Đồi Montmartre “thần thánh”: là nơi tập trung của nhiều họa sĩ nổi tiếng, cộng với nhà thờ nhà thờ Sacré-Cœur, các con phố nhỏ, quán cà phê, nhà hàng... Montmartre còn được biết đến với cái tên “Ngọn đồi của những người tử vì đạo”, là một trong những địa điểm thu hút du khách nhất Paris. Tuy nhiên, ít ai biết nơi đây từng được tin là có nhiều đá thiêng, vì vậy người La Mã 2.000 năm trước đây từng đến đây lấy đá về xây đền thờ. Truyền thống này được duy trì qua nhiều thế kỷ.
Nên chào bonjour thay vì hello: Du khách đến Pháp sẽ bị lờ đi, hoặc không được phục vụ tử tế nếu họ không chào bằng tiếng Pháp. Vì vậy, khi đến bất kỳ nhà hàng, hiệu bánh, cửa hàng, chợ, hoặc thậm chí là thang máy, bạn hãy chào “bonjour” cho ban ngày hoặc “bonsoir” vào buổi tối. Để giữ được ấn tượng tốt đẹp, tốt nhất bạn nên học thuộc lòng mấy từ cơ bản như merci (cảm ơn), au revoir (tạm biệt), bonne journée (chúc một ngày tốt lành).
Chạm cốc: Nếu bạn tụ tập với người bản địa thì đừng nhấp môi trước khi chạm cốc với tất cả mọi người, nếu không, bạn sẽ bị cho là bất lịch sự. Bạn còn phải chạm cốc với từng người một, trong lúc đó phải nhìn vào mắt họ, và không được khoác vai người khác. Phong tục này được cho là bắt nguồn từ thời trung cổ, khi người ta chạm cốc, một phần rượu bị tràn sang các ly khác để chắc chắn rằng rượu không bị bỏ thuốc độc. Còn việc nhìn vào mắt người đối diện là thể hiện sự tôn trọng và tin tưởng.
Người Pháp ăn bánh mì và phô mai hằng ngày: Bạn sẽ khó có thể tìm một gia đình Pháp nào mà không có 2 món này. Người Pháp còn có quy định chặt chẽ về công thức của món bánh mì baguette, như độ dài thế nào, giá thành bao nhiêu. Chỉ riêng thủ đô Paris đã có hơn 1.200 hiệu bánh.
Paris từng có 12 quận: Paris hiện nay có 20 quận, nhưng bản đồ thành phố trước kia rất khác. Bản đồ đầu tiên của thành phố được vẽ sau cách mạng Pháp năm 1795, chỉ bằng nửa diện tích Paris bây giờ, chia làm 12 quận và 48 tiểu khu. Lý do chỉ có 12 quận là để tránh con số xui xẻo 13. Theo bản đồ cũ, từ quận 1 đến quận 8 nằm ở phía bắc sông Sein, còn quận 10 – 12 nằm ở phía nam. Bản đồ hiện tại được Baron von Haussmann phác họa từ năm 1859, bao gồm quận 13.
Dòng sông bí ẩn: Ai cũng biết đến sông Seine nổi tiếng, nhưng ít người từng nghe tới sông Bièvre. Dòng sông nhỏ này từng chảy qua phía nam Paris, dài 36 km, đổ vào sông Seine khúc phía đông nhà thờ Notre Dame, gần con phố ngoằn ngoèo mang tên Bièvre. Trong cách mạng công nghiệp, các nhà máy, xưởng thuộc da, xưởng nhuộm mọc lên dọc bờ sông làm nó trở nên ô nhiễm. Cuối cùng sông bị lấp năm 1912, nhưng dòng chảy của nó vẫn âm ỉ đâu đó dưới lòng đất.
Có nhiều Khải Hoàn Môn: Paris thực ra có nhiều Khải Hoàn Môn, nhưng bị lu mờ bởi Khải Hoàn Môn nổi tiếng ở đại lộ Champs-Elysées và quảng trường Etoile. Một Khải Hoàn Môn nổi tiếng khác là Carrousel (Arc de Triomphe du Carrousel) thuộc quận 1, trung tâm của thành phố, nằm giữa bảo tàng Louvre và vườn Tuileries, bên cạnh sông Seine. Khải Hoàn Môn Carrousel cùng với một tập hợp các công trình hai bên bờ sông được UNESCO công nhận Di sản thế giới vào năm 1990. Ngoài ra, vua Louis thứ 14 còn xây dựng Khải Hoàn Môn Porte Saint-Denis và Porte Saint-Martin năm 1764 để vinh danh các chiến thắng quân sự của mình trước quân Tây Ban Nha.
