NSND Trần Hạnh (phải) qua đời ở tuổi 92. Sinh thời, ông có nhiều cống hiến cho nghệ thuật. Theo Hà Nội mới, vì đam mê đóng kịch, ông ngày đi khâu giày, tối tập kịch tại Câu lạc bộ Thanh niên của Thành đoàn. Sau đó, ông được đạo diễn Đình Quang xin cho về Đoàn kịch Hà Nội vào năm 1959. Tiếp đó, nam nghệ sĩ thi đỗ vào lớp kịch nói khóa 1960-1964 của trường Nghệ thuật sân khấu Việt Nam. Ảnh: Tiền PhongMột trong những vai diễn ấn tượng nhất của nghệ sĩ Trần Hạnh trên sân khấu kịch là Nguyễn Trãi trong “Lam Sơn tụ nghĩa”. Theo Lao động, sinh thời, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ viết trong cuốn sách “Người Hà Nội” rằng, trong số 4 - 5 người đóng vai Nguyễn Trãi, riêng nghệ sĩ Trần Hạnh thể hiện được phong thái hào hoa của người Hà Nội. Ảnh: Kịch Hà Nội“Vai sân khấu của tôi thì nhiều nhưng vai lớn đầu tiên là vai Nguyễn Trãi đấy. Tôi tìm hiểu kỹ về cụ, đọc tài liệu, tìm hiểu rồi tập đi tập lại, có những cảnh làm việc đến đêm cơ”, nghệ sĩ Trần Hạnh chia sẻ. Ảnh: Tiền PhongNgoài ra, ông còn gây ấn tượng với vai diễn trong vở “Âm mưu và tình yêu” từng được cố Tổng Bí thư Trường Chinh khen ngợi. Ảnh: Người đưa tinNghệ sĩ Trần Hạnh còn đóng phim. Ông vào vai bố An trong “Chuyện cổ tích cho tuổi 17”, ông Cơ trong “Tướng về hưu”, ông Khiển trong “Người cầu may”, Đại tá Sinh trong “Núi rừng yên ả”, bố Lực trong “Cỏ lau”, bố Giang Minh Sài trong “Thời xa vắng”, người ông trong “Cha cõng con”, Bí thư đảng ủy trong phim “Làng nổi”, bố Mai trong phim “Hãy tha thứ cho em”. Ảnh: VOVNghệ sĩ Trần Hạnh đoạt một số giải thưởng như giải Nam diễn viên xuất sắc nhất trong phim “Nước mắt đàn bà” tại Liên hoan Phim Việt Nam năm 1996, được vinh danh ở hạng mục Giải thưởng Cống hiến cho vai diễn trong phim “Ngõ lỗ thủng” tại Liên hoan Truyền hình toàn quốc năm 2010. Ảnh: VOVNSND Hoàng Cúc chia sẻ trên Tiền Phong về diễn xuất của NSND Trần Hạnh: "Trên màn ảnh hay sân khấu, anh ấy đốt hết mình. Anh chịu khó đến mức gần như không nề hà bất kỳ một vai nào cả. Mà Trần Hạnh có cách diễn riêng, không thể nhầm lẫn. Cách diễn của anh ấy rất sâu sắc, phong cách chính kịch, không phải hài kịch… Một khi Trần Hạnh đã vào vai là bộ mặt khắc sâu, không quên được. Khi Trần Hạnh làm nghề thì không bàn, không nói được…Ảnh: VOV….Ai đã đi làm phim với Trần Hạnh thì chắc chắn một điều, anh là một thế hệ mà chúng tôi và nhất là thế hệ trẻ bây giờ phải học khủng khiếp. Trần Hạnh nghiên cứu kỹ lắm. Ra một cái người ta thấy chất vai luôn. Trong “Tướng về hưu” tôi đóng với anh vài phân đoạn thôi nhưng chắc chắn lắm, cảm giác nghệ sĩ như một đá tảng. Chỉ cần một ánh mắt của anh đã đầy hàm ý”. Trong ảnh, nghệ sĩ Hoàng Cúc đóng “Tướng về hưu”. Ảnh: Thể thao văn hóaỞ tuổi xế chiều, nghệ sĩ Trần Hạnh vẫn miệt mài đóng phim. "Tôi mê diễn lắm, dù vất vả nhưng chưa bao giờ chán. Kiếp sau mà còn được làm người, tôi vẫn muốn làm nghề này. Vì nghề này được sống nhiều nhân vật, nay ông này mai ông kia, nay tích cực mai lại tiêu cực, thú vị lắm”, ông từng chia sẻ. Ảnh: FB Mai Thu HuyềnXem trailer phim "Bão qua làng" có sự tham gia của nghệ sĩ Trần Hạnh. Nguồn VFC
