Nhiều sự tích cho rằng, bánh trôi, bánh chay có từ thời Hùng Vương, và
tục làm bánh trôi, bánh chay để nhắc lại sự tích “bọc trăm trứng” của bà
Âu Cơ. Cùng là “bảy nổi, ba chìm” nhưng món bánh trôi, bánh chay
trong dịp Tết Hàn thực của người Việt Nam lại có những sự khác lạ khi
qua các vùng miền, địa phương trong cả nước. Để làm bánh trôi,
bánh chay ngon và đẹp, phải chọn được nếp cái hoa vàng, thứ gạo tròn
hạt, đều tay, như các cụ thường nói “nếp đếm trăm được”. Cứ chín
phần nếp, cho một phần tẻ hoặc cùng lắm là cho đến non hai phần tẻ. Bởi
nếu ít tẻ thì bánh dính và chảy, không thành hình tròn đẹp, mà nhiều
quá thì lại bị cứng bánh, ăn dai mất ngon. Gạo nếp lẫn gạo tẻ vo
sạch, ngâm mềm, vo sơ lại cho sạch rồi đem xay nhuyễn trong cối xay có
cho nước vào từ từ, trút bột nước vào túi vải treo lên cho ráo nước,
nhào lại bột cho thật dẻo, mịn.
Nên chọn loại giống đỗ tiêu, hạt nhỏ, thơm, đem hấp chín tơi, giã mịn,
trộn với đường kính trắng làm nhân bánh chay. Đỗ xanh ngâm mềm, đãi sạch
vỏ, hấp hoặc đồ chín, xúc ra đem giã nhuyễn, chừa lại một ít chưa giã
để trang trí. Xào phần đỗ xanh đã giã với đường, vê lại bằng cỡ nhỏ hơn
viên bánh trôi một chút. Quấy bột sắn dây hoặc bột đao với nước
pha đường, kèm một chút nước gừng, đun nhỏ lửa, đảo đều tay cho bột hơi
sánh lại và không bị cháy khét ở đáy nồi. Đường làm nhân bánh
trôi ngon nhất là loại đường phên Dương Liễu, Cát Quế, chặt thành những
viên nhỏ như hạt lựu, làm nhân bánh trôi. Khi vê bánh tròn, đặt
bánh lên một tấm vải khô sạch để hút nước để tránh cho bánh bị méo khi
thả vào nước luộc. Nồi nước luộc nên để nhiều nước, đun nhỏ lửa. Nên có
một nồi nước đun sôi để nguội bên cạnh, khi bánh trôi chín nhúng vào
nước nguội để vớt ra đĩa. Tùy theo sở thích của mỗi người, có
thể rắc thêm vài sợi dừa nạo nhỏ, hoặc dăm hạt đỗ xanh thổi chín còn
nguyên hình hoa cau. Bát bánh sẽ trông như một đóa hoa cánh trắng, nhụy
vàng, phủ dưới làn nước trong và thơm ngát.Một số địa phương chỉ làm bánh trôi, không làm bánh chay trong ngày Tết
Hàn thực. Thay vì nhân đường mật ngọt, ở một số tỉnh miền núi phía Bắc
như Cao Bằng, Lạng Sơn… bánh trôi thường có nhân bằng hột lạc, chan với
nước đường gừng, và được gọi với cái tên: “Coóng phù”. Người Hà
Nội vốn thanh lịch và tinh tế nên trong cách làm bánh và thưởng thức
cũng có đôi chút cầu kỳ. Bánh chay được đựng trong bát, chan thêm một
chút chè đường quấy với bột đao hay bột sắn dây ướp hoa bưởi. Người
ta gom hoa bưởi sạch đem ướp cùng lớp bột sắn dây trắng phau đã được
phơi khô. Hương hoa thấm đượm vào từng lớp bột để rồi lại dùng
thứ bột đã được hòa trộn cùng hương hoa nấu nước chè, làm dậy lên ở bát
bánh chay vị ngọt dịu, thanh mát, đúng chất cổ truyền. Đĩa bánh trôi cũng vậy, người dân Hà thành thường thêm chút tinh dầu
hoa bưởi, rắc chút dừa nạo lên trên, đĩa bánh không chỉ đẹp mắt mà khi
thưởng thức, nó trôi tuột một cách nhẹ vào trong, đọng lại dư vị mà ta
nhớ mãi.Dù chỉ là thành phần phụ trong nguyên liệu chế biến bánh trôi, bánh
chay, nhưng nếu thiếu đi mùi hương của hoa bưởi, bánh sẽ không còn mang
vị của tiết trời tháng 3, người thưởng thức sẽ không cảm nhận được đúng
vị của món bánh trong ngày Tết này. Thế mới thấy được hết cái tinh tế,
cái hồn trong nét ẩm thực người Tràng An.
