Nhiều nền văn hóa có sự cuồng tín con số 7 khác nhau. Trong đó, nhà toán học Pytago sáng lập trường phái Thuật số. Trong đó, Pytago nhận định số 7 là con số về những điều huyền bí, thần kỳ. Trong cuốn sách "Vận mệnh đời người qua thuật số phương Tây" viết: “Nó là con số linh thiêng đối với các hội thần bí của Ấn giáo, Ai Cập, Hy Lạp, Do Thái cổ và cả Trung Quốc.Số 7 "thần thánh" xuất hiện trong Kinh Thánh và đạo Thiên Chúa. Theo đó, Chúa được khắc họa với 7 tia sáng ở giữa 6 tia sáng tạo. Hơn nữa, Đức chúa trời đã dùng 7 ngày để sáng tạo nên vũ trụ.Eva cũng được Chúa trời tạo ra từ xương sườn thứ 7 của Adam trong khi đó Adam được “tạo ra” vào ngày 7/10 (ngày đầu tiên của Tishri - tháng 7 theo lịch Do Thái).Đối với người dân Nhật Bản, số 7 là con số may mắn. Con số này có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân. Theo Phật giáo, một người có thể được tái sinh 7 lần trước khi vào được cõi Niết Bàn.Trong văn hóa Nhật Bản có đề cập đến “7 vị thần may mắn”. Theo đó, Ebisu là thần phù hộ người đi biển và nhà nông; Daikoku - thần của thương nghiệp và của cải, mùa màng, Bishamon - thần bảo vệ Phật giáo và hòa bình, Benten - thần của kiến thức, tài biện luận, âm nhạc và cái đẹp, Fukurokuju - thần Phúc-Lộc-Thọ, Juroji - vị thần của sức khỏe, sự trường sinh và trí tuệ, vị thần thứ 7 - Hotei - thần của tiền tài, phước lộc và sự thịnh vượng.Số 7 cũng gắn liền với lễ kỉ niệm sự sống và cái chết của con người Nhật Bản. Theo đó, người dân xứ sở hoa anh đào thường tổ chức lễ mừng 7 ngày sau sinh của trẻ con.Ngược lại, người dân Nhật Bản quan niệm 7 ngày là khoảng thời gian cần thiết để linh hồn người chết về với cõi âm. Trong dịp Tết, người Nhật có tục lệ ăn cháo chay Nanakusagayu. Loại cháo này được nấu từ 7 loại rau quả để cầu chúc sức khỏe.Trong đạo Phật, số 7 mang ý nghĩa là đặc biệt. Theo đó, từ khi sinh ra, Đức Phật bước 7 bước, nở ra 7 đóa hoa sen. Đến khi chết, con người bị đày xuống 7 tầng địa ngục và để cúng cho người đã mất người ta lấy bội số của 7 là 49 ngày.Đối với người Trung Quốc, số 7 tượng trưng cho sự bỏ rơi và tức giận và cái chết. Tuy nhiên, theo Lão giáo, số 7 đại diện cho “Tao”, có sự liên hệ chặt chẽ với lòng tốt và cái đẹp.Ở nhiều nước phương Đông, số 7 được coi là số kém may mắn và gắn liền tháng 7 âm lịch. Theo đó, tháng 7 âm lịch còn được gọi là tháng cô hồn. Theo quan niệm dân gian, cứ vào ngày 2/7 âm lịch hàng năm, Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan để ma quỷ tự do đi lại trên dương thế và phải trở về vào đêm 14/7 trước khi cửa âm phủ đóng lại.Chính vì vậy, người ta mới gọi tháng 7 là tháng cô hồn, tháng của ma quỷ. Chính vì vậy, người dân thường tránh làm các công việc trọng đại trong tháng 7 âm lịch như: cưới hỏi, khởi công xây dựng, mua sắm, đi xa…Số 7 cũng có ý nghĩa quan trọng trong đám cưới của người Hindu. Theo đó, những cặp vợ chồng mới cưới thường phải đi 7 bước vòng quanh một đám lửa. Theo quan niệm truyền thống, khi kết hôn thì mối nhân duyên giữa 2 người sẽ kéo dài đến 7 kiếp. Do vậy, số 7 tượng trưng cho tình yêu vĩnh cửu.
