâm của các mạnh thường quân. Đây là hình ảnh về bữa cơm đạm bạc của các nghệ sĩ già tại Trại dưỡng lão nghệ sĩ.
Ngày Rằm (15 âm lịch) hàng tháng, Ban quản lý tổ chức đêm sinh hoạt văn nghệ do các đoàn nghệ thuật đến biểu diễn từ thiện. Hoạt động này được duy trì đều đặn từ khi thành lập Viện, Đêm văn nghệ cũng là nơi cho các nghệ sĩ lão thành sống lại khoảnh khắc huy hoàng một thời của mình.