Cây cột ở quảng trường Bastille: “Cây cột Tháng Bảy” thực ra không phải để tưởng niệm cách mạng Pháp 1789 mà là cách mạng tháng 7 năm 1830. Bằng chất liệu đồng, cột nặng 74 tấn, cao 47 m, được khánh thành ngày 28/7/1840. Cây cột đặt trên một bệ đá trắng, xung quanh bao bọc bởi hàng rào thép. Phần thân cột khắc tên 504 nạn nhân của Cách mạng tháng Bảy, trên đỉnh đặt bức tượng thần Tự do (Génie de la liberté) màu vàng, tác phẩm của nhà điêu khắc Augustin Dumon. Dưới chân cột là nơi chôn 800 nạn nhân của các cuộc cách mạng từ năm 1830 đến 1848.
3 tượng Nữ thần Tự Do: Khi dạo bằng thuyền dọc theo sông Seine gần tháp Eiffel, du khách có thể thấy phiên bản nhỏ của tượng Nữ thần Tự Do, đó là phiên bản gốc do nghệ sĩ mang 2 dòng máu Pháp và Italy Auguste Bartholdi thiết kế. Đi đến vườn Luxembourg, du khách sẽ tiếp tục thấy một phiên bản nhỏ hơn một chút nằm ở phía tây công viên. Bản sao thứ 3 là một tượng nhỏ bằng đồng nằm trước bảo tàng Mỹ nghệ (Arts and Métiers).
Nhà tù Bastille nổi tiếng vẫn tồn tại: Năm 1789, Pierre-François Palloy, một nhà thầu đã cho phá hủy nhà tù Bastille. Các mảnh đá được bán một phần để làm vật kỷ niệm hay đồ tín ngưỡng. Còn lại phần lớn được sử dụng để xây cầu Concorde. Những ai muốn tìm kiếm di vật của nhà tù có thể đi xuống nhà ga Bastille, line số 5 ở phía bắc hoặc line 1.
Đồi Montmartre “thần thánh”: là nơi tập trung của nhiều họa sĩ nổi tiếng, cộng với nhà thờ nhà thờ Sacré-Cœur, các con phố nhỏ, quán cà phê, nhà hàng... Montmartre còn được biết đến với cái tên “Ngọn đồi của những người tử vì đạo”, là một trong những địa điểm thu hút du khách nhất Paris. Tuy nhiên, ít ai biết nơi đây từng được tin là có nhiều đá thiêng, vì vậy người La Mã 2.000 năm trước đây từng đến đây lấy đá về xây đền thờ. Truyền thống này được duy trì qua nhiều thế kỷ.
Nên chào bonjour thay vì hello: Du khách đến Pháp sẽ bị lờ đi, hoặc không được phục vụ tử tế nếu họ không chào bằng tiếng Pháp. Vì vậy, khi đến bất kỳ nhà hàng, hiệu bánh, cửa hàng, chợ, hoặc thậm chí là thang máy, bạn hãy chào “bonjour” cho ban ngày hoặc “bonsoir” vào buổi tối. Để giữ được ấn tượng tốt đẹp, tốt nhất bạn nên học thuộc lòng mấy từ cơ bản như merci (cảm ơn), au revoir (tạm biệt), bonne journée (chúc một ngày tốt lành).
Chạm cốc: Nếu bạn tụ tập với người bản địa thì đừng nhấp môi trước khi chạm cốc với tất cả mọi người, nếu không, bạn sẽ bị cho là bất lịch sự. Bạn còn phải chạm cốc với từng người một, trong lúc đó phải nhìn vào mắt họ, và không được khoác vai người khác. Phong tục này được cho là bắt nguồn từ thời trung cổ, khi người ta chạm cốc, một phần rượu bị tràn sang các ly khác để chắc chắn rằng rượu không bị bỏ thuốc độc. Còn việc nhìn vào mắt người đối diện là thể hiện sự tôn trọng và tin tưởng.
Người Pháp ăn bánh mì và phô mai hằng ngày: Bạn sẽ khó có thể tìm một gia đình Pháp nào mà không có 2 món này. Người Pháp còn có quy định chặt chẽ về công thức của món bánh mì baguette, như độ dài thế nào, giá thành bao nhiêu. Chỉ riêng thủ đô Paris đã có hơn 1.200 hiệu bánh.
Paris từng có 12 quận: Paris hiện nay có 20 quận, nhưng bản đồ thành phố trước kia rất khác. Bản đồ đầu tiên của thành phố được vẽ sau cách mạng Pháp năm 1795, chỉ bằng nửa diện tích Paris bây giờ, chia làm 12 quận và 48 tiểu khu. Lý do chỉ có 12 quận là để tránh con số xui xẻo 13. Theo bản đồ cũ, từ quận 1 đến quận 8 nằm ở phía bắc sông Sein, còn quận 10 – 12 nằm ở phía nam. Bản đồ hiện tại được Baron von Haussmann phác họa từ năm 1859, bao gồm quận 13.
Dòng sông bí ẩn: Ai cũng biết đến sông Seine nổi tiếng, nhưng ít người từng nghe tới sông Bièvre. Dòng sông nhỏ này từng chảy qua phía nam Paris, dài 36 km, đổ vào sông Seine khúc phía đông nhà thờ Notre Dame, gần con phố ngoằn ngoèo mang tên Bièvre. Trong cách mạng công nghiệp, các nhà máy, xưởng thuộc da, xưởng nhuộm mọc lên dọc bờ sông làm nó trở nên ô nhiễm. Cuối cùng sông bị lấp năm 1912, nhưng dòng chảy của nó vẫn âm ỉ đâu đó dưới lòng đất.
Có nhiều Khải Hoàn Môn: Paris thực ra có nhiều Khải Hoàn Môn, nhưng bị lu mờ bởi Khải Hoàn Môn nổi tiếng ở đại lộ Champs-Elysées và quảng trường Etoile. Một Khải Hoàn Môn nổi tiếng khác là Carrousel (Arc de Triomphe du Carrousel) thuộc quận 1, trung tâm của thành phố, nằm giữa bảo tàng Louvre và vườn Tuileries, bên cạnh sông Seine. Khải Hoàn Môn Carrousel cùng với một tập hợp các công trình hai bên bờ sông được UNESCO công nhận Di sản thế giới vào năm 1990. Ngoài ra, vua Louis thứ 14 còn xây dựng Khải Hoàn Môn Porte Saint-Denis và Porte Saint-Martin năm 1764 để vinh danh các chiến thắng quân sự của mình trước quân Tây Ban Nha.
Cây cột ở quảng trường Bastille: “Cây cột Tháng Bảy” thực ra không phải để tưởng niệm cách mạng Pháp 1789 mà là cách mạng tháng 7 năm 1830. Bằng chất liệu đồng, cột nặng 74 tấn, cao 47 m, được khánh thành ngày 28/7/1840. Cây cột đặt trên một bệ đá trắng, xung quanh bao bọc bởi hàng rào thép. Phần thân cột khắc tên 504 nạn nhân của Cách mạng tháng Bảy, trên đỉnh đặt bức tượng thần Tự do (Génie de la liberté) màu vàng, tác phẩm của nhà điêu khắc Augustin Dumon. Dưới chân cột là nơi chôn 800 nạn nhân của các cuộc cách mạng từ năm 1830 đến 1848.
3 tượng Nữ thần Tự Do: Khi dạo bằng thuyền dọc theo sông Seine gần tháp Eiffel, du khách có thể thấy phiên bản nhỏ của tượng Nữ thần Tự Do, đó là phiên bản gốc do nghệ sĩ mang 2 dòng máu Pháp và Italy Auguste Bartholdi thiết kế. Đi đến vườn Luxembourg, du khách sẽ tiếp tục thấy một phiên bản nhỏ hơn một chút nằm ở phía tây công viên. Bản sao thứ 3 là một tượng nhỏ bằng đồng nằm trước bảo tàng Mỹ nghệ (Arts and Métiers).
Nhà tù Bastille nổi tiếng vẫn tồn tại: Năm 1789, Pierre-François Palloy, một nhà thầu đã cho phá hủy nhà tù Bastille. Các mảnh đá được bán một phần để làm vật kỷ niệm hay đồ tín ngưỡng. Còn lại phần lớn được sử dụng để xây cầu Concorde. Những ai muốn tìm kiếm di vật của nhà tù có thể đi xuống nhà ga Bastille, line số 5 ở phía bắc hoặc line 1.