Vaccine cúm là một trong những phát minh trong Thế chiến 2 góp phần thay đổi cuộc sống của nhân loại. Theo các ghi chép lịch sử, vào năm 1933, ba nhà khoa học người Anh gồm: Wilson Smith, Christopher Andrewes và Patrick Laidlaw phân lập thành công virus cúm. Từ đây, nhóm các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu phát triển kháng thể ở loài chồn hương.Sau 5 năm tập trung nghiên cứu, chuyên gia Jonas Salk và Thomas Francis phát triển vaccine cúm A đầu tiên. Sau đó, nhà khoa học Francis tiếp tục nghiên cứu vaccine cúm B. Hai nhà khoa học danh tiếng này cùng nhau tạo ra vaccine cúm hai thành phần năm 1942.Đến năm 1944, Quân đội Mỹ sử dụng những liều tiêm phòng cúm đầu tiên. Một năm sau, vaccine cúm được sử dụng rộng rãi trong xã hội. Kể từ đó đến nay, các chuyên gia tiếp tục nghiên cứu cà tạo ra những loại vaccine cúm mới.Frank Whittle là kỹ sư người Anh làm việc cho Không quân Hoàng gia Anh. Ông là người sáng chế ra động cơ phản lực dùng trong máy bay.Khi Thế chiến 2 diễn ra, các nhà khoa học làm việc cho chính phủ Anh nghiên cứu và chế tạo máy bay dựa trên thiết kế động cơ phản lực của kỹ sư Whittle.Theo đó, máy bay phản lực sử dụng động cơ do ông Whittle thiết kế cất cánh lên bầu trời lần đầu tiên vào ngày 15/5/1941. Kể từ khi xuất hiện, dòng máy bay phản lực chứng tỏ ưu điểm vượt trội hơn so với máy bay cánh quạt về tốc độ.Trong Thế chiến 2, phòng thí nghiệm bức xạ của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) ở Mỹ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển công nghệ radar.Mục tiêu ban đầu của phòng thí nghiệm là sử dụng bức xạ điện từ như một loại vũ khí thay vì dò tìm, phát hiện tàu, máy bay của đối phương.Kể từ khi ra đời, phát minh radar nổi tiếng thế giới được quân Đồng minh sử dụng để phát hiện tàu và máy bay của đối phương góp phần quan trọng vào thắng lợi trước quân phát xít.Sau khi chiến tranh kết thúc, radar được các nhà khoa học nghiên cứu và phát triển cho nhiều mục đích sử dụng phi quân sự khác như: điều chỉnh hướng đi của tàu dân sự và phát hiện các hiện tượng thời tiết xấu như bão tố, giông lốc. Mời độc giả xem video: Thế giới sẽ như thế nào nếu nhựa không được phát minh? Nguồn: Zingnews.
Vaccine cúm là một trong những phát minh trong Thế chiến 2 góp phần thay đổi cuộc sống của nhân loại. Theo các ghi chép lịch sử, vào năm 1933, ba nhà khoa học người Anh gồm: Wilson Smith, Christopher Andrewes và Patrick Laidlaw phân lập thành công virus cúm. Từ đây, nhóm các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu phát triển kháng thể ở loài chồn hương.
Sau 5 năm tập trung nghiên cứu, chuyên gia Jonas Salk và Thomas Francis phát triển vaccine cúm A đầu tiên. Sau đó, nhà khoa học Francis tiếp tục nghiên cứu vaccine cúm B. Hai nhà khoa học danh tiếng này cùng nhau tạo ra vaccine cúm hai thành phần năm 1942.
Đến năm 1944, Quân đội Mỹ sử dụng những liều tiêm phòng cúm đầu tiên. Một năm sau, vaccine cúm được sử dụng rộng rãi trong xã hội. Kể từ đó đến nay, các chuyên gia tiếp tục nghiên cứu cà tạo ra những loại vaccine cúm mới.
Frank Whittle là kỹ sư người Anh làm việc cho Không quân Hoàng gia Anh. Ông là người sáng chế ra động cơ phản lực dùng trong máy bay.
Khi Thế chiến 2 diễn ra, các nhà khoa học làm việc cho chính phủ Anh nghiên cứu và chế tạo máy bay dựa trên thiết kế động cơ phản lực của kỹ sư Whittle.
Theo đó, máy bay phản lực sử dụng động cơ do ông Whittle thiết kế cất cánh lên bầu trời lần đầu tiên vào ngày 15/5/1941. Kể từ khi xuất hiện, dòng máy bay phản lực chứng tỏ ưu điểm vượt trội hơn so với máy bay cánh quạt về tốc độ.
Trong Thế chiến 2, phòng thí nghiệm bức xạ của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) ở Mỹ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển công nghệ radar.
Mục tiêu ban đầu của phòng thí nghiệm là sử dụng bức xạ điện từ như một loại vũ khí thay vì dò tìm, phát hiện tàu, máy bay của đối phương.
Kể từ khi ra đời, phát minh radar nổi tiếng thế giới được quân Đồng minh sử dụng để phát hiện tàu và máy bay của đối phương góp phần quan trọng vào thắng lợi trước quân phát xít.
Sau khi chiến tranh kết thúc, radar được các nhà khoa học nghiên cứu và phát triển cho nhiều mục đích sử dụng phi quân sự khác như: điều chỉnh hướng đi của tàu dân sự và phát hiện các hiện tượng thời tiết xấu như bão tố, giông lốc.
Mời độc giả xem video: Thế giới sẽ như thế nào nếu nhựa không được phát minh? Nguồn: Zingnews.