Trước hết nói về khinh công. Đây là môn công phu luyện tập cho thân thể nhẹ nhàng. Từ thời xa xưa người ta đã nói đến khinh công qua truyền thuyết Đạt Ma tổ sư qua sông trên một chiếc lá. Tích đó gọi là Đạt Ma độ giang. Ảnh: Chinatoday.Theo võ sư Nam Anh của Việt Nam, phương pháp luyện khinh công có nhiều cách khác nhau. Một phương pháp xưa hay dùng là tập đi trên thành những chiếc ang lớn. Ban đầu ang có chứa nước rồi rút dần ra. Đến khi nào ang không có nước mà đi bên trên không làm đổ vỡ chiếc ang thì thành công giai đoạn đầu. Ảnh một sư Thiếu Lâm biểu diễn khả năng chạy trên tường. Nguồn ảnh: Chinatoday. Cũng có khi người ta luyện tập bằng cách đào hố hẹp rồi đứng từ dưới hố nhảy lên. Cứ theo thời gian hố đào sâu dần xuống cho đến khi hố sâu bằng chiều cao người mà vẫn nhảy lên được thì đã thành công phần nào. Trong ảnh là một nhà sư Thiếu Lâm biểu diễn khi công chạy trên mặt nước. Ảnh: CNS. Thứ hai là nhất dương chỉ, môn công phu luyện cho ngón tay cứng như chiếc dùi thép để dùng khi điểm huyệt đối thủ. Trong ảnh là một nhà sư trồng cây chuối chỉ với 2 ngón tay. Ảnh: Chinatoday. Theo võ sư Hàng Thanh của Việt Nam, công phu nhất dương chỉ khi luyện đại thành có thể phát âm kình đánh người táng mạng mà không cần chạm tay còn tiểu thành thì ngón tay cũng cứng như chiếc dùi thép có thể đâm, điểm đối phương như binh khí. Ảnh: Tân Hoa Xã. Một nhà sư dùng 2 ngón tay chống đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể mình. Ảnh: Chinatoday. Luyện võ trên cọc gỗ, người Trung Quốc gọi là lên thung. Theo Võ sư Lương Đính của môn Vịnh Xuân Quyền, thung là một đặc điểm phổ biến của nhiều môn võ Trung Quốc. Tập võ trên thung giúp phát triển bộ pháp và thân pháp. Ảnh: Chinatoday. Các nhà sư Thiếu Lâm luyện tập trên thung. Ảnh: Chinatoday. Đây có lẽ là hình ảnh luyện tập ưng trảo công. Trong sách Tự luyện ngạnh công và nhuyễn công của võ sư Hàng Thanh có nhắc đến môn công phu này với cách tập cũng là dùng 5 đầu ngón tay nhấc chiếc bình. Trong bình có nước hoặc mạt sắt với khối lượng từ nhẹ đến nặng. Khi nào có thể một tay nhấc vài chục kg thì bàn tay ấy có thể cầm nắm đối phương với sức mạnh như chiếc kìm. Ảnh: Chinatoday. Tập xách nước để rèn luyện gân tay gân chân cho cứng chắc mạnh mẽ là một phương pháp tập luyện đặc trưng của chùa Thiếu Lâm. Ảnh: Chinatoday.Nói đến Thiếu Lâm mà không nhắc tới côn pháp là một thiếu sót lớn. Côn pháp Thiếu Lâm được hình thành từ sớm và liên tục được cải biến và cập nhật. Cho đến nay, theo đánh giá chùa Thiếu Lâm có tới mấy chục bài côn. Trong đó nổi tiếng có những bài như Túy côn, Hầu côn... Ảnh: News.cn.Một điều nữa không thể không nhắc đến là nội công. Người ta tin rằng chùa Thiếu Lâm sở hữu hai bí kíp là Dịch cân kinh và Tẩy tủy kinh do tổ sư Đạt Ma viết. Điều này hãy còn nằm trong tranh cãi nhưng các nhà sư Thiếu Lâm quả thực có thể biểu diễn những công phu đáng sợ như trong hình là lấy khoan điện khoan vào người. Ảnh: Chinatoday.Hoặc dùng tay không giữ chết đứng chiếc máy cắt. Ảnh: Chinatoday.
