Trong thời gian làm việc, Mao Trạch Đông tuy chỉ có hai chuyến công du nước ngoài, nhưng ông đã từng diện kiến rất nhiều các chính trị gia quan trọng trên thế giới. Ông sử dụng ngôn ngữ rất sinh động, linh hoạt và để lại những ấn tượng sâu sắc cho mọi người. Năm 1970, khi Edgar Snow nhắc đến “bốn vĩ đại” của Mao Trạch Đông, ông tỏ vẻ không hài lòng và nói: "Nếu có một ngày được bỏ hết mọi thứ, tôi chỉ giữ lại một chữ 'Teacher' đó chính là người thầy. Bởi vì, trước đây tôi vốn là giáo viên và bây giờ vẫn thế". Mao Trạch Đông biết tiếng Anh. Có ba lí do khiến ông say mê học thứ tiếng này: Một là do đam mê. Hai là để thay đổi cách nhìn nhận. Ba là có thể tự đọc sách. Ông còn hài hước nói: "Tôi sống một ngày sẽ học một ngày, cố gắng học nhiều một chút, nếu không khi gặp được Karl Heinrich Marx thì làm thế nào. Ai giúp tôi phiên dịch?". Khi khen ngợi người khác, ông cũng luôn dùng cách ví von so sánh rất sinh động. Tháng 10/1975, Mao Trạch Đông từng dùng câu danh ngôn “Én bay thấp trời mưa” khi trò chuyện với nhà ngoại giao Henry Alfred Kissinger: "Ông không thể không bận, khi trời mưa chim én rất bận rộn. Thế giới này không yên bình, mà luôn mưa bão, mưa bão đến thì chim én bận là lẽ đương nhiên rồi!" Mao Trạch Đông có cái nhìn rất bình thản về cái chết, thể hiện tinh thần lạc quan của chủ nghĩa duy vật. Tháng 5 năm 1974, ông hỏi Đường Văn Sinh - phiên dịch tiếng Anh của mình: "Cô tên là Đường Vấn Sinh, tại sao không gọi là Đường Vấn Tử?". Đường Vấn Sinh đáp: “Dạ, như thế thì nghịch tai ạ”. Cái chết không có gì may mắn, nhưng Mao Trạch Đông không né tránh. Tháng 9 năm 1961, nguyên soái nước Anh Bernard Law Montgomery lần thứ hai đến thăm Trung Quốc, Mao Trạch Đông chia sẻ với chính khách này về 5 cái chết có thể đến với mình: "Một là có thể bị địch bắn chết. Hai là có thể chết vì tai nạn máy bay. Ba là có thể lật tàu hỏa chết. Bốn là có thể bị chết đuối khi đi bơi. Năm là chết vì bệnh tật".
Trong thời gian làm việc, Mao Trạch Đông tuy chỉ có hai chuyến công du nước ngoài, nhưng ông đã từng diện kiến rất nhiều các chính trị gia quan trọng trên thế giới. Ông sử dụng ngôn ngữ rất sinh động, linh hoạt và để lại những ấn tượng sâu sắc cho mọi người.
Năm 1970, khi Edgar Snow nhắc đến “bốn vĩ đại” của Mao Trạch Đông, ông tỏ vẻ không hài lòng và nói: "Nếu có một ngày được bỏ hết mọi thứ, tôi chỉ giữ lại một chữ 'Teacher' đó chính là người thầy. Bởi vì, trước đây tôi vốn là giáo viên và bây giờ vẫn thế".
Mao Trạch Đông biết tiếng Anh. Có ba lí do khiến ông say mê học thứ tiếng này: Một là do đam mê. Hai là để thay đổi cách nhìn nhận. Ba là có thể tự đọc sách. Ông còn hài hước nói: "Tôi sống một ngày sẽ học một ngày, cố gắng học nhiều một chút, nếu không khi gặp được Karl Heinrich Marx thì làm thế nào. Ai giúp tôi phiên dịch?".
Khi khen ngợi người khác, ông cũng luôn dùng cách ví von so sánh rất sinh động. Tháng 10/1975, Mao Trạch Đông từng dùng câu danh ngôn “Én bay thấp trời mưa” khi trò chuyện với nhà ngoại giao Henry Alfred Kissinger: "Ông không thể không bận, khi trời mưa chim én rất bận rộn. Thế giới này không yên bình, mà luôn mưa bão, mưa bão đến thì chim én bận là lẽ đương nhiên rồi!"
Mao Trạch Đông có cái nhìn rất bình thản về cái chết, thể hiện tinh thần lạc quan của chủ nghĩa duy vật.
Tháng 5 năm 1974, ông hỏi Đường Văn Sinh - phiên dịch tiếng Anh của mình: "Cô tên là Đường Vấn Sinh, tại sao không gọi là Đường Vấn Tử?". Đường Vấn Sinh đáp: “Dạ, như thế thì nghịch tai ạ”. Cái chết không có gì may mắn, nhưng Mao Trạch Đông không né tránh.
Tháng 9 năm 1961, nguyên soái nước Anh Bernard Law Montgomery lần thứ hai đến thăm Trung Quốc, Mao Trạch Đông chia sẻ với chính khách này về 5 cái chết có thể đến với mình: "Một là có thể bị địch bắn chết. Hai là có thể chết vì tai nạn máy bay. Ba là có thể lật tàu hỏa chết. Bốn là có thể bị chết đuối khi đi bơi. Năm là chết vì bệnh tật".