Trong lịch sử, người ta đưa ra một giả thuyết rằng, hình xăm đầu tiên xuất hiện trên Trái đất rất tình cờ. Theo đó, có một người bị thương và đã dùng tay dính đầy bồ hóng và tro bụi xoa lên chỗ da đó để chúng nhanh lành. Khi vết thương lành, họ nhìn thấy một dấu vết không thể xóa được và còn mãi ở trên da.
Năm 1991, các nhà khảo cổ phát hiện người băng Otzi 5.300 năm tuổi và nó nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý của dư luận. Người ta tìm thấy nó ở vùng núi giữa Áo và Italy. Các nhà khoa học cho hay đó là một trong những xác ướp được bảo quản tốt nhất từng được khai quật. Không những là một trong những xác ướp được bảo quản tốt nhất, trên da của người băng Otzi có tới 57 hình xăm gồm: một cây thánh giá ở đầu gối trái, 6 đường thẳng dài 15 cm ở phía trên thận và rất nhiều các đường song song ở mắt cá chân. Chuyên gia phỏng đoán nguyên nhân mà người băng này xăm mình có thể là để chữa bệnh viêm khớp. Trong ảnh là người đàn ông băng Otzi được phục dựng lại trên máy tính với hình xăm trên bàn tay. Năm 1948, nhà khảo cổ học Sergei Rudenko đã tiến hành khai quật một khu mộ ở vùng núi phía Tây Nam Siberia, cách biên giới Nga và Trung Quốc 120 dặm và phát hiện ra nghệ thuật xăm mình độc đáo của vền văn hóa Pazyryk.
Tại đây, người ta tìm thấy một số xác ướp khoảng 2.400 năm tuổi. Sau khi khám nghiệm, phục dựng xác ướp, người ta nhìn thấy rất nhiều hình xăm động vật trên thi thể. Hầu hết trong số đó là hình tượng linh vật mình sư tử đầu đại bàng được vẽ vô cùng tinh xảo. Chuyên gia suy đoán, số hình xăm đó dùng để thể hiện địa vị của mỗi tầng lớp trong xã hội.
Năm 1981, các nhà khảo cổ học phát hiện ra xác ướp nữ tu Amulet ở Thebes, Ai Cập. Bà sống vào khoảng giữa năm 2160 - 1994 trước công nguyên. Sau khi khám nghiệm, chuyên gia phát hiện dấu gạch và dấu chấm xăm trên mình nữ tu Amulet. Những hình xăm đó được sắp xếp thành các hình thù rất trừu tượng. Đây là những họa tiết chỉ dành cho phụ nữ và nó có thể liên quan đến một nghi lễ cúng bái nào đó.Theo các tài liệu lịch sử, Ai Cập là quốc gia phổ biến phong tục xăm mình đến các quốc gia khác trên thế giới. Cụ thể, nó tạo ra làn sóng rộng khắp ở Crete, Hy Lạp, Ba Tư và Ả Rập. Sau đó, nghệ thuật xăm mình lan rộng ra Đông Nam Á vào khoảng năm 2000 trước công nguyên. Kế đến, người Inu (tộc người du mục sống ở Tây Á) đã “phát tán” nghệ thuật xăm mình đến với người dân Nhật Bản. Người ta tìm thấy một số bằng chứng về nghệ thuật xăm mình của người dân Nhật Bản thông qua những bức tượng đất sét. Gương mặt của các bức tượng đó khắc họa một số hình xăm. Bức tượng có hình xăm lâu đời nhất có niên đại cách đây khoảng hơn 3.000 năm trước công nguyên. Nó được cho là dấu hiệu của ma thuật hoặc có liên quan đến vấn đề tôn giáo.
Hiện người dân Nhật Bản rất thích xăm mình nhưng với mục đích là trang trí nhiều hơn là những biểu tượng mang ý nghĩa tâm linh. Tại đây, những người thợ xăm mình cho người khác được gọi là Horis. Horis Nhật Bản được coi là những nghệ nhân thể hiện nghệ thuật xăm mình theo những góc cạnh và sắc thái mới mẻ.
Polynesia là một trong những quốc gia xăm mình có từ thời cổ đại. Những hình xăm của họ được cho là phức tạp và đòi hỏi nhiều kĩ năng nhất thời cổ đại. Theo tập tục của Polynesia, người dân sẽ xăm thêm hoặc vẽ lại những biểu tượng cho đến khi cơ thể phủ kín hình xăm, không còn chỗ trống nào.
Trong khi đó người dân Samoa ở Polynesia có lịch sử xăm mình với mục đích để phân thứ hạng và địa vị trong xã hội như đối tượng đứng đầu gia tộc, con cháu của những gia đình quyền quý. Những hình xăm đó sẽ tồn tại vĩnh viễn trên cơ thể người và những bậc thầy xăm mình sẽ thực hiện điều đó. Năm 1787, lần đầu tiên đoàn thám hiểm Pháp đặt chân tới Samoa và kinh ngạc phát hiện đùi của nam giới Samoa xăm trổ nhiều hình vẽ khiến người khác cho rằng họ đang mặc quần, dù thực tế là họ không mặc gì cả.
Người dân Hawaii ở Polynesia cũng có truyền thống xăm mình lâu đời và vô cùng đặc sắc. Hình xăm không chỉ được tạo ra với mục đích trang trí, phân biệt địa vị mà nó còn có nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe và linh hồn chủ nhân những hình vẽ trên cơ thể. Họ tạo ra những mẫu xăm vô cùng tinh xảo trên cánh tay, bắp chân, thân trên, mặt của nam giới với các hình vẽ mô phỏng các họa tiết thêu thùa và các hiện tượng tự nhiên. Trong khi đó, phụ nữ sẽ xăm hình lên bàn tay, ngón tay, cổ tay và lưỡi. Nhưng kể từ khi các nhà thờ Thiên Chúa giáo xuất hiện ở Polynesia, nghệ thuật xăm mình bị mai một dần do bị giới chức sắc tu hành theo đạo này ngăn cấm. Người Maori ở New Zealand cũng xăm mình và gọi nó là “moko”. Người ta sử dụng gỗ để khắc trên da tạo nên những tác phẩm nghệ thuật xuất sắc. Mỗi moko sẽ cho mọi người biết đối phương thuộc địa vị, dòng dõi hay bộ lạc nào. Thêm vào đó, nó cũng thể hiện những sự kiện quan trọng trong cuộc đời của người dân Maori.
Đảo Borneo ở Indonesia là một trong số rất ít nơi trên thế giới vẫn còn lưu giữ truyền thống xăm mình. Môn nghệ thuật này có lịch sử phát triển từ hàng ngàn năm trước. Mặc dù đã bước sang thế kỉ 21, các bộ lạc sống trên đảo Borneo rất hiếm khi giao tiếp với thế giới bên ngoài. Vì vậy, những hình xăm đặc biệt có từ ngàn đời của họ được lưu truyền từ đời này sang đời khác mà người phương Tây thường gọi là họa tiết “thổ dân”.
Trong lịch sử, người ta đưa ra một giả thuyết rằng, hình xăm đầu tiên xuất hiện trên Trái đất rất tình cờ. Theo đó, có một người bị thương và đã dùng tay dính đầy bồ hóng và tro bụi xoa lên chỗ da đó để chúng nhanh lành. Khi vết thương lành, họ nhìn thấy một dấu vết không thể xóa được và còn mãi ở trên da.
Năm 1991, các nhà khảo cổ phát hiện người băng Otzi 5.300 năm tuổi và nó nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý của dư luận. Người ta tìm thấy nó ở vùng núi giữa Áo và Italy. Các nhà khoa học cho hay đó là một trong những xác ướp được bảo quản tốt nhất từng được khai quật.
Không những là một trong những xác ướp được bảo quản tốt nhất, trên da của người băng Otzi có tới 57 hình xăm gồm: một cây thánh giá ở đầu gối trái, 6 đường thẳng dài 15 cm ở phía trên thận và rất nhiều các đường song song ở mắt cá chân. Chuyên gia phỏng đoán nguyên nhân mà người băng này xăm mình có thể là để chữa bệnh viêm khớp. Trong ảnh là người đàn ông băng Otzi được phục dựng lại trên máy tính với hình xăm trên bàn tay.
Năm 1948, nhà khảo cổ học Sergei Rudenko đã tiến hành khai quật một khu mộ ở vùng núi phía Tây Nam Siberia, cách biên giới Nga và Trung Quốc 120 dặm và phát hiện ra nghệ thuật xăm mình độc đáo của vền văn hóa Pazyryk.
Tại đây, người ta tìm thấy một số xác ướp khoảng 2.400 năm tuổi. Sau khi khám nghiệm, phục dựng xác ướp, người ta nhìn thấy rất nhiều hình xăm động vật trên thi thể. Hầu hết trong số đó là hình tượng linh vật mình sư tử đầu đại bàng được vẽ vô cùng tinh xảo. Chuyên gia suy đoán, số hình xăm đó dùng để thể hiện địa vị của mỗi tầng lớp trong xã hội.
Năm 1981, các nhà khảo cổ học phát hiện ra xác ướp nữ tu Amulet ở Thebes, Ai Cập. Bà sống vào khoảng giữa năm 2160 - 1994 trước công nguyên. Sau khi khám nghiệm, chuyên gia phát hiện dấu gạch và dấu chấm xăm trên mình nữ tu Amulet.
