Mới đây, tại cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Mexico 2020, thí sinh Ana Gabriela Molina thu hút sự quan tâm của khán giả khi mất hoàn toàn hai cánh tay. Đây là điều khá bất ngờ và hy hữu tại chung kết một cuộc thi sắc đẹp. Được biết, Gabriela Molina tốt nghiệp cử nhân ngành tâm lý học. Cô là một diễn giả nổi tiếng và là một người mẫu truyền cảm hứng cho nhiều người khuyết tật khác.Trong một lần trả lời phỏng vấn, Gabriela Molina chia sẻ, mục đích cô tham gia cuộc thi lần này không phải là chiếc vương miện. Gabriela cho rằng, được đứng trên sân khấu và truyền tải những thông điệp tích cực tới mọi người mới là điều mình mong muốn.Trước đó, Celina West Riel, đại diện Đan Mạch tại Hoa hậu Siêu quốc gia 2018 (ảnh trái) và Nicole Kelly - Hoa hậu bang Lowa, Mỹ 2013 (ảnh phải) cũng khiến khán giả ngạc nhiên khi khuyết tật cánh tay trái bẩm sinh và cảm phục bởi nghị lực, niềm cảm hứng mà hai người đẹp truyền tới mọi người.Tổ chức lần đầu vào năm 2008 ở Angola, cuộc thi Hoa hậu Bom mìn (Miss Landmine) mang ý nghĩa kêu gọi sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân hướng tới những nạn nhân bị thương tật do bom mìn chiến tranh. Thí sinh của Hoa hậu Bom mìn đều là những cô gái đã mất đi một hoặc hai chân hay bị những dị tật do ảnh hưởng từ bom mìn.Các thí sinh cụt chân đến với Miss Landmine vẫn tham gia các phần trình diễn như một cuộc thi nhan sắc bình thường với chiếc nạng chống chân. Bên cạnh số ít ý kiến chỉ chích cuộc thi đã xoáy vào nỗi đau của các nạn nhân chiến tranh, phần đông khán giả đều cho rằng Hoa hậu Bom mìn giúp những cô gái cụt chân hay có những khiếm khuyết khác tự tin hơn, có cơ hội được thể hiện tài năng và khẳng định bản thân mình.Tiêu chuẩn ngoại hình thon gọn, cân đối của các người đẹp xưa nay đã không còn đúng với các thí sinh của cuộc thi Hoa hậu Voi (Miss Jumbo Queen) được tổ chức thường niên tại Thái Lan. Các thí sinh tham dự cuộc thi này phải có cân nặng từ 80kg trở lên.Các nhan sắc béo phì sẽ được chấm điểm dựa trên sự hiểu biết về loài voi và sự thể hiện diện mạo, tính cách của loài động vật to lớn này. Những thí sinh nặng ký nhất của Miss Jumbo Queen nặng tới 160kg, và kỷ lục cân nặng hiện tại là 182kg.Người giành chiến thắng sẽ được trao vương miện có tên: “Con gái của voi” và sẽ có một năm đi du lịch vòng quanh đất nước Thái Lan để tham gia vào các hoạt động bảo vệ loài voi.Cuộc thi Miss Penitentiary được tổ chức ở các nhà tù Mexico, Kenya, Brazil... Thí sinh của cuộc thi là những nữ phạm nhân, không phân biệt dung nhan, tuổi tác, muốn xóa đi mặc cảm bản thân và tự tin hơn khi tái hòa nhập với cộng đồng.Nữ phạm nhân được xướng tên cho ngôi vị Miss Penitentiary là người có sắc vóc nổi trội nhất cùng câu trả lời ứng xử hay nhất, được trao sứ mệnh góp phần xây dựng cộng đồng nhân ái trong nhà tù.Cuộc thi Hoa hậu Bà bầu được tổ chức ở bang Texas, Mỹ với thí sinh là những phụ nữ mang thai từ 6 tháng trở lên. Tham dự cuộc thi này, các thí sinh muốn chứng minh rằng người phụ nữ khi mang thai vẫn có thể đẹp.Người chiến