Thiên tình sử Salim và Anarkali trở thành một câu chuyện tình yêu nổi tiếng thế giới. Salim là con trai của Hoàng đế Mughal vĩ đại Akbar. Anh đã có mối tình sét đánh với cô gái lầu xanh Anarkali. Salim bị mê hoặc bởi sắc đẹp của Anarkali và yêu nàng ngay từ cái nhìn đầu tiên.Tuy nhiên, hoàng đế Akbar không thể chấp nhận sự thật rằng con trai mình lại đem lòng yêu một cô gái có xuất thân hèn kém. Do vậy, Hoàng đế bắt đầu gây áp lực lên Salim, buộc con trai từ bỏ tình yêu với Anarkali.Ông đã nghĩ ra mọi mưu kế khiến hình tượng của Anarkali sụp đổ trong mắt của vị hoàng tử trẻ tuổi si tình. Khi biết được kế hoạch của vua cha, Salim ngay lập tức tuyên chiến với ông. Tuy nhiên, lực lượng quân đội hùng hậu của vua Akbar đã khiến hoàng tử trẻ si tình không thể kháng cự được và nhanh chóng gặp thất bại.Salim bị đánh bại rồi sau đó phải nhận bản án tử hình vì chống đối lệnh vua cha. Đúng lúc này, nàng Anarkali xuất hiện và tuyên bố không yêu Salim nhằm cứu sống tính mạng của người yêu. Cuối cùng, Anarkali bị chôn sống ngay trước mắt hoàng tử Salim.
Napoleon và Josephine. Napoleon là một nhà lãnh đạo quân sự và chính trị người Pháp nổi tiếng trong giai đoạn sau khi diễn ra cuộc Cách mạng Pháp và cuộc chiến tranh khắp châu Âu. Thiên tài quân sự này đã có mối tình lãng mạn với góa phụ của tướng Alexandre de Beauharnais là Josephine.Napoleon gặp Josephine lần đầu tiên vào mùa thu năm 1797. Ngay từ cuộc gặp gỡ đầu tiên ấy, Napoleon đã si mê quả phụ quyến rũ. Nhưng trong mắt của Josephine, Napoleon - người đàn ông kém bà 6 tuổi lại không mấy hấp dẫn.
Mặc dù Josephine có lối sống khá hời hợt, thiếu chiều sâu nhưng Napoleon vẫn cuồng si và yêu bà nồng nhiệt. Trái lại, Josephine không yêu Napoleon như tình yêu ông dành cho bà, dù là từ giây phút đầu tiên cho đến những sau này khi hai người đã thành vợ chồng.Napoleon vẫn quyết định tổ chức một đám cưới long trọng tại Paris. Khi đó, ông 27 tuổi, Josephine 33 tuổi. Sau ngày cưới, ông phải cầm quân sang Italy nên không có thời gian hưởng tuần trăng mật với vợ mới cưới. Trong thời gian ở Italy, Napoleon viết rất nhiều thư cho Josephine mà không nhận được hồi âm. Ngay cả khi ông muốn vợ đến Italy, Josephine vẫn từ chối vì không muốn rời xa thủ đô Paris hoa lệ và đặc biệt là không muốn xa tình nhân Hippolyte Charles.Vì Josephine không thể sinh con cho mình, nhà quân sự tài ba đã quyết định ly dị vào tháng 12/1809. Ông cho rằng, đó là điều tốt nhất cho nước Pháp. Sau khi Josephine qua đời vì cảm lạnh, Napoleon đã tự nhốt mình trong phòng 2 ngày liền để tưởng nhớ bà. Mặc dù biết người vợ cũ không chung thủy nhưng trước khi chết Napoleon được cho là đã nói những từ cuối cùng có liên quan đến mối tình si mà ông dành cho Josephine: " Pháp, quân đội, người đứng đầu quân đội, Josephine".Layla và Majnun. Nizami ở Ganje là nhà thơ hàng đầu thời trung cổ của Iran nổi tiếng với với bài thơ lãng mạn "Layla và Majnun". Ông đã lấy cảm hứng từ một huyền thoại Arập.Layla và Majnun là một câu chuyện cổ tích về mối tình bi thương, yêu nhau nhưng không đến được với nhau. Câu chuyện tình cảm động của họ đã được dịch sang nhiều thứ tiếng. Layla và Qays đã phải lòng nhau từ khi còn đi học. Tình yêu của họ bị hai gia đình ngăn cản và giám sát chặt chẽ khiến hai người không có cơ hội gặp gỡ nhau. Bí bách vì bị gia đình hai bên ngăn cản, Qays đã tự đày đọa bản thân khi đến một sa mạc sống giữa bầy thú. Khi đó, Qays không thiết ăn uống và cơ thể ngày càng héo mòn, ốm yếu. Với những hành động lập dị, người dân thời đó gọi Qays là Majnun (có nghĩa là kẻ điên).
