Gaiola là một trong những hòn đảo nhỏ thuộc thành phố Naples, Itlaly. Hòn đảo này có diện tích khoảng 42 ha biển và đang được bảo tồn. Khu vực này được gọi là “Công viên dưới nước Gaiola".
Gaiola bao gồm hai hòn đảo nhỏ tuyệt đẹp và thanh bình, nằm trên biên giới phía Nam bờ biển Posillipo, chỉ cách bờ biển khoảng 30m nên du khách dễ dàng đến đảo thăm quan, nghỉ dưỡng. Một hòn đảo có biệt thự đơn độc còn đảo kia không có người ở.
Tại đây có một cây cầu nhỏ nối liền hai hòn đảo nhỏ. Chúng cách nhau chỉ một vài mét. Do đó, cây cầu rất hẹp và trông giống như một kiến trúc tự nhiên kết nối hai hòn đảo nhỏ. Trên thực tế, đó là cây cầu nhân tạo.
Đảo Gaiola được đặt tên như vậy từ các hang hốc nằm rải rác ở bờ biển Posillipo. Trong tiếng Latin, từ “cavea” có nghĩa là "ít hang”. Bên dưới hai đảo nhỏ là các cấu trúc thuộc thời kỳ La Mã. Hiện chúng là “ngôi nhà chung” của nhiều sinh vật biển.
Vào đầu thế kỷ XIX, đảo Gaiola là nơi sinh sống của một ẩn sĩ có biệt danh là "The Wizard". Sau đó, nhà văn Norman Douglas - tác giả của cuốn sách “Land of Siren” muốn xây dựng một biệt thự trên hòn đảo thanh bình này.
Có lời đồn rằng, hòn đảo này bị nguyền rủa, ma ám. Bởi lẽ, những người chủ sở hữu hay có liên quan đến căn biệt thự trên đảo đều thiệt mạng hoặc gặp những biến cố lớn trong đời.
Chuyện kể rằng, vào khoảng những năm 1920, người ta đã phát hiện ra người sở hữu tòa biệt thự trên đảo là Hans Braun (Thụy Sĩ) bị giết hại. Thi thể của ông được bọc trong một tấm thảm của biệt thự. Một thời gian ngắn sau đó, vợ của Braun cũng chết đuối dưới biển. Người chủ sở hữu tiếp theo của căn biệt thự là một người Đức có tên Otto Grunback cũng qua đời vì một cơn đau tim đột ngột. Khi đó, ông đang sống trên đảo. Nhà công nghiệp dược phẩm Maurice -Yves Sandoz cũng tiếp tục bị lời nguyền chết chóc của căn biệt thự đeo bám. Cụ thể, ông đã tự tử tại một bệnh viện tâm thần ở Thụy Sĩ sau khi mua căn biệt thự ở trên đảo Gaiola. Baron Karl Paul Langheim (Đức) là chủ sở hữu tiếp theo của căn biệt thự cũng trượt dài trong cuộc sống trụy lạc khiến hầu hết tài sản của ông lần lượt “đội nón ra đi” sau bao năm gây dựng sự nghiệp. Sau đó, biệt thự trên được người đứng đầu thương hiệu ô tô Fiat của Italy là Gianni Agnelli mua lại. Tuy nhiên, biến cố lại ập đến với gia đình Agnelli khi con trai duy nhất của ông tự tử trên đảo Gaiola. Sau cái chết bất ngờ của con trai mình, ông Gianni dành hết công sức và thời gian để chăm chút cháu trai Umberto Agnelli để có người thừa kế sản nghiệp. Nhưng bất hạnh lại tiếp tục trút xuống gia đình ông khi Umberto qua đời ở tuổi 33 vì một căn bệnh ung thư hiếm gặp.
Sau khi mua lại biệt thự trên từ tỷ phú Agnelli, cháu trai của thương nhân giàu có Paul Getty bị bắt cóc. Người chủ cuối cùng của căn biệt thự này là Gianpasquale Grappone cũng phải ngồi tù khi công ty bảo hiểm của ông gặp một số vấn đề pháp lý. Hiện căn biệt thự bị bỏ hoang vì không ai dám mua lại nó.