NSND Trần Hạnh (phải) qua đời ở tuổi 92. Sinh thời, ông có nhiều cống hiến cho nghệ thuật. Theo Hà Nội mới, vì đam mê đóng kịch, ông ngày đi khâu giày, tối tập kịch tại Câu lạc bộ Thanh niên của Thành đoàn. Sau đó, ông được đạo diễn Đình Quang xin cho về Đoàn kịch Hà Nội vào năm 1959. Tiếp đó, nam nghệ sĩ thi đỗ vào lớp kịch nói khóa 1960-1964 của trường Nghệ thuật sân khấu Việt Nam. Ảnh: Tiền Phong
Một trong những vai diễn ấn tượng nhất của nghệ sĩ Trần Hạnh trên sân khấu kịch là Nguyễn Trãi trong “Lam Sơn tụ nghĩa”. Theo Lao động, sinh thời, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ viết trong cuốn sách “Người Hà Nội” rằng, trong số 4 - 5 người đóng vai Nguyễn Trãi, riêng nghệ sĩ Trần Hạnh thể hiện được phong thái hào hoa của người Hà Nội. Ảnh: Kịch Hà Nội
“Vai sân khấu của tôi thì nhiều nhưng vai lớn đầu tiên là vai Nguyễn Trãi đấy. Tôi tìm hiểu kỹ về cụ, đọc tài liệu, tìm hiểu rồi tập đi tập lại, có những cảnh làm việc đến đêm cơ”, nghệ sĩ Trần Hạnh chia sẻ. Ảnh: Tiền Phong
Ngoài ra, ông còn gây ấn tượng với vai diễn trong vở “Âm mưu và tình yêu” từng được cố Tổng Bí thư Trường Chinh khen ngợi. Ảnh: Người đưa tin
Nghệ sĩ Trần Hạnh còn đóng phim. Ông vào vai bố An trong “Chuyện cổ tích cho tuổi 17”, ông Cơ trong “Tướng về hưu”, ông Khiển trong “Người cầu may”, Đại tá Sinh trong “Núi rừng yên ả”, bố Lực trong “Cỏ lau”, bố Giang Minh Sài trong “Thời xa vắng”, người ông trong “Cha cõng con”, Bí thư đảng ủy trong phim “Làng nổi”, bố Mai trong phim “Hãy tha thứ cho em”. Ảnh: VOV
Nghệ sĩ Trần Hạnh đoạt một số giải thưởng như giải Nam diễn viên xuất sắc nhất trong phim “Nước mắt đàn bà” tại Liên hoan Phim Việt Nam năm 1996, được vinh danh ở hạng mục Giải thưởng Cống hiến cho vai diễn trong phim “Ngõ lỗ thủng” tại Liên hoan Truyền hình toàn quốc năm 2010. Ảnh: VOV
NSND Hoàng Cúc chia sẻ trên Tiền Phong về diễn xuất của NSND Trần Hạnh: "Trên màn ảnh hay sân khấu, anh ấy đốt hết mình. Anh chịu khó đến mức gần như không nề hà bất kỳ một vai nào cả. Mà Trần Hạnh có cách diễn riêng, không thể nhầm lẫn. Cách diễn của anh ấy rất sâu sắc, phong cách chính kịch, không phải hài kịch… Một khi Trần Hạnh đã vào vai là bộ mặt khắc sâu, không quên được. Khi Trần Hạnh làm nghề thì không bàn, không nói được…Ảnh: VOV
….Ai đã đi làm phim với Trần Hạnh thì chắc chắn một điều, anh là một thế hệ mà chúng tôi và nhất là thế hệ trẻ bây giờ phải học khủng khiếp. Trần Hạnh nghiên cứu kỹ lắm. Ra một cái người ta thấy chất vai luôn. Trong “Tướng về hưu” tôi đóng với anh vài phân đoạn thôi nhưng chắc chắn lắm, cảm giác nghệ sĩ như một đá tảng. Chỉ cần một ánh mắt của anh đã đầy hàm ý”. Trong ảnh, nghệ sĩ Hoàng Cúc đóng “Tướng về hưu”. Ảnh: Thể thao văn hóa
Ở tuổi xế chiều, nghệ sĩ Trần Hạnh vẫn miệt mài đóng phim. "Tôi mê diễn lắm, dù vất vả nhưng chưa bao giờ chán. Kiếp sau mà còn được làm người, tôi vẫn muốn làm nghề này. Vì nghề này được sống nhiều nhân vật, nay ông này mai ông kia, nay tích cực mai lại tiêu cực, thú vị lắm”, ông từng chia sẻ. Ảnh: FB Mai Thu Huyền
Xem trailer phim "Bão qua làng" có sự tham gia của nghệ sĩ Trần Hạnh. Nguồn VFC