Về sau, Majnun kết bạn với Bedouin. Người này lớn tuổi hơn Qays và hứa sẽ giúp anh lấy được Layla. Bedouin đã phát động một chiến tranh tấn công bộ tộc của Layla và giành được thắng lợi. Mặc dù thắng trận nhưng cha của Layla từ chối gả con gái cho Majnun vì những hành vi lỗ mãng, điên khùng của anh.Sau đó, Layla kết hôn với một người đàn ông khác. Sau cái chết của chồng Layla, Bedouin đã thu xếp một cuộc gặp giữa nàng với Majnun. Tuy nhiên, cả hai không bao giờ tái hợp khi còn sống. Mãi tới lúc chết, họ được chôn cất cạnh nhau.Pyramus và Thisbe. Đây là một câu chuyện tình đầy bi thương giữa Pyramus và Thisbe. Pyramus là chàng trai tuấn tú và là bạn thuở thiếu thời của Thisbe. Cô là trinh nữ trong sáng nhất ở Babylon. Cả hai sống cạnh nhà nhau và nhanh chóng trở thành đôi bạn thanh mai trúc mã.
Tuy nhiên, cha mẹ hai bên cực lực phản đối chuyện hai người yêu nhau. Vì vậy, một đêm ngay trước khi bình minh ló rạng, trong khi mọi người vẫn còn say giấc nồng, họ quyết định bỏ nhà ra đi để tìm chân trời hạnh phúc mới. Họ hẹn gặp nhau tại một cánh đồng lân cận, gần một cây dâu tằm. Thisbe tới chỗ hẹn trước. Trong lúc ngồi đợi người yêu, cô nhìn thấy một con sư tử đang tới gần dòng suối gần đó để uống nước. Khi nhìn thấy hàm răng con mãnh thú đầy máu, Thisbe đã vô cùng sợ hãi và chạy tới trốn trong một hốc đá liền kề.
Trong lúc di chuyển, Thisbe vô tình để rơi tấm mạng che mặt. Con sư tử tới gần đó và ngậm tấm mạng trong hàm răng đầy máu của mình. Đúng lúc ấy, Pyramus tới chỗ hẹn gặp người yêu thì nhìn thấy con sư tử đang gặm mạng che mặt của Thisbe. Pyramus sụp xuống đau khổ vì nghĩ rằng đã mất người yêu. Chàng tự kết liễu cuộc đời bằng chính thanh kiếm của mình.Thisbe không hề hay biết chuyện khủng khiếp ấy. Sau khi thấy con sư tử rời đi, cô ra khỏi hốc đá và rụng rời chân tay khi nhìn thấy Pyramus tự sát. Quá đau khổ, tuyệt vọng, Thisbe cũng tự vẫn bằng chính thanh kiếm của Pyramus.
Chuyện tình hạnh phúc của Shah Jahan và Mumtaz Mahal. Năm 1612, Arjumand Banu đã kết hôn với hoàng đế Shah Jahan (15 tuổi) của đế chế Mughal. Sau khi kết hôn, cô đổi tên thành Mumtaz Mahal. Cuộc hôn nhân của hai người vô cùng hạnh phúc.Mumtaz Mahal đã sinh cho hoàng đế 14 người con và trở thành hoàng hậu được sủng ái nhất trong số những người vợ của hoàng đế Shah Jahan. Sau khi hoàng hậu Mumtaz qua đời năm 1929, hoàng đế Shah Jahan vô cùng đau khổ và quyết tâm xây dựng một công trình tưởng niệm kỳ vĩ nhất thế giới để tưởng nhớ đến người vợ yêu dấu của mình.
Sau gần 20 năm, 20.000 nhân công và 1.000 con voi đã hoàn thiện lăng Taj Mahal. Sau khi qua đời, hoàng đế Shah Jahan được chôn cất cạnh người vợ mà ông yêu nhất ở trong lăng Taj Mahal.
