Một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Antiquity cho thấy hệ thống chữ viết sớm nhất thế giới chịu ảnh hưởng của các ký hiệu dùng trong thương mại.Khám phá này củng cố một quan điểm được đề xuất trong nghiên cứu trước đó: chữ hình nêm được phát triển ở Lưỡng Hà vào khoảng năm 3100 trước Công nguyên và được cho là hệ thống chữ viết sớm nhất - một phần có nguồn gốc từ các phương pháp kế toán để theo dõi quá trình sản xuất, lưu trữ và vận chuyển các mặt hàng tương tự.Theo các nhà nghiên cứu, một số ký hiệu khắc trên "con dấu hình trụ" bằng đá đã được phát triển thành các ký hiệu được sử dụng trong "chữ hình nêm nguyên thủy" - phiên bản đầu tiên của chữ hình nêm được sử dụng ở miền nam Lưỡng Hà, nay là miền nam Iraq.Những "con dấu hình trụ" đã được sử dụng trong hàng thiên niên kỷ khắp Lưỡng Hà. Khi đó, chúng được lăn lên trên các tấm đất sét để in họa tiết lên đó - thường để xác định một giao dịch hoặc về sau là một lá thư.Một số "con dấu hình trụ" đã được kiểm tra trong nghiên cứu mới có niên đại vào khoảng năm 4400 trước Công nguyên - tức hơn 1.000 năm trước khi chữ viết xuất hiện.Theo nhóm nghiên cứu, các ký hiệu khắc trên "con dấu hình trụ" liên quan đến việc vận chuyển bình và vải giữa các thành phố ở Lưỡng Hà, có thể liên quan đến các đền thờ.Các chuyên gia tin rằng, những ký hiệu trên đã trở thành các chữ hình nêm nguyên thủy trong những văn bản đầu tiên về thương mại nông sản và hàng dệt may."Điều này chứng minh rằng, các ký hiệu khắc trên "con dấu hình trụ" có liên quan trực tiếp đến sự phát triển chữ viết ở miền nam Iraq và cho thấy ý nghĩa được chuyển từ các ký hiệu tiền chữ viết sang chữ viết như thế nào", nhóm nghiên cứu cho hay.Mời độc giả xem video: Hé lộ nền văn minh đã mất tích qua tàn tích khảo cổ.
Một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Antiquity cho thấy hệ thống chữ viết sớm nhất thế giới chịu ảnh hưởng của các ký hiệu dùng trong thương mại.
Khám phá này củng cố một quan điểm được đề xuất trong nghiên cứu trước đó: chữ hình nêm được phát triển ở Lưỡng Hà vào khoảng năm 3100 trước Công nguyên và được cho là hệ thống chữ viết sớm nhất - một phần có nguồn gốc từ các phương pháp kế toán để theo dõi quá trình sản xuất, lưu trữ và vận chuyển các mặt hàng tương tự.
Theo các nhà nghiên cứu, một số ký hiệu khắc trên "con dấu hình trụ" bằng đá đã được phát triển thành các ký hiệu được sử dụng trong "chữ hình nêm nguyên thủy" - phiên bản đầu tiên của chữ hình nêm được sử dụng ở miền nam Lưỡng Hà, nay là miền nam Iraq.
Những "con dấu hình trụ" đã được sử dụng trong hàng thiên niên kỷ khắp Lưỡng Hà. Khi đó, chúng được lăn lên trên các tấm đất sét để in họa tiết lên đó - thường để xác định một giao dịch hoặc về sau là một lá thư.
Một số "con dấu hình trụ" đã được kiểm tra trong nghiên cứu mới có niên đại vào khoảng năm 4400 trước Công nguyên - tức hơn 1.000 năm trước khi chữ viết xuất hiện.
Theo nhóm nghiên cứu, các ký hiệu khắc trên "con dấu hình trụ" liên quan đến việc vận chuyển bình và vải giữa các thành phố ở Lưỡng Hà, có thể liên quan đến các đền thờ.
Các chuyên gia tin rằng, những ký hiệu trên đã trở thành các chữ hình nêm nguyên thủy trong những văn bản đầu tiên về thương mại nông sản và hàng dệt may.
"Điều này chứng minh rằng, các ký hiệu khắc trên "con dấu hình trụ" có liên quan trực tiếp đến sự phát triển chữ viết ở miền nam Iraq và cho thấy ý nghĩa được chuyển từ các ký hiệu tiền chữ viết sang chữ viết như thế nào", nhóm nghiên cứu cho hay.
Mời độc giả xem video: Hé lộ nền văn minh đã mất tích qua tàn tích khảo cổ.