thắng của cuộc thi sẽ nhận được một dịch vụ chăm sóc tối ưu dành cho em bé.Tại Hoa hậu Venezuela 2006, thí sinh Vanessa Peretti là người phụ nữ câm điếc bẩm sinh đầu tiên tham dự cuộc thi này. Với sự trợ giúp của thông dịch viên ngôn ngữ cử chỉ và máy trợ thính, cô đã xuất sắc vượt qua phần thi vấn đáp của ban giám khảo và đăng quang ngôi vị Á hậu 2, đại diện Venezuela tại Miss International 2007. Vanessa trở thành thí sinh câm điếc đầu tiên lọt vào Top 15 của cuộc thi quốc tế này.Trong cuộc thi Hoa hậu Quốc tế 2007, đại diện của Pháp - Sophie Vouzelaud cũng là một người phụ nữ câm điếc. Đây là lần đầu tiên Hoa hậu Quốc tế hội tụ đến hai thí sinh khiếm thính tham dự. Sự kiện này thu hút sự chú ý của dư luận và truyền cảm hứng đến những phụ nữ khiếm thính khác trên thế giới.Miss Florida USA 2012 - cuộc thi cấp bang lựa chọn đại diện tham dự Miss USA từng chứng kiến sự góp mặt của Connor Boss - thí sinh khiếm thị. Mặc dù không nhìn được hơn 10 năm nay, nhưng kỹ năng giao tiếp bằng ánh mắt của Connor Boss vô cùng thành thục và có hồn.Connor Boss chia sẻ, cô mắc chứng rối loạn di truyền dẫn đến mù lòa từ khi mới 8 tuổi. Những chiếc kính hỗ trợ cho bệnh nhân mắc chứng bệnh này không giúp được gì nhiều cho Connor Boss. Suốt những năm tháng tuổi thơ, cô đã phải cố gắng để không bị lạc đường hoặc vào nhầm nhà vệ sinh nam. Vì không theo học trường dành riêng cho người khiếm thị nên Connor Boss luôn phải nỗ lực vượt bậc để theo kịp bạn bè cùng lớp. Đặc biệt, mặc dù bị khiếm thị nhưng trước Miss Florida, cô đã tham dự 11 cuộc thi sắc đẹp và giành được nhiều giải thưởng.Tại cuộc thi Hoa hậu Úc 2017, thí sinh Justine Clark được ghi nhận là thí sinh khuyết tật đầu tiên tham dự cuộc thi Hoa hậu trong lịch sử Úc. Cô phải ngồi trên xe lăn trong quá trình dự thi. Tham dự cuộc thi, Justine chia sẻ, cô muốn truyền tải tới mọi người thông điệp: "Với những người phải ngồi trên xe lăn, việc phải thi đấu quả thực là một điều vô cùng to lớn. Tôi thực sự hy vọng có thể truyền thông điệp rằng dù bạn là ai, mập mạp hay mảnh dẻ, khuyết tật hay bình thường bạn vẫn đẹp và có thể tỏa sáng".Tiếp nối sự dũng cảm của Justine Clark, trong cuộc thi Hoa hậu Bắc Carolina 2020, thí sinh Madeline Delp cũng trình diễn các phần thi của mình với chiếc xe lăn. Trước đó, cô đã từng đoạt danh hiệu Hoa hậu Xe lăn Hoa Kỳ 2017 và mong muốn trở thành người khuyết tật đầu tiên chiến thắng Hoa hậu Bắc Carolina. Kết quả chung cuộc dù chỉ lọt vào Top 10 nhưng Madeline Delp đã truyền cảm hứng tới những cô gái trẻ khác về nghị lực vươn lên và dám tỏa sáng hết mình.Xem video "Thí sinh mất hai tay thi hoa hậu". Nguồn Vietnamnet:
Mới đây, tại cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Mexico 2020, thí sinh Ana Gabriela Molina thu hút sự quan tâm của khán giả khi mất hoàn toàn hai cánh tay. Đây là điều khá bất ngờ và hy hữu tại chung kết một cuộc thi sắc đẹp. Được biết, Gabriela Molina tốt nghiệp cử nhân ngành tâm lý học. Cô là một diễn giả nổi tiếng và là một người mẫu truyền cảm hứng cho nhiều người khuyết tật khác.