Thiên tình sử Salim và Anarkali trở thành một câu chuyện tình yêu nổi tiếng thế giới. Salim là con trai của Hoàng đế Mughal vĩ đại Akbar. Anh đã có mối tình sét đánh với cô gái lầu xanh Anarkali. Salim bị mê hoặc bởi sắc đẹp của Anarkali và yêu nàng ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Tuy nhiên, hoàng đế Akbar không thể chấp nhận sự thật rằng con trai mình lại đem lòng yêu một cô gái có xuất thân hèn kém. Do vậy, Hoàng đế bắt đầu gây áp lực lên Salim, buộc con trai từ bỏ tình yêu với Anarkali.
Ông đã nghĩ ra mọi mưu kế khiến hình tượng của Anarkali sụp đổ trong mắt của vị hoàng tử trẻ tuổi si tình. Khi biết được kế hoạch của vua cha, Salim ngay lập tức tuyên chiến với ông. Tuy nhiên, lực lượng quân đội hùng hậu của vua Akbar đã khiến hoàng tử trẻ si tình không thể kháng cự được và nhanh chóng gặp thất bại.
Salim bị đánh bại rồi sau đó phải nhận bản án tử hình vì chống đối lệnh vua cha. Đúng lúc này, nàng Anarkali xuất hiện và tuyên bố không yêu Salim nhằm cứu sống tính mạng của người yêu. Cuối cùng, Anarkali bị chôn sống ngay trước mắt hoàng tử Salim.
Napoleon và Josephine. Napoleon là một nhà lãnh đạo quân sự và chính trị người Pháp nổi tiếng trong giai đoạn sau khi diễn ra cuộc Cách mạng Pháp và cuộc chiến tranh khắp châu Âu. Thiên tài quân sự này đã có mối tình lãng mạn với góa phụ của tướng Alexandre de Beauharnais là Josephine.
Napoleon gặp Josephine lần đầu tiên vào mùa thu năm 1797. Ngay từ cuộc gặp gỡ đầu tiên ấy, Napoleon đã si mê quả phụ quyến rũ. Nhưng trong mắt của Josephine, Napoleon - người đàn ông kém bà 6 tuổi lại không mấy hấp dẫn.
Mặc dù Josephine có lối sống khá hời hợt, thiếu chiều sâu nhưng Napoleon vẫn cuồng si và yêu bà nồng nhiệt. Trái lại, Josephine không yêu Napoleon như tình yêu ông dành cho bà, dù là từ giây phút đầu tiên cho đến những sau này khi hai người đã thành vợ chồng.
Napoleon vẫn quyết định tổ chức một đám cưới long trọng tại Paris. Khi đó, ông 27 tuổi, Josephine 33 tuổi. Sau ngày cưới, ông phải cầm quân sang Italy nên không có thời gian hưởng tuần trăng mật với vợ mới cưới. Trong thời gian ở Italy, Napoleon viết rất nhiều thư cho Josephine mà không nhận được hồi âm. Ngay cả khi ông muốn vợ đến Italy, Josephine vẫn từ chối vì không muốn rời xa thủ đô Paris hoa lệ và đặc biệt là không muốn xa tình nhân Hippolyte Charles.
Vì Josephine không thể sinh con cho mình, nhà quân sự tài ba đã quyết định ly dị vào tháng 12/1809. Ông cho rằng, đó là điều tốt nhất cho nước Pháp. Sau khi Josephine qua đời vì cảm lạnh, Napoleon đã tự nhốt mình trong phòng 2 ngày liền để tưởng nhớ bà. Mặc dù biết người vợ cũ không chung thủy nhưng trước khi chết Napoleon được cho là đã nói những từ cuối cùng có liên quan đến mối tình si mà ông dành cho Josephine: " Pháp, quân đội, người đứng đầu quân đội, Josephine".
Layla và Majnun. Nizami ở Ganje là nhà thơ hàng đầu thời trung cổ của Iran nổi tiếng với với bài thơ lãng mạn "Layla và Majnun". Ông đã lấy cảm hứng từ một huyền thoại Arập.
Layla và Majnun là một câu chuyện cổ tích về mối tình bi thương, yêu nhau nhưng không đến được với nhau. Câu chuyện tình cảm động của họ đã được dịch sang nhiều thứ tiếng. Layla và Qays đã phải lòng nhau từ khi còn đi học. Tình yêu của họ bị hai gia đình ngăn cản và giám sát chặt chẽ khiến hai người không có cơ hội gặp gỡ nhau.
