Phụ nữ La Mã tuân thủ theo bộ Luật 12 bảng, trong đó có các điều luật liên quan đến thừa kế, hôn nhân, kinh tế...
Theo đó, phụ nữ không thể thực hiện bất cứ giao dịch kinh doanh quan trọng nếu không được sự đồng ý của cha, chồng hay người giám hộ.
Phụ nữ La Mã cũng được tiếp nhận nền giáo dục nhưng khác với nam giới. Họ được dạy làm công việc nội trợ, âm nhạc, thơ ca... và trợ giúp chồng trong sự nghiệp chính trị một cách gián tiếp.Người cha trong xã hội La Mã có quyền quyết định sự sống chết của con cái. Những người cha có thể gửi con đi làm việc hoặc trừng phạt đến bắt con phải chết để trừng phạt. Theo đó, phụ nữ La Mã hoàn toàn nghe theo lệnh cha và việc hôn nhân của họ cũng do đấng sinh thành quyết định. Vào thời cổ đại, phụ nữ La Mã không thể làm nhân chứng, người bảo đảm hay quản lý.
Phụ nữ không được phép làm di chúc hay hợp đồng nhưng họ có quyền thừa kế tài sản ngang với các anh em trai trong nhà sau khi người cha qua đời.
Sau khi kết hôn, toàn bộ tài sản của người vợ sẽ chuyển sang thuộc sở hữu của chồng. Họ sẽ không được phép sở hữu bất cứ tài sản nào mang tên mình khi đã lập gia đình. Trong gia đình, người vợ bình đẳng với chồng, có thể cùng ăn cơm với khách hay tham dự các lễ hội... Khi hôn nhân tan vỡ, họ có thể ly hôn với chồng nhưng không được quyền nuôi con cái. Phụ nữ La Mã được phép ra ngoài một mình, đến xem các buổi biểu diễn ở rạp hát hay những cuộc so tài của các võ sĩ giác đấu.
Thêm vào đó, phụ nữ La Mã không thể trở thành thành viên của thượng viện, cơ quan chính quyền địa phương hay quân đội.
Phụ nữ La Mã tuân thủ theo bộ Luật 12 bảng, trong đó có các điều luật liên quan đến thừa kế, hôn nhân, kinh tế...
Theo đó, phụ nữ không thể thực hiện bất cứ giao dịch kinh doanh quan trọng nếu không được sự đồng ý của cha, chồng hay người giám hộ.
Phụ nữ La Mã cũng được tiếp nhận nền giáo dục nhưng khác với nam giới. Họ được dạy làm công việc nội trợ, âm nhạc, thơ ca... và trợ giúp chồng trong sự nghiệp chính trị một cách gián tiếp.
Người cha trong xã hội La Mã có quyền quyết định sự sống chết của con cái. Những người cha có thể gửi con đi làm việc hoặc trừng phạt đến bắt con phải chết để trừng phạt. Theo đó, phụ nữ La Mã hoàn toàn nghe theo lệnh cha và việc hôn nhân của họ cũng do đấng sinh thành quyết định.
Vào thời cổ đại, phụ nữ La Mã không thể làm nhân chứng, người bảo đảm hay quản lý.
Phụ nữ không được phép làm di chúc hay hợp đồng nhưng họ có quyền thừa kế tài sản ngang với các anh em trai trong nhà sau khi người cha qua đời.
Sau khi kết hôn, toàn bộ tài sản của người vợ sẽ chuyển sang thuộc sở hữu của chồng. Họ sẽ không được phép sở hữu bất cứ tài sản nào mang tên mình khi đã lập gia đình.
Trong gia đình, người vợ bình đẳng với chồng, có thể cùng ăn cơm với khách hay tham dự các lễ hội... Khi hôn nhân tan vỡ, họ có thể ly hôn với chồng nhưng không được quyền nuôi con cái.
Phụ nữ La Mã được phép ra ngoài một mình, đến xem các buổi biểu diễn ở rạp hát hay những cuộc so tài của các võ sĩ giác đấu.
Thêm vào đó, phụ nữ La Mã không thể trở thành thành viên của thượng viện, cơ quan chính quyền địa phương hay quân đội.