Những hình xăm đó được sắp xếp thành các hình thù rất trừu tượng. Đây là những họa tiết chỉ dành cho phụ nữ và nó có thể liên quan đến một nghi lễ cúng bái nào đó.
Theo các tài liệu lịch sử, Ai Cập là quốc gia phổ biến phong tục xăm mình đến các quốc gia khác trên thế giới. Cụ thể, nó tạo ra làn sóng rộng khắp ở Crete, Hy Lạp, Ba Tư và Ả Rập. Sau đó, nghệ thuật xăm mình lan rộng ra Đông Nam Á vào khoảng năm 2000 trước công nguyên. Kế đến, người Inu (tộc người du mục sống ở Tây Á) đã “phát tán” nghệ thuật xăm mình đến với người dân Nhật Bản.
Người ta tìm thấy một số bằng chứng về nghệ thuật xăm mình của người dân Nhật Bản thông qua những bức tượng đất sét. Gương mặt của các bức tượng đó khắc họa một số hình xăm. Bức tượng có hình xăm lâu đời nhất có niên đại cách đây khoảng hơn 3.000 năm trước công nguyên. Nó được cho là dấu hiệu của ma thuật hoặc có liên quan đến vấn đề tôn giáo.
Hiện người dân Nhật Bản rất thích xăm mình nhưng với mục đích là trang trí nhiều hơn là những biểu tượng mang ý nghĩa tâm linh. Tại đây, những người thợ xăm mình cho người khác được gọi là Horis. Horis Nhật Bản được coi là những nghệ nhân thể hiện nghệ thuật xăm mình theo những góc cạnh và sắc thái mới mẻ.
Polynesia là một trong những quốc gia xăm mình có từ thời cổ đại. Những hình xăm của họ được cho là phức tạp và đòi hỏi nhiều kĩ năng nhất thời cổ đại. Theo tập tục của Polynesia, người dân sẽ xăm thêm hoặc vẽ lại những biểu tượng cho đến khi cơ thể phủ kín hình xăm, không còn chỗ trống nào.
Trong khi đó người dân Samoa ở Polynesia có lịch sử xăm mình với mục đích để phân thứ hạng và địa vị trong xã hội như đối tượng đứng đầu gia tộc, con cháu của những gia đình quyền quý. Những hình xăm đó sẽ tồn tại vĩnh viễn trên cơ thể người và những bậc thầy xăm mình sẽ thực hiện điều đó.
Năm 1787, lần đầu tiên đoàn thám hiểm Pháp đặt chân tới Samoa và kinh ngạc phát hiện đùi của nam giới Samoa xăm trổ nhiều hình vẽ khiến người khác cho rằng họ đang mặc quần, dù thực tế là họ không mặc gì cả.
Người dân Hawaii ở Polynesia cũng có truyền thống xăm mình lâu đời và vô cùng đặc sắc. Hình xăm không chỉ được tạo ra với mục đích trang trí, phân biệt địa vị mà nó còn có nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe và linh hồn chủ nhân những hình vẽ trên cơ thể.
Họ tạo ra những mẫu xăm vô cùng tinh xảo trên cánh tay, bắp chân, thân trên, mặt của nam giới với các hình vẽ mô phỏng các họa tiết thêu thùa và các hiện tượng tự nhiên. Trong khi đó, phụ nữ sẽ xăm hình lên bàn tay, ngón tay, cổ tay và lưỡi.
Nhưng kể từ khi các nhà thờ Thiên Chúa giáo xuất hiện ở Polynesia, nghệ thuật xăm mình bị mai một dần do bị giới chức sắc tu hành theo đạo này ngăn cấm.
Người Maori ở New Zealand cũng xăm mình và gọi nó là “moko”. Người ta sử dụng gỗ để khắc trên da tạo nên những tác phẩm nghệ thuật xuất sắc. Mỗi moko sẽ cho mọi người biết đối phương thuộc địa vị, dòng dõi hay bộ lạc nào. Thêm vào đó, nó cũng thể hiện những sự kiện quan trọng trong cuộc đời của người dân Maori.
Đảo Borneo ở Indonesia là một trong số rất ít nơi trên thế giới vẫn còn lưu giữ truyền thống xăm mình. Môn nghệ thuật này có lịch sử phát triển từ hàng ngàn năm trước. Mặc dù đã bước sang thế kỉ 21, các bộ lạc sống trên đảo Borneo rất hiếm khi giao tiếp với thế giới bên ngoài. Vì vậy, những hình xăm đặc biệt có từ ngàn đời của họ được lưu truyền từ đời này sang đời khác mà người phương Tây thường gọi là họa tiết “thổ dân”.