Cái chết Đen là dịch bệnh nguy hiểm "càn quét" châu Âu, châu Phi và châu Á trong khoảng thời gian từ năm 1346 - 1353. Số người chết vì dịch bệnh này lên đến 75 - 200 triệu người. Trong đó, 1/3 dân số châu Âu khi ấy tử vong vì dịch hạch nguy hiểm.Các chuyên gia đã tìm ra "thủ phạm" gây ra đại dịch Cái chết Đen là vi khuẩn Yersinia pestis. Loại vi khuẩn ký sinh trong loài gặm nhấm hoang dã (chủ yếu là chuột).Dịch bệnh lan truyền từ những con chuột ra cộng đồng người thường mất khoảng 23 ngày. Sau đó, con người sẽ nhiễm bệnh và tử vong do không được điều trị.Từ đây, các nhà nghiên cứu cho rằng, vi khuẩn Yersinia pestis xuất hiện lần đầu ở châu Âu và một số nơi khác trên thế giới vào thế kỷ 14.Tuy nhiên, mới đây, các nhà khoa học công bố kết quả nghiên cứu cho thấy vi khuẩn Yersinia pestis xuất hiện sớm hơn rất nhiều so với thời điểm bùng phát đại dịch Cái chết Đen.Cụ thể, các nhà khoa học phát hiện vi khuẩn Yersinia pestis có trong bộ hài cốt của một nam giới có niên đại 5.000 tuổi.Người này được gọi là RV 2039. Các chuyên gia tìm thấy bộ hài cốt của người đàn ông săn bắn hái lượm tại khu vực Rinnukalns ở Latvia ngày nay.Thông qua các nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện người đàn ông RV 2039 dù nhiễm vi khuẩn Yersinia pestis nhưng không gây ra tử vong.Theo các chuyên gia, vào 5.000 năm trước, vi khuẩn Yersinia pestis có khả năng là một dịch bệnh không dễ lây lan và có nguy cơ tử vong cao như đại dịch Cái chết Đen.Trải qua thời gian, vi khuẩn Yersinia pestis ngày càng trở nên nguy hiểm hơn và gây ra thương vong lớn trong đại dịch Cái chết Đen. Mời độc giả xem video: An Giang: Bắt 150 người tụ tập đánh bạc giữa đại dịch Covid-19. Nguồn: THĐT1.
Cái chết Đen là dịch bệnh nguy hiểm "càn quét" châu Âu, châu Phi và châu Á trong khoảng thời gian từ năm 1346 - 1353. Số người chết vì dịch bệnh này lên đến 75 - 200 triệu người. Trong đó, 1/3 dân số châu Âu khi ấy tử vong vì dịch hạch nguy hiểm.
Các chuyên gia đã tìm ra "thủ phạm" gây ra đại dịch Cái chết Đen là vi khuẩn Yersinia pestis. Loại vi khuẩn ký sinh trong loài gặm nhấm hoang dã (chủ yếu là chuột).
Dịch bệnh lan truyền từ những con chuột ra cộng đồng người thường mất khoảng 23 ngày. Sau đó, con người sẽ nhiễm bệnh và tử vong do không được điều trị.
Từ đây, các nhà nghiên cứu cho rằng, vi khuẩn Yersinia pestis xuất hiện lần đầu ở châu Âu và một số nơi khác trên thế giới vào thế kỷ 14.
Tuy nhiên, mới đây, các nhà khoa học công bố kết quả nghiên cứu cho thấy vi khuẩn Yersinia pestis xuất hiện sớm hơn rất nhiều so với thời điểm bùng phát đại dịch Cái chết Đen.
Cụ thể, các nhà khoa học phát hiện vi khuẩn Yersinia pestis có trong bộ hài cốt của một nam giới có niên đại 5.000 tuổi.
Người này được gọi là RV 2039. Các chuyên gia tìm thấy bộ hài cốt của người đàn ông săn bắn hái lượm tại khu vực Rinnukalns ở Latvia ngày nay.
Thông qua các nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện người đàn ông RV 2039 dù nhiễm vi khuẩn Yersinia pestis nhưng không gây ra tử vong.
Theo các chuyên gia, vào 5.000 năm trước, vi khuẩn Yersinia pestis có khả năng là một dịch bệnh không dễ lây lan và có nguy cơ tử vong cao như đại dịch Cái chết Đen.
Trải qua thời gian, vi khuẩn Yersinia pestis ngày càng trở nên nguy hiểm hơn và gây ra thương vong lớn trong đại dịch Cái chết Đen.
Mời độc giả xem video: An Giang: Bắt 150 người tụ tập đánh bạc giữa đại dịch Covid-19. Nguồn: THĐT1.