Bảo tàng tội phạm hay “Bảo tàng Đen” trong trụ sở cảnh sát Anh được thành lập năm 1875. Nằm tại Scotland Yard, trụ sở cảnh sát thủ đô London, Anh, “Bảo tàng Đen” là kho lưu trữ các tang vật rùng rợn của những tên tội phạm khét tiếng nhất nước Anh. Năm 1924, vụ án mạng Emily Kaye đã trở thành vụ án được một số quốc gia quan tâm. Đây cũng là vụ án có dấu mốc quan trọng khi có sự tham gia của chuyên gia bệnh học nổi tiếng nhất thế giới Sir Bernard Spilsbury (trong ảnh) tham gia quá trình điều tra vụ án.Sau đó, ông Spilsbury cùng các nhân viên ưu tú được chọn tham gia điều tra vụ giết Emily Kaye cùng với cảnh sát Anh để truy tìm hung thủ. Trong ảnh là hộp đựng dụng cụ của các nhân viên cảnh sát điều tra để tìm kiếm bằng chứng, dấu vết của hung thủ tại hiện trường vụ án.Trong số các tang vật rùng rợn của những tên tội phạm khét tiếng nhất nước Anh, cho mặt tối của con người được trưng bày tại "Bảo tàng Đen", một số tang vật có liên quan đến kẻ giết người John Haigh.Sát nhân John Haigh đã phi tang xác nạn nhân bằng cách vứt thi thể họ vào các thùng axit (trong ảnh). Kể từ khi thành lập đến nay, "Bảo tàng Đen" đã tổ chức 20.000 cuộc triển lãm nhưng chỉ mở cửa đón khách là nhân viên cảnh sát và một số người được cho phép. Hiện bảo tàng này sẽ mở cửa công khai cho tất cả mọi người ghé thăm.Đây là những tang vật liên quan đến vụ án John Haigh giết hại góa phụ giàu có Olive Durand-Deacon năm 1949. Trong số những tang vật tìm thấy có găng tay của sát nhân John Haigh và túi xách của nạn nhân Olive. Giới điều tra đã tìm thấy những tang vật này trong thùng axit.Đây là những dây thừng được sử dụng để hành hình tử tù hồi thế kỷ 19 - 20.Một trong những tang vật nổi tiếng ở "Bảo tàng Đen" đó là khẩu súng của Ruth Elllis - nữ tử tù cuối cùng bị tử hình ở Anh.Bên trong "Bảo tàng Đen" tại Scotland Yard cũng trưng bày những tang vật liên quan đến hai sát nhân khét tiếng Reggie (trái) và Ronnie Kray.Đây là tang vật liên quan đến hai sát nhân Reggie và Ronnie Kray bao gồm một vali có chứa thuốc độc và kim tiêm. Những tang vật này được hai hung thủ dùng trong quá trình gây án, sát hại nạn nhân.Những tang vật liên quan đến Ronnie Biggs – một trong những tướng cướp lừng danh nhất thế kỷ 20 cũng được trưng bày tại bảo tàng tội phạm này. Y đã cùng các thành viên trong băng cướp, thực hiện cuộc tấn công một đoàn tàu lửa chở hàng và tiền.Sau khi thực hiện trót lọt vụ cướp, Ronnie Biggs và đồng bọn đã ẩn náu tại sào huyệt của chúng là trang trại Leatherslade.Đây là những mảnh vỡ của một quả bom Fenian chưa phát nổ được tìm thấy tại nhà ga Paddington, London năm 1884.Trong lần mở cửa bảo tàng công khai lần đầu tiên này, "Bảo tàng Đen" sẽ trưng bày nhiều hiện vật chưa từng được triển lãm.
Bảo tàng tội phạm hay “Bảo tàng Đen” trong trụ sở cảnh sát Anh được thành lập năm 1875. Nằm tại Scotland Yard, trụ sở cảnh sát thủ đô London, Anh, “Bảo tàng Đen” là kho lưu trữ các tang vật rùng rợn của những tên tội phạm khét tiếng nhất nước Anh. Năm 1924, vụ án mạng Emily Kaye đã trở thành vụ án được một số quốc gia quan tâm. Đây cũng là vụ án có dấu mốc quan trọng khi có sự tham gia của chuyên gia bệnh học nổi tiếng nhất thế giới Sir Bernard Spilsbury (trong ảnh) tham gia quá trình điều tra vụ án.
Sau đó, ông Spilsbury cùng các nhân viên ưu tú được chọn tham gia điều tra vụ giết Emily Kaye cùng với cảnh sát Anh để truy tìm hung thủ. Trong ảnh là hộp đựng dụng cụ của các nhân viên cảnh sát điều tra để tìm kiếm bằng chứng, dấu vết của hung thủ tại hiện trường vụ án.
Trong số các tang vật rùng rợn của những tên tội phạm khét tiếng nhất nước Anh, cho mặt tối của con người được trưng bày tại "Bảo tàng Đen", một số tang vật có liên quan đến kẻ giết người John Haigh.
Sát nhân John Haigh đã phi tang xác nạn nhân bằng cách vứt thi thể họ vào các thùng axit (trong ảnh). Kể từ khi thành lập đến nay, "Bảo tàng Đen" đã tổ chức 20.000 cuộc triển lãm nhưng chỉ mở cửa đón khách là nhân viên cảnh sát và một số người được cho phép. Hiện bảo tàng này sẽ mở cửa công khai cho tất cả mọi người ghé thăm.
Đây là những tang vật liên quan đến vụ án John Haigh giết hại góa phụ giàu có Olive Durand-Deacon năm 1949. Trong số những tang vật tìm thấy có găng tay của sát nhân John Haigh và túi xách của nạn nhân Olive. Giới điều tra đã tìm thấy những tang vật này trong thùng axit.
Đây là những dây thừng được sử dụng để hành hình tử tù hồi thế kỷ 19 - 20.
Một trong những tang vật nổi tiếng ở "Bảo tàng Đen" đó là khẩu súng của Ruth Elllis - nữ tử tù cuối cùng bị tử hình ở Anh.
Bên trong "Bảo tàng Đen" tại Scotland Yard cũng trưng bày những tang vật liên quan đến hai sát nhân khét tiếng Reggie (trái) và Ronnie Kray.
Đây là tang vật liên quan đến hai sát nhân Reggie và Ronnie Kray bao gồm một vali có chứa thuốc độc và kim tiêm. Những tang vật này được hai hung thủ dùng trong quá trình gây án, sát hại nạn nhân.
Những tang vật liên quan đến Ronnie Biggs – một trong những tướng cướp lừng danh nhất thế kỷ 20 cũng được trưng bày tại bảo tàng tội phạm này. Y đã cùng các thành viên trong băng cướp, thực hiện cuộc tấn công một đoàn tàu lửa chở hàng và tiền.
Sau khi thực hiện trót lọt vụ cướp, Ronnie Biggs và đồng bọn đã ẩn náu tại sào huyệt của chúng là trang trại Leatherslade.
Đây là những mảnh vỡ của một quả bom Fenian chưa phát nổ được tìm thấy tại nhà ga Paddington, London năm 1884.
Trong lần mở cửa bảo tàng công khai lần đầu tiên này, "Bảo tàng Đen" sẽ trưng bày nhiều hiện vật chưa từng được triển lãm.