Trong một lần trả lời phỏng vấn, Gabriela Molina chia sẻ, mục đích cô tham gia cuộc thi lần này không phải là chiếc vương miện. Gabriela cho rằng, được đứng trên sân khấu và truyền tải những thông điệp tích cực tới mọi người mới là điều mình mong muốn.
Trước đó, Celina West Riel, đại diện Đan Mạch tại Hoa hậu Siêu quốc gia 2018 (ảnh trái) và Nicole Kelly - Hoa hậu bang Lowa, Mỹ 2013 (ảnh phải) cũng khiến khán giả ngạc nhiên khi khuyết tật cánh tay trái bẩm sinh và cảm phục bởi nghị lực, niềm cảm hứng mà hai người đẹp truyền tới mọi người.
Tổ chức lần đầu vào năm 2008 ở Angola, cuộc thi Hoa hậu Bom mìn (Miss Landmine) mang ý nghĩa kêu gọi sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân hướng tới những nạn nhân bị thương tật do bom mìn chiến tranh. Thí sinh của Hoa hậu Bom mìn đều là những cô gái đã mất đi một hoặc hai chân hay bị những dị tật do ảnh hưởng từ bom mìn.
Các thí sinh cụt chân đến với Miss Landmine vẫn tham gia các phần trình diễn như một cuộc thi nhan sắc bình thường với chiếc nạng chống chân. Bên cạnh số ít ý kiến chỉ chích cuộc thi đã xoáy vào nỗi đau của các nạn nhân chiến tranh, phần đông khán giả đều cho rằng Hoa hậu Bom mìn giúp những cô gái cụt chân hay có những khiếm khuyết khác tự tin hơn, có cơ hội được thể hiện tài năng và khẳng định bản thân mình.
Tiêu chuẩn ngoại hình thon gọn, cân đối của các người đẹp xưa nay đã không còn đúng với các thí sinh của cuộc thi Hoa hậu Voi (Miss Jumbo Queen) được tổ chức thường niên tại Thái Lan. Các thí sinh tham dự cuộc thi này phải có cân nặng từ 80kg trở lên.
Các nhan sắc béo phì sẽ được chấm điểm dựa trên sự hiểu biết về loài voi và sự thể hiện diện mạo, tính cách của loài động vật to lớn này. Những thí sinh nặng ký nhất của Miss Jumbo Queen nặng tới 160kg, và kỷ lục cân nặng hiện tại là 182kg.
Người giành chiến thắng sẽ được trao vương miện có tên: “Con gái của voi” và sẽ có một năm đi du lịch vòng quanh đất nước Thái Lan để tham gia vào các hoạt động bảo vệ loài voi.
Cuộc thi Miss Penitentiary được tổ chức ở các nhà tù Mexico, Kenya, Brazil... Thí sinh của cuộc thi là những nữ phạm nhân, không phân biệt dung nhan, tuổi tác, muốn xóa đi mặc cảm bản thân và tự tin hơn khi tái hòa nhập với cộng đồng.
Nữ phạm nhân được xướng tên cho ngôi vị Miss Penitentiary là người có sắc vóc nổi trội nhất cùng câu trả lời ứng xử hay nhất, được trao sứ mệnh góp phần xây dựng cộng đồng nhân ái trong nhà tù.
Cuộc thi Hoa hậu Bà bầu được tổ chức ở bang Texas, Mỹ với thí sinh là những phụ nữ mang thai từ 6 tháng trở lên. Tham dự cuộc thi này, các thí sinh muốn chứng minh rằng người phụ nữ khi mang thai vẫn có thể đẹp.