Trước hết nói về khinh công. Đây là môn công phu luyện tập cho thân thể nhẹ nhàng. Từ thời xa xưa người ta đã nói đến khinh công qua truyền thuyết Đạt Ma tổ sư qua sông trên một chiếc lá. Tích đó gọi là Đạt Ma độ giang. Ảnh: Chinatoday.
Theo võ sư Nam Anh của Việt Nam, phương pháp luyện khinh công có nhiều cách khác nhau. Một phương pháp xưa hay dùng là tập đi trên thành những chiếc ang lớn. Ban đầu ang có chứa nước rồi rút dần ra. Đến khi nào ang không có nước mà đi bên trên không làm đổ vỡ chiếc ang thì thành công giai đoạn đầu. Ảnh một sư Thiếu Lâm biểu diễn khả năng chạy trên tường. Nguồn ảnh: Chinatoday.
Cũng có khi người ta luyện tập bằng cách đào hố hẹp rồi đứng từ dưới hố nhảy lên. Cứ theo thời gian hố đào sâu dần xuống cho đến khi hố sâu bằng chiều cao người mà vẫn nhảy lên được thì đã thành công phần nào. Trong ảnh là một nhà sư Thiếu Lâm biểu diễn khi công chạy trên mặt nước. Ảnh: CNS.
Thứ hai là nhất dương chỉ, môn công phu luyện cho ngón tay cứng như chiếc dùi thép để dùng khi điểm huyệt đối thủ. Trong ảnh là một nhà sư trồng cây chuối chỉ với 2 ngón tay. Ảnh: Chinatoday.
Theo võ sư Hàng Thanh của Việt Nam, công phu nhất dương chỉ khi luyện đại thành có thể phát âm kình đánh người táng mạng mà không cần chạm tay còn tiểu thành thì ngón tay cũng cứng như chiếc dùi thép có thể đâm, điểm đối phương như binh khí. Ảnh: Tân Hoa Xã.
Một nhà sư dùng 2 ngón tay chống đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể mình. Ảnh: Chinatoday.
Luyện võ trên cọc gỗ, người Trung Quốc gọi là lên thung. Theo Võ sư Lương Đính của môn Vịnh Xuân Quyền, thung là một đặc điểm phổ biến của nhiều môn võ Trung Quốc. Tập võ trên thung giúp phát triển bộ pháp và thân pháp. Ảnh: Chinatoday.
Các nhà sư Thiếu Lâm luyện tập trên thung. Ảnh: Chinatoday.
Đây có lẽ là hình ảnh luyện tập ưng trảo công. Trong sách Tự luyện ngạnh công và nhuyễn công của võ sư Hàng Thanh có nhắc đến môn công phu này với cách tập cũng là dùng 5 đầu ngón tay nhấc chiếc bình. Trong bình có nước hoặc mạt sắt với khối lượng từ nhẹ đến nặng. Khi nào có thể một tay nhấc vài chục kg thì bàn tay ấy có thể cầm nắm đối phương với sức mạnh như chiếc kìm. Ảnh: Chinatoday.
Tập xách nước để rèn luyện gân tay gân chân cho cứng chắc mạnh mẽ là một phương pháp tập luyện đặc trưng của chùa Thiếu Lâm. Ảnh: Chinatoday.
Nói đến Thiếu Lâm mà không nhắc tới côn pháp là một thiếu sót lớn. Côn pháp Thiếu Lâm được hình thành từ sớm và liên tục được cải biến và cập nhật. Cho đến nay, theo đánh giá chùa Thiếu Lâm có tới mấy chục bài côn. Trong đó nổi tiếng có những bài như Túy côn, Hầu côn... Ảnh: News.cn.
Một điều nữa không thể không nhắc đến là nội công. Người ta tin rằng chùa Thiếu Lâm sở hữu hai bí kíp là Dịch cân kinh và Tẩy tủy kinh do tổ sư Đạt Ma viết. Điều này hãy còn nằm trong tranh cãi nhưng các nhà sư Thiếu Lâm quả thực có thể biểu diễn những công phu đáng sợ như trong hình là lấy khoan điện khoan vào người. Ảnh: Chinatoday.
Hoặc dùng tay không giữ chết đứng chiếc máy cắt. Ảnh: Chinatoday.