Nhiều nền văn hóa có sự cuồng tín con số 7 khác nhau. Trong đó, nhà toán học Pytago sáng lập trường phái Thuật số. Trong đó, Pytago nhận định số 7 là con số về những điều huyền bí, thần kỳ. Trong cuốn sách "Vận mệnh đời người qua thuật số phương Tây" viết: “Nó là con số linh thiêng đối với các hội thần bí của Ấn giáo, Ai Cập, Hy Lạp, Do Thái cổ và cả Trung Quốc.
Số 7 "thần thánh" xuất hiện trong Kinh Thánh và đạo Thiên Chúa. Theo đó, Chúa được khắc họa với 7 tia sáng ở giữa 6 tia sáng tạo. Hơn nữa, Đức chúa trời đã dùng 7 ngày để sáng tạo nên vũ trụ.
Eva cũng được Chúa trời tạo ra từ xương sườn thứ 7 của Adam trong khi đó Adam được “tạo ra” vào ngày 7/10 (ngày đầu tiên của Tishri - tháng 7 theo lịch Do Thái).
Đối với người dân Nhật Bản, số 7 là con số may mắn. Con số này có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân. Theo Phật giáo, một người có thể được tái sinh 7 lần trước khi vào được cõi Niết Bàn.
Trong văn hóa Nhật Bản có đề cập đến “7 vị thần may mắn”. Theo đó, Ebisu là thần phù hộ người đi biển và nhà nông; Daikoku - thần của thương nghiệp và của cải, mùa màng, Bishamon - thần bảo vệ Phật giáo và hòa bình, Benten - thần của kiến thức, tài biện luận, âm nhạc và cái đẹp, Fukurokuju - thần Phúc-Lộc-Thọ, Juroji - vị thần của sức khỏe, sự trường sinh và trí tuệ, vị thần thứ 7 - Hotei - thần của tiền tài, phước lộc và sự thịnh vượng.
Số 7 cũng gắn liền với lễ kỉ niệm sự sống và cái chết của con người Nhật Bản. Theo đó, người dân xứ sở hoa anh đào thường tổ chức lễ mừng 7 ngày sau sinh của trẻ con.
Ngược lại, người dân Nhật Bản quan niệm 7 ngày là khoảng thời gian cần thiết để linh hồn người chết về với cõi âm. Trong dịp Tết, người Nhật có tục lệ ăn cháo chay Nanakusagayu. Loại cháo này được nấu từ 7 loại rau quả để cầu chúc sức khỏe.
Trong đạo Phật, số 7 mang ý nghĩa là đặc biệt. Theo đó, từ khi sinh ra, Đức Phật bước 7 bước, nở ra 7 đóa hoa sen. Đến khi chết, con người bị đày xuống 7 tầng địa ngục và để cúng cho người đã mất người ta lấy bội số của 7 là 49 ngày.
Đối với người Trung Quốc, số 7 tượng trưng cho sự bỏ rơi và tức giận và cái chết. Tuy nhiên, theo Lão giáo, số 7 đại diện cho “Tao”, có sự liên hệ chặt chẽ với lòng tốt và cái đẹp.
Ở nhiều nước phương Đông, số 7 được coi là số kém may mắn và gắn liền tháng 7 âm lịch. Theo đó, tháng 7 âm lịch còn được gọi là tháng cô hồn. Theo quan niệm dân gian, cứ vào ngày 2/7 âm lịch hàng năm, Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan để ma quỷ tự do đi lại trên dương thế và phải trở về vào đêm 14/7 trước khi cửa âm phủ đóng lại.
Chính vì vậy, người ta mới gọi tháng 7 là tháng cô hồn, tháng của ma quỷ. Chính vì vậy, người dân thường tránh làm các công việc trọng đại trong tháng 7 âm lịch như: cưới hỏi, khởi công xây dựng, mua sắm, đi xa…
Số 7 cũng có ý nghĩa quan trọng trong đám cưới của người Hindu. Theo đó, những cặp vợ chồng mới cưới thường phải đi 7 bước vòng quanh một đám lửa. Theo quan niệm truyền thống, khi kết hôn thì mối nhân duyên giữa 2 người sẽ kéo dài đến 7 kiếp. Do vậy, số 7 tượng trưng cho tình yêu vĩnh cửu.