Nấm mộ tập thể của hải quân Nga tọa lạc ở nghĩa trang Lái Thiêu (phường Bình Hòa, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương) cách TP HCM 20km.Những người Nga nằm dưới mộ từng là thủy thủ trên tuần dương hạm Diana. Con tàu được hạ thủy năm 1901 đã tham gia những trận đánh lớn với hải quân Nhật Bản từ tháng 4 đến tháng 6/1904.Trong cuộc đối đầu trên biển với người Nhật năm 1904, hải quân Nga bị đối phương vây hãm ở cảng Port Arthur. Tuần dương hạm Diana thoát được khỏi vòng vây, nhưng bị hư hại nặng do hỏa lực của quân Nhật.Không thể trở về Vladivostok do hải trình bị chặn, chiến hạm Diana di chuyển qua bến cảng của các nước trung lập và đến tháng 8/1904 cập cảng Sài Gòn. Nó neo lại ở đó cho đến tháng 10/1905.Trong thời gian buộc neo ở Sài Gòn, 12 thủy thủ trên tuần dương hạm Diana đã qua đời vì những vết thương trong cuộc chiến với quân Nhật.Họ đã được chôn cất dưới những phần mộ riêng trong nghĩa trang ở trung tâm thành phố, trên mỗi nấm mồ đều có bia đá cẩm thạch khắc rõ họ tên.Khi phát xít Nhật chiếm đóng Đông Dương trong Chiến tranh thế giới II, lính Nhật ở Sài Gòn đã hủy hoại mộ phần những thủy thủ Nga, đập nát mọi bia chí. Từ đó, câu chuyện về những binh sĩ hải quân Nga an nghỉ ở Sài Gòn rơi vào quên lãng.Năm 1984, khi TP HCM tiến hành cải táng các ngôi mộ ở nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, người ta đã phát hiện ra những di cốt của thủy thủ Nga được chôn cất tại đây.Ngay lập tức UBND TP HCM thông báo phát hiện này cho Tổng lãnh sự quán Liên Xô. Dưới sự hỗ trợ của Cơ quan Lưu trữ Trung tâm của Hải quân Nga, danh tính của 8 trong số 12 thủy thủ Nga từ trần ở Sài Gòn đã được xác định.Di cốt của những thủy thủ Nga này sau đó được an táng tại nghĩa trang Lái Thiêu với nghi thức trang trọng của quân đội. Khu mộ của họ được xây dựng với hình ảnh gợi nhớ đến một con tàu.Năm 2002, nghi lễ cầu siêu Chính thống giáo đã được các linh mục Nga cử hành trên nấm mồ tập thể ở Lái Thiêu. Từ đó trở đi, mỗi khi tàu chiến Nga ghé thăm miền Nam Việt Nam, các thủy thủ Nga đều tới viếng mộ những người đồng hương tiền bối.
Nấm mộ tập thể của hải quân Nga tọa lạc ở nghĩa trang Lái Thiêu (phường Bình Hòa, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương) cách TP HCM 20km.
Những người Nga nằm dưới mộ từng là thủy thủ trên tuần dương hạm Diana. Con tàu được hạ thủy năm 1901 đã tham gia những trận đánh lớn với hải quân Nhật Bản từ tháng 4 đến tháng 6/1904.
Trong cuộc đối đầu trên biển với người Nhật năm 1904, hải quân Nga bị đối phương vây hãm ở cảng Port Arthur. Tuần dương hạm Diana thoát được khỏi vòng vây, nhưng bị hư hại nặng do hỏa lực của quân Nhật.
Không thể trở về Vladivostok do hải trình bị chặn, chiến hạm Diana di chuyển qua bến cảng của các nước trung lập và đến tháng 8/1904 cập cảng Sài Gòn. Nó neo lại ở đó cho đến tháng 10/1905.
Trong thời gian buộc neo ở Sài Gòn, 12 thủy thủ trên tuần dương hạm Diana đã qua đời vì những vết thương trong cuộc chiến với quân Nhật.
Họ đã được chôn cất dưới những phần mộ riêng trong nghĩa trang ở trung tâm thành phố, trên mỗi nấm mồ đều có bia đá cẩm thạch khắc rõ họ tên.
Khi phát xít Nhật chiếm đóng Đông Dương trong Chiến tranh thế giới II, lính Nhật ở Sài Gòn đã hủy hoại mộ phần những thủy thủ Nga, đập nát mọi bia chí. Từ đó, câu chuyện về những binh sĩ hải quân Nga an nghỉ ở Sài Gòn rơi vào quên lãng.
Năm 1984, khi TP HCM tiến hành cải táng các ngôi mộ ở nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, người ta đã phát hiện ra những di cốt của thủy thủ Nga được chôn cất tại đây.
Ngay lập tức UBND TP HCM thông báo phát hiện này cho Tổng lãnh sự quán Liên Xô. Dưới sự hỗ trợ của Cơ quan Lưu trữ Trung tâm của Hải quân Nga, danh tính của 8 trong số 12 thủy thủ Nga từ trần ở Sài Gòn đã được xác định.
Di cốt của những thủy thủ Nga này sau đó được an táng tại nghĩa trang Lái Thiêu với nghi thức trang trọng của quân đội. Khu mộ của họ được xây dựng với hình ảnh gợi nhớ đến một con tàu.
Năm 2002, nghi lễ cầu siêu Chính thống giáo đã được các linh mục Nga cử hành trên nấm mồ tập thể ở Lái Thiêu. Từ đó trở đi, mỗi khi tàu chiến Nga ghé thăm miền Nam Việt Nam, các thủy thủ Nga đều tới viếng mộ những người đồng hương tiền bối.