Nhà hát giải phẫu đầu tiên ở châu Âu xuất hiện ở Italy vào thế kỷ 15. Mục đích ra đời của các công trình này là nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy y học của sinh viên y khoa.Giống như tên gọi, các nhà hát đặc biệt này tổ chức các buổi giải phẫu cơ thể người cho hàng trăm người theo dõi cùng lúc.Người ta sử dụng những tử thi không có người thân nhận để tiến hành giải phẫu. Khi theo dõi quá trình đó, khán giả là những giáo sư đại học, sinh viên ngành y, người quan tâm đến lĩnh vực này... đều không cảm thấy lo lắng, sợ hãi hay bất an.Thay vào đó, họ chăm chú theo dõi, thậm chí cảm thấy phấn khích, hứng thú khi được nhìn trực tiếp quá trình giải phẫu cơ thể người. Khán giả nhìn thấy các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể để nghiên cứu y khoa mà không hề quan tâm người đó là ai, đến từ đâu.Hàng trăm người này chỉ quan tâm đến việc sẽ học hỏi được những gì thông qua việc nhìn tận mắt quá trình giải phẫu cơ thể người do khi ở trên lớp học chưa từng được thực hành.Thêm nữa, họ muốn tìm hiểu, giải mã những bí ẩn về cơ thể con người như vị trí các cơ quan nội, tạng, hệ thống xương, cơ, mạch máu...Do số lượng tử thi không có người thân nhận khá ít nên dẫn đến vấn nạn đào trộm mộ, buôn bán tử thi tại các "chợ đen".Thậm chí, một số tên tội phạm còn thực hiện các vụ giết người rồi lấy thi thể nạn nhân đem bán để kiếm được một khoản tiền. Khách hàng tìm đến mua thường là những sinh viên ngành y muốn thực hành giải phẫu cơ thể người.Cặp đôi sát nhân Burke và Hare đến từ Ireland là hai tên tội phạm nguy hiểm nhất thời Trung cổ thực hiện 16 vụ giết người chỉ trong 1 năm. Chúng đem bán mỗi thi thể nạn nhân tại "chợ đen" với giá 6 - 10 bảng Anh.Trước những vụ việc rùng rợn này, giới chức các nước và lãnh đạo trường y ở châu Âu thắt chặt các quy định liên quan đến việc giải phẫu cơ thể người như giới hạn số buổi giải phẫu tại nhà hát trong 1 năm. Đồng thời, lực lượng chức năng thắt chặt các biện pháp an ninh để không xảy ra vấn nạn đào mộ trộm xác hay giết người. Thêm nữa, các nhà hát giải phẫu về sau không còn hoạt động góp phần chấm dứt các vấn nạn trên. Mời độc giả xem video: Nhà hát cổ ở Hy Lạp mở cửa trở lại. Nguồn: THĐT1.
Nhà hát giải phẫu đầu tiên ở châu Âu xuất hiện ở Italy vào thế kỷ 15. Mục đích ra đời của các công trình này là nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy y học của sinh viên y khoa.
Giống như tên gọi, các nhà hát đặc biệt này tổ chức các buổi giải phẫu cơ thể người cho hàng trăm người theo dõi cùng lúc.
Người ta sử dụng những tử thi không có người thân nhận để tiến hành giải phẫu. Khi theo dõi quá trình đó, khán giả là những giáo sư đại học, sinh viên ngành y, người quan tâm đến lĩnh vực này... đều không cảm thấy lo lắng, sợ hãi hay bất an.
Thay vào đó, họ chăm chú theo dõi, thậm chí cảm thấy phấn khích, hứng thú khi được nhìn trực tiếp quá trình giải phẫu cơ thể người. Khán giả nhìn thấy các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể để nghiên cứu y khoa mà không hề quan tâm người đó là ai, đến từ đâu.
Hàng trăm người này chỉ quan tâm đến việc sẽ học hỏi được những gì thông qua việc nhìn tận mắt quá trình giải phẫu cơ thể người do khi ở trên lớp học chưa từng được thực hành.
Thêm nữa, họ muốn tìm hiểu, giải mã những bí ẩn về cơ thể con người như vị trí các cơ quan nội, tạng, hệ thống xương, cơ, mạch máu...
Do số lượng tử thi không có người thân nhận khá ít nên dẫn đến vấn nạn đào trộm mộ, buôn bán tử thi tại các "chợ đen".
Thậm chí, một số tên tội phạm còn thực hiện các vụ giết người rồi lấy thi thể nạn nhân đem bán để kiếm được một khoản tiền. Khách hàng tìm đến mua thường là những sinh viên ngành y muốn thực hành giải phẫu cơ thể người.
Cặp đôi sát nhân Burke và Hare đến từ Ireland là hai tên tội phạm nguy hiểm nhất thời Trung cổ thực hiện 16 vụ giết người chỉ trong 1 năm. Chúng đem bán mỗi thi thể nạn nhân tại "chợ đen" với giá 6 - 10 bảng Anh.
Trước những vụ việc rùng rợn này, giới chức các nước và lãnh đạo trường y ở châu Âu thắt chặt các quy định liên quan đến việc giải phẫu cơ thể người như giới hạn số buổi giải phẫu tại nhà hát trong 1 năm. Đồng thời, lực lượng chức năng thắt chặt các biện pháp an ninh để không xảy ra vấn nạn đào mộ trộm xác hay giết người. Thêm nữa, các nhà hát giải phẫu về sau không còn hoạt động góp phần chấm dứt các vấn nạn trên.
Mời độc giả xem video: Nhà hát cổ ở Hy Lạp mở cửa trở lại. Nguồn: THĐT1.