Bí bách vì bị gia đình hai bên ngăn cản, Qays đã tự đày đọa bản thân khi đến một sa mạc sống giữa bầy thú. Khi đó, Qays không thiết ăn uống và cơ thể ngày càng héo mòn, ốm yếu. Với những hành động lập dị, người dân thời đó gọi Qays là Majnun (có nghĩa là kẻ điên).
Về sau, Majnun kết bạn với Bedouin. Người này lớn tuổi hơn Qays và hứa sẽ giúp anh lấy được Layla. Bedouin đã phát động một chiến tranh tấn công bộ tộc của Layla và giành được thắng lợi. Mặc dù thắng trận nhưng cha của Layla từ chối gả con gái cho Majnun vì những hành vi lỗ mãng, điên khùng của anh.
Sau đó, Layla kết hôn với một người đàn ông khác. Sau cái chết của chồng Layla, Bedouin đã thu xếp một cuộc gặp giữa nàng với Majnun. Tuy nhiên, cả hai không bao giờ tái hợp khi còn sống. Mãi tới lúc chết, họ được chôn cất cạnh nhau.
Pyramus và Thisbe. Đây là một câu chuyện tình đầy bi thương giữa Pyramus và Thisbe. Pyramus là chàng trai tuấn tú và là bạn thuở thiếu thời của Thisbe. Cô là trinh nữ trong sáng nhất ở Babylon. Cả hai sống cạnh nhà nhau và nhanh chóng trở thành đôi bạn thanh mai trúc mã.
Tuy nhiên, cha mẹ hai bên cực lực phản đối chuyện hai người yêu nhau. Vì vậy, một đêm ngay trước khi bình minh ló rạng, trong khi mọi người vẫn còn say giấc nồng, họ quyết định bỏ nhà ra đi để tìm chân trời hạnh phúc mới.
Họ hẹn gặp nhau tại một cánh đồng lân cận, gần một cây dâu tằm. Thisbe tới chỗ hẹn trước. Trong lúc ngồi đợi người yêu, cô nhìn thấy một con sư tử đang tới gần dòng suối gần đó để uống nước. Khi nhìn thấy hàm răng con mãnh thú đầy máu, Thisbe đã vô cùng sợ hãi và chạy tới trốn trong một hốc đá liền kề.
Trong lúc di chuyển, Thisbe vô tình để rơi tấm mạng che mặt. Con sư tử tới gần đó và ngậm tấm mạng trong hàm răng đầy máu của mình. Đúng lúc ấy, Pyramus tới chỗ hẹn gặp người yêu thì nhìn thấy con sư tử đang gặm mạng che mặt của Thisbe. Pyramus sụp xuống đau khổ vì nghĩ rằng đã mất người yêu. Chàng tự kết liễu cuộc đời bằng chính thanh kiếm của mình.
Thisbe không hề hay biết chuyện khủng khiếp ấy. Sau khi thấy con sư tử rời đi, cô ra khỏi hốc đá và rụng rời chân tay khi nhìn thấy Pyramus tự sát. Quá đau khổ, tuyệt vọng, Thisbe cũng tự vẫn bằng chính thanh kiếm của Pyramus.
Chuyện tình hạnh phúc của Shah Jahan và Mumtaz Mahal. Năm 1612, Arjumand Banu đã kết hôn với hoàng đế Shah Jahan (15 tuổi) của đế chế Mughal. Sau khi kết hôn, cô đổi tên thành Mumtaz Mahal. Cuộc hôn nhân của hai người vô cùng hạnh phúc.
Mumtaz Mahal đã sinh cho hoàng đế 14 người con và trở thành hoàng hậu được sủng ái nhất trong số những người vợ của hoàng đế Shah Jahan. Sau khi hoàng hậu Mumtaz qua đời năm 1929, hoàng đế Shah Jahan vô cùng đau khổ và quyết tâm xây dựng một công trình tưởng niệm kỳ vĩ nhất thế giới để tưởng nhớ đến người vợ yêu dấu của mình.
Sau gần 20 năm, 20.000 nhân công và 1.000 con voi đã hoàn thiện lăng Taj Mahal. Sau khi qua đời, hoàng đế Shah Jahan được chôn cất cạnh người vợ mà ông yêu nhất ở trong lăng Taj Mahal.