Người chiến thắng của cuộc thi sẽ nhận được một dịch vụ chăm sóc tối ưu dành cho em bé.
Tại Hoa hậu Venezuela 2006, thí sinh Vanessa Peretti là người phụ nữ câm điếc bẩm sinh đầu tiên tham dự cuộc thi này. Với sự trợ giúp của thông dịch viên ngôn ngữ cử chỉ và máy trợ thính, cô đã xuất sắc vượt qua phần thi vấn đáp của ban giám khảo và đăng quang ngôi vị Á hậu 2, đại diện Venezuela tại Miss International 2007. Vanessa trở thành thí sinh câm điếc đầu tiên lọt vào Top 15 của cuộc thi quốc tế này.
Trong cuộc thi Hoa hậu Quốc tế 2007, đại diện của Pháp - Sophie Vouzelaud cũng là một người phụ nữ câm điếc. Đây là lần đầu tiên Hoa hậu Quốc tế hội tụ đến hai thí sinh khiếm thính tham dự. Sự kiện này thu hút sự chú ý của dư luận và truyền cảm hứng đến những phụ nữ khiếm thính khác trên thế giới.
Miss Florida USA 2012 - cuộc thi cấp bang lựa chọn đại diện tham dự Miss USA từng chứng kiến sự góp mặt của Connor Boss - thí sinh khiếm thị. Mặc dù không nhìn được hơn 10 năm nay, nhưng kỹ năng giao tiếp bằng ánh mắt của Connor Boss vô cùng thành thục và có hồn.
Connor Boss chia sẻ, cô mắc chứng rối loạn di truyền dẫn đến mù lòa từ khi mới 8 tuổi. Những chiếc kính hỗ trợ cho bệnh nhân mắc chứng bệnh này không giúp được gì nhiều cho Connor Boss. Suốt những năm tháng tuổi thơ, cô đã phải cố gắng để không bị lạc đường hoặc vào nhầm nhà vệ sinh nam. Vì không theo học trường dành riêng cho người khiếm thị nên Connor Boss luôn phải nỗ lực vượt bậc để theo kịp bạn bè cùng lớp. Đặc biệt, mặc dù bị khiếm thị nhưng trước Miss Florida, cô đã tham dự 11 cuộc thi sắc đẹp và giành được nhiều giải thưởng.
Tại cuộc thi Hoa hậu Úc 2017, thí sinh Justine Clark được ghi nhận là thí sinh khuyết tật đầu tiên tham dự cuộc thi Hoa hậu trong lịch sử Úc. Cô phải ngồi trên xe lăn trong quá trình dự thi. Tham dự cuộc thi, Justine chia sẻ, cô muốn truyền tải tới mọi người thông điệp: "Với những người phải ngồi trên xe lăn, việc phải thi đấu quả thực là một điều vô cùng to lớn. Tôi thực sự hy vọng có thể truyền thông điệp rằng dù bạn là ai, mập mạp hay mảnh dẻ, khuyết tật hay bình thường bạn vẫn đẹp và có thể tỏa sáng".
Tiếp nối sự dũng cảm của Justine Clark, trong cuộc thi Hoa hậu Bắc Carolina 2020, thí sinh Madeline Delp cũng trình diễn các phần thi của mình với chiếc xe lăn. Trước đó, cô đã từng đoạt danh hiệu Hoa hậu Xe lăn Hoa Kỳ 2017 và mong muốn trở thành người khuyết tật đầu tiên chiến thắng Hoa hậu Bắc Carolina. Kết quả chung cuộc dù chỉ lọt vào Top 10 nhưng Madeline Delp đã truyền cảm hứng tới những cô gái trẻ khác về nghị lực vươn lên và dám tỏa sáng hết mình.
Xem video "Thí sinh mất hai tay thi hoa hậu". Nguồn Vietnamnet: