Trong thời đại Nữ hoàng Victoria (1837-1901) trị vì, người dân Anh có phong tục ma chay khá độc đáo và kỳ dị đó là chụp hình người chết hay để thân nhân ngồi cạnh người quá cố và tạo nên những bức ảnh kỷ niệm ghi dấu thời khắc đặc biệt này.
Đây là tập tục mà người dân Anh sử dụng trong những năm cuối thế kỷ XIX. Người ta chụp những bức ảnh bên cạnh người quá cố để có cảm giác như người chết vẫn còn sống trên đời. Tập tục này vô cùng phổ biến ở châu Âu. Mỹ cũng từng thực hiện tập tục này nhưng không lan rộng trong xã hội.
Trong suốt triều đại của Nữ hoàng Victoria, số lượng trẻ em tử vong khá cao. Vì vậy, người thân trong gia đình thường đặt các em trong tư thế nằm trên giường, ngồi trên ghế hay trong cũi... để chụp hình kỷ niệm.
Người dân Ghana là một trong số các quốc gia có phong tục ma chay khác thường nhất thế giới. Để đưa tiễn người quá cố sang thế giới bên kia, người thân và bạn bè làm cho tử thi những chiếc quan tài có hình thù lạ như gà, chim, máy bay... Những cỗ quan tài này được gọi là “fantasy coffins” (quan tài tưởng tượng).
Theo quan niệm của người Ghana, dù đã chết nhưng người quá cố vẫn tiếp tục cuộc sống ở thế giới bên kia. Họ vẫn tiếp tục công việc, sinh hoạt thường ngày như khi còn sống. Vì vậy, nếu người chết là một nhạc sĩ hay nghệ sĩ piano thì người nhà của họ sẽ làm một chiếc quan tài hình nhạc cụ dành cho họ.
Người Ghana tạo ra rất nhiều mẫu quan tài có hình thù độc đáo giống với những vật dụng hàng ngày như điện thoại, máy bay, cá, xe hơi, máy ảnh... Mỗi chiếc có giá khoảng 400 USD - bằng tiền lương một năm của người dân Ghana.
Việc chôn cất người quá cố bằng những quan tài đặc biệt đã trở thành nét hấp dẫn khách du lịch từ muôn phương đổ về đây. Cũng nhờ vậy, quốc gia này có được nguồn thu ngoại tệ khá lớn.
Người Toraja sống ở khu vực phía Nam Indonesia thường tổ chức đám tang cho người quá cố như một lễ hội, ăn uống tưng bừng và diễn ra nhiều hoạt động cộng đồng.
Người Toraja tổ chức đám tang trong khoảng 11 ngày và mời đông đảo người dân, khách du lịch tới nhà tham dự nghi lễ và ăn uống linh đình trong suốt thời gian đó. Người dân nơi đây tin rằng, đám ma càng to càng chứng tỏ người quá cố có cuộc sống tốt đẹp.
Người dân Đài Loan thì có thói quen mời nghệ sĩ, vũ nữ đến biểu diễn trong đám tang. Theo quan niệm của người dân xứ Đài, đám ma càng náo nhiệt, càng đông người đến tham dự càng chứng tỏ người chết có uy tín cao trong cộng đồng. Thậm chí, người thân còn thuê những chiếc xe hoa điện có ca sĩ hát, nhảy múa đi trước đoàn rước ma. Phong tục ma chay dị thường này thường được tổ chức ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa.
Trong thời đại Nữ hoàng Victoria (1837-1901) trị vì, người dân Anh có phong tục ma chay khá độc đáo và kỳ dị đó là chụp hình người chết hay để thân nhân ngồi cạnh người quá cố và tạo nên những bức ảnh kỷ niệm ghi dấu thời khắc đặc biệt này.
Đây là tập tục mà người dân Anh sử dụng trong những năm cuối thế kỷ XIX. Người ta chụp những bức ảnh bên cạnh người quá cố để có cảm giác như người chết vẫn còn sống trên đời. Tập tục này vô cùng phổ biến ở châu Âu. Mỹ cũng từng thực hiện tập tục này nhưng không lan rộng trong xã hội.
Trong suốt triều đại của Nữ hoàng Victoria, số lượng trẻ em tử vong khá cao. Vì vậy, người thân trong gia đình thường đặt các em trong tư thế nằm trên giường, ngồi trên ghế hay trong cũi... để chụp hình kỷ niệm.
Người dân Ghana là một trong số các quốc gia có phong tục ma chay khác thường nhất thế giới. Để đưa tiễn người quá cố sang thế giới bên kia, người thân và bạn bè làm cho tử thi những chiếc quan tài có hình thù lạ như gà, chim, máy bay... Những cỗ quan tài này được gọi là “fantasy coffins” (quan tài tưởng tượng).
Theo quan niệm của người Ghana, dù đã chết nhưng người quá cố vẫn tiếp tục cuộc sống ở thế giới bên kia. Họ vẫn tiếp tục công việc, sinh hoạt thường ngày như khi còn sống. Vì vậy, nếu người chết là một nhạc sĩ hay nghệ sĩ piano thì người nhà của họ sẽ làm một chiếc quan tài hình nhạc cụ dành cho họ.
Người Ghana tạo ra rất nhiều mẫu quan tài có hình thù độc đáo giống với những vật dụng hàng ngày như điện thoại, máy bay, cá, xe hơi, máy ảnh... Mỗi chiếc có giá khoảng 400 USD - bằng tiền lương một năm của người dân Ghana.
Việc chôn cất người quá cố bằng những quan tài đặc biệt đã trở thành nét hấp dẫn khách du lịch từ muôn phương đổ về đây. Cũng nhờ vậy, quốc gia này có được nguồn thu ngoại tệ khá lớn.
Người Toraja sống ở khu vực phía Nam Indonesia thường tổ chức đám tang cho người quá cố như một lễ hội, ăn uống tưng bừng và diễn ra nhiều hoạt động cộng đồng.
Người Toraja tổ chức đám tang trong khoảng 11 ngày và mời đông đảo người dân, khách du lịch tới nhà tham dự nghi lễ và ăn uống linh đình trong suốt thời gian đó. Người dân nơi đây tin rằng, đám ma càng to càng chứng tỏ người quá cố có cuộc sống tốt đẹp.
Người dân Đài Loan thì có thói quen mời nghệ sĩ, vũ nữ đến biểu diễn trong đám tang. Theo quan niệm của người dân xứ Đài, đám ma càng náo nhiệt, càng đông người đến tham dự càng chứng tỏ người chết có uy tín cao trong cộng đồng. Thậm chí, người thân còn thuê những chiếc xe hoa điện có ca sĩ hát, nhảy múa đi trước đoàn rước ma. Phong tục ma chay dị thường này thường được tổ chức ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa.