1. Phẫu thuật là một trong những phát minh quan trọng của người Hồi giáo, góp phần xoay chuyển bánh xe lịch sử. Cụ thể, vào khoảng năm 1000, bác sĩ Al Zahrawi công bố bách khoa toàn thư về phẫu thuật với độ dày 1.500 trang và được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu y khoa ở châu Âu 500 năm sau.Trong số những phát minh quan trọng của mình, Zahrawi còn là người phát hiện ra cách sử dụng chỉ ruột mèo để khâu các vết thương trong phẫu thuật. Ông cũng là bác sĩ từng thực hiện ca sinh mổ đầu tiên và phát minh dụng cụ kẹp trong phẫu thuật.2. Cafe - phát minh của người Hồi giáo có ý nghĩa lịch sử. Cafe được pha lần đầu tiên ở Yemen khoảng thế kỷ 9. Trong những ngày đầu con người sử dụng loại đồ uống này, cafe là thức uống giúp người theo Sufi giáo thức đêm để cầu nguyện.Sau đó, cafe được một nhóm sinh viên đưa đến Cairo, Ai Cập. Kế đến, loại đồ uống trên được lưu truyền đến Thổ Nhĩ Kỳ khoảng thế kỷ 13. Tuy nhiên, mãi đến thế kỷ 16 hạt cafe mới bắt đầu xuất hiện ở châu Âu và được một thương nhân mang sang Italy.3. Phát minh của người Hồi giáo khác đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến thế giới hiện đại là cỗ máy biết bay. Abbas ibn Firnas là người đầu tiên thực hiện kế hoạch chế tạo một cỗ máy biết bay và thử nghiệm nó. Vào thế kỷ 9, Abbas ibn Firnas đã thiết kế một bộ khung có cánh và hy vọng nó có thể bay như chim.Trong lần thử nghiệm nổi tiếng ở Cordoba, Tây Ban Nha, Firnas cùng cỗ máy trên bay lên cao vài giây trước khi rơi xuống mặt đất. Sự cố này khiến ông bị gãy lưng. Thiết kế này đã truyền cảm hứng cho danh họa và nhà phát minh Leonardo da Vinci hàng trăm năm sau đó.4. Người hồi giáo phát minh ra trường đại học. Cụ thể, năm 859, Fatima al-Firhi – con gái của một thương nhân giàu có đã thành lập trường đại học cấp bằng đầu tiên trên thế giới tại Fez, Morocco. Chị gái của cô là Miriam đã sáng lập nhà thờ Hồi giáo.Hai công trình của hai chị em trở thành khu phức hợp trường Đại học và Nhà thờ Hồi giáo al-Qarawiyyin, hoạt động trong gần 1.200 năm. Điều này cho thấy giáo dục là cốt lõi trong truyền thống của người Hồi giáo, đồng thời hy vọng nó truyền cảm hứng cho phụ nữ Hồi giáo trẻ tuổi ngày nay trên khắp thế giới.5. Bệnh viện. Giáo sư Hassani cho hay: "Các bệnh viện chúng ta biết ngày nay, với hệ thống phòng khám và trung tâm đào tạo, có nguồn gốc từ Ai Cập vào thế kỷ 9".Trung tâm y tế đầu tiên trên thế giới có tên Ahmad ibn Tulun, được thành lập năm 872 tại thủ đô Cairo, Ai Cập đã cung cấp dịch vụ chăm sóc miễn phí cho mọi bệnh nhân dựa theo truyền thống của người Hồi giáo. Từ Cairo. nhiều bệnh viện được mở ở khắp thế giới Hồi giáo.
1. Phẫu thuật là một trong những phát minh quan trọng của người Hồi giáo, góp phần xoay chuyển bánh xe lịch sử. Cụ thể, vào khoảng năm 1000, bác sĩ Al Zahrawi công bố bách khoa toàn thư về phẫu thuật với độ dày 1.500 trang và được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu y khoa ở châu Âu 500 năm sau.
Trong số những phát minh quan trọng của mình, Zahrawi còn là người phát hiện ra cách sử dụng chỉ ruột mèo để khâu các vết thương trong phẫu thuật. Ông cũng là bác sĩ từng thực hiện ca sinh mổ đầu tiên và phát minh dụng cụ kẹp trong phẫu thuật.
2. Cafe - phát minh của người Hồi giáo có ý nghĩa lịch sử. Cafe được pha lần đầu tiên ở Yemen khoảng thế kỷ 9. Trong những ngày đầu con người sử dụng loại đồ uống này, cafe là thức uống giúp người theo Sufi giáo thức đêm để cầu nguyện.
Sau đó, cafe được một nhóm sinh viên đưa đến Cairo, Ai Cập. Kế đến, loại đồ uống trên được lưu truyền đến Thổ Nhĩ Kỳ khoảng thế kỷ 13. Tuy nhiên, mãi đến thế kỷ 16 hạt cafe mới bắt đầu xuất hiện ở châu Âu và được một thương nhân mang sang Italy.
3. Phát minh của người Hồi giáo khác đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến thế giới hiện đại là cỗ máy biết bay. Abbas ibn Firnas là người đầu tiên thực hiện kế hoạch chế tạo một cỗ máy biết bay và thử nghiệm nó. Vào thế kỷ 9, Abbas ibn Firnas đã thiết kế một bộ khung có cánh và hy vọng nó có thể bay như chim.
Trong lần thử nghiệm nổi tiếng ở Cordoba, Tây Ban Nha, Firnas cùng cỗ máy trên bay lên cao vài giây trước khi rơi xuống mặt đất. Sự cố này khiến ông bị gãy lưng. Thiết kế này đã truyền cảm hứng cho danh họa và nhà phát minh Leonardo da Vinci hàng trăm năm sau đó.
4. Người hồi giáo phát minh ra trường đại học. Cụ thể, năm 859, Fatima al-Firhi – con gái của một thương nhân giàu có đã thành lập trường đại học cấp bằng đầu tiên trên thế giới tại Fez, Morocco. Chị gái của cô là Miriam đã sáng lập nhà thờ Hồi giáo.
Hai công trình của hai chị em trở thành khu phức hợp trường Đại học và Nhà thờ Hồi giáo al-Qarawiyyin, hoạt động trong gần 1.200 năm. Điều này cho thấy giáo dục là cốt lõi trong truyền thống của người Hồi giáo, đồng thời hy vọng nó truyền cảm hứng cho phụ nữ Hồi giáo trẻ tuổi ngày nay trên khắp thế giới.
5. Bệnh viện. Giáo sư Hassani cho hay: "Các bệnh viện chúng ta biết ngày nay, với hệ thống phòng khám và trung tâm đào tạo, có nguồn gốc từ Ai Cập vào thế kỷ 9".
Trung tâm y tế đầu tiên trên thế giới có tên Ahmad ibn Tulun, được thành lập năm 872 tại thủ đô Cairo, Ai Cập đã cung cấp dịch vụ chăm sóc miễn phí cho mọi bệnh nhân dựa theo truyền thống của người Hồi giáo. Từ Cairo. nhiều bệnh viện được mở ở khắp thế giới Hồi giáo.