Nhiều sự tích cho rằng, bánh trôi, bánh chay có từ thời Hùng Vương, và
tục làm bánh trôi, bánh chay để nhắc lại sự tích “bọc trăm trứng” của bà
Âu Cơ.
Cùng là “bảy nổi, ba chìm” nhưng món bánh trôi, bánh chay
trong dịp Tết Hàn thực của người Việt Nam lại có những sự khác lạ khi
qua các vùng miền, địa phương trong cả nước.
Để làm bánh trôi,
bánh chay ngon và đẹp, phải chọn được nếp cái hoa vàng, thứ gạo tròn
hạt, đều tay, như các cụ thường nói “nếp đếm trăm được”.
Cứ chín
phần nếp, cho một phần tẻ hoặc cùng lắm là cho đến non hai phần tẻ. Bởi
nếu ít tẻ thì bánh dính và chảy, không thành hình tròn đẹp, mà nhiều
quá thì lại bị cứng bánh, ăn dai mất ngon.
Gạo nếp lẫn gạo tẻ vo
sạch, ngâm mềm, vo sơ lại cho sạch rồi đem xay nhuyễn trong cối xay có
cho nước vào từ từ, trút bột nước vào túi vải treo lên cho ráo nước,
nhào lại bột cho thật dẻo, mịn.
Nên chọn loại giống đỗ tiêu, hạt nhỏ, thơm, đem hấp chín tơi, giã mịn,
trộn với đường kính trắng làm nhân bánh chay. Đỗ xanh ngâm mềm, đãi sạch
vỏ, hấp hoặc đồ chín, xúc ra đem giã nhuyễn, chừa lại một ít chưa giã
để trang trí. Xào phần đỗ xanh đã giã với đường, vê lại bằng cỡ nhỏ hơn
viên bánh trôi một chút.
Quấy bột sắn dây hoặc bột đao với nước
pha đường, kèm một chút nước gừng, đun nhỏ lửa, đảo đều tay cho bột hơi
sánh lại và không bị cháy khét ở đáy nồi.
Đường làm nhân bánh
trôi ngon nhất là loại đường phên Dương Liễu, Cát Quế, chặt thành những
viên nhỏ như hạt lựu, làm nhân bánh trôi.
Khi vê bánh tròn, đặt
bánh lên một tấm vải khô sạch để hút nước để tránh cho bánh bị méo khi
thả vào nước luộc. Nồi nước luộc nên để nhiều nước, đun nhỏ lửa. Nên có
một nồi nước đun sôi để nguội bên cạnh, khi bánh trôi chín nhúng vào
nước nguội để vớt ra đĩa.
Tùy theo sở thích của mỗi người, có
thể rắc thêm vài sợi dừa nạo nhỏ, hoặc dăm hạt đỗ xanh thổi chín còn
nguyên hình hoa cau. Bát bánh sẽ trông như một đóa hoa cánh trắng, nhụy
vàng, phủ dưới làn nước trong và thơm ngát.
Một số địa phương chỉ làm bánh trôi, không làm bánh chay trong ngày Tết
Hàn thực. Thay vì nhân đường mật ngọt, ở một số tỉnh miền núi phía Bắc
như Cao Bằng, Lạng Sơn… bánh trôi thường có nhân bằng hột lạc, chan với
nước đường gừng, và được gọi với cái tên: “Coóng phù”.
Người Hà
Nội vốn thanh lịch và tinh tế nên trong cách làm bánh và thưởng thức
cũng có đôi chút cầu kỳ. Bánh chay được đựng trong bát, chan thêm một
chút chè đường quấy với bột đao hay bột sắn dây ướp hoa bưởi.
Người
ta gom hoa bưởi sạch đem ướp cùng lớp bột sắn dây trắng phau đã được
phơi khô. Hương hoa thấm đượm vào từng lớp bột để rồi lại dùng
thứ bột đã được hòa trộn cùng hương hoa nấu nước chè, làm dậy lên ở bát
bánh chay vị ngọt dịu, thanh mát, đúng chất cổ truyền.
Đĩa bánh trôi cũng vậy, người dân Hà thành thường thêm chút tinh dầu
hoa bưởi, rắc chút dừa nạo lên trên, đĩa bánh không chỉ đẹp mắt mà khi
thưởng thức, nó trôi tuột một cách nhẹ vào trong, đọng lại dư vị mà ta
nhớ mãi.
Dù chỉ là thành phần phụ trong nguyên liệu chế biến bánh trôi, bánh
chay, nhưng nếu thiếu đi mùi hương của hoa bưởi, bánh sẽ không còn mang
vị của tiết trời tháng 3, người thưởng thức sẽ không cảm nhận được đúng
vị của món bánh trong ngày Tết này. Thế mới thấy được hết cái tinh tế,
cái hồn trong nét ẩm thực người Tràng An.