Gaiola là một trong những hòn đảo nhỏ thuộc thành phố Naples, Itlaly. Hòn đảo này có diện tích khoảng 42 ha biển và đang được bảo tồn. Khu vực này được gọi là “Công viên dưới nước Gaiola".
Gaiola bao gồm hai hòn đảo nhỏ tuyệt đẹp và thanh bình, nằm trên biên giới phía Nam bờ biển Posillipo, chỉ cách bờ biển khoảng 30m nên du khách dễ dàng đến đảo thăm quan, nghỉ dưỡng. Một hòn đảo có biệt thự đơn độc còn đảo kia không có người ở.
Tại đây có một cây cầu nhỏ nối liền hai hòn đảo nhỏ. Chúng cách nhau chỉ một vài mét. Do đó, cây cầu rất hẹp và trông giống như một kiến trúc tự nhiên kết nối hai hòn đảo nhỏ. Trên thực tế, đó là cây cầu nhân tạo.
Đảo Gaiola được đặt tên như vậy từ các hang hốc nằm rải rác ở bờ biển Posillipo. Trong tiếng Latin, từ “cavea” có nghĩa là "ít hang”. Bên dưới hai đảo nhỏ là các cấu trúc thuộc thời kỳ La Mã. Hiện chúng là “ngôi nhà chung” của nhiều sinh vật biển.
Vào đầu thế kỷ XIX, đảo Gaiola là nơi sinh sống của một ẩn sĩ có biệt danh là "The Wizard". Sau đó, nhà văn Norman Douglas - tác giả của cuốn sách “Land of Siren” muốn xây dựng một biệt thự trên hòn đảo thanh bình này.
Có lời đồn rằng, hòn đảo này bị nguyền rủa, ma ám. Bởi lẽ, những người chủ sở hữu hay có liên quan đến căn biệt thự trên đảo đều thiệt mạng hoặc gặp những biến cố lớn trong đời.
Chuyện kể rằng, vào khoảng những năm 1920, người ta đã phát hiện ra người sở hữu tòa biệt thự trên đảo là Hans Braun (Thụy Sĩ) bị giết hại. Thi thể của ông được bọc trong một tấm thảm của biệt thự. Một thời gian ngắn sau đó, vợ của Braun cũng chết đuối dưới biển. Người chủ sở hữu tiếp theo của căn biệt thự là một người Đức có tên Otto Grunback cũng qua đời vì một cơn đau tim đột ngột. Khi đó, ông đang sống trên đảo.
Nhà công nghiệp dược phẩm Maurice -Yves Sandoz cũng tiếp tục bị lời nguyền chết chóc của căn biệt thự đeo bám. Cụ thể, ông đã tự tử tại một bệnh viện tâm thần ở Thụy Sĩ sau khi mua căn biệt thự ở trên đảo Gaiola. Baron Karl Paul Langheim (Đức) là chủ sở hữu tiếp theo của căn biệt thự cũng trượt dài trong cuộc sống trụy lạc khiến hầu hết tài sản của ông lần lượt “đội nón ra đi” sau bao năm gây dựng sự nghiệp.
Sau đó, biệt thự trên được người đứng đầu thương hiệu ô tô Fiat của Italy là Gianni Agnelli mua lại. Tuy nhiên, biến cố lại ập đến với gia đình Agnelli khi con trai duy nhất của ông tự tử trên đảo Gaiola. Sau cái chết bất ngờ của con trai mình, ông Gianni dành hết công sức và thời gian để chăm chút cháu trai Umberto Agnelli để có người thừa kế sản nghiệp. Nhưng bất hạnh lại tiếp tục trút xuống gia đình ông khi Umberto qua đời ở tuổi 33 vì một căn bệnh ung thư hiếm gặp.
Sau khi mua lại biệt thự trên từ tỷ phú Agnelli, cháu trai của thương nhân giàu có Paul Getty bị bắt cóc. Người chủ cuối cùng của căn biệt thự này là Gianpasquale Grappone cũng phải ngồi tù khi công ty bảo hiểm của ông gặp một số vấn đề pháp lý. Hiện căn biệt thự bị bỏ hoang vì không ai dám mua lại nó.