Ở Trung Quốc thời phong kiến, tập tục tuẫn táng được nhiều triều đại thực hiện. Việc chôn người còn sống cùng người chết thường chỉ dành cho hoàng đế, hoàng tộc và quý tộc.Nhóm đối tượng thường được chọn để tuẫn táng, sang thế giới bên kia hầu hạ người đã khuất thường là thê thiếp, nô tì, nô lệ...Thậm chí, một số vua chúa còn chôn sống thợ xây lăng mộ sau khi công trình hoàn thành nhằm bảo mật nơi an nghỉ ngàn thu của họ.Theo một số nhà nghiên cứu, tập tục tuẫn táng được thực hiện từ thời nhà Chu. Sau khi hoàng đế băng hà, các phi tần, cung nữ và thái giám sẽ bị giết chết, tự sát hoặc bị chôn sống.Một số hoàng đế, vương tôn, quý tộc của nhà Chu và các triều đại tiếp theo thực hiện tập tục tuẫn táng sau khi qua đời khiến hàng trăm cho tới hàng ngàn người chết trong đau đớn.Các nhà khảo cổ đã khai quật một số lăng mộ cổ của các vua chúa, quý tộc Trung Quốc thời phong kiến và phát hiện nhiều bộ hài cốt có phần xương chân không khép lại được.Nguyên do là bởi những người này bị chôn sống trong mộ cổ khiến họ sợ hãi tột độ, kêu gào, khóc lóc trong vô vọng trước khi chết vì thiếu dưỡng khí.Đến triều đại nhà Minh, hoàng đế Minh Anh Tông cấm thực hiện tập tục tuẫn táng sau khi ông qua đời. Một số hoàng đế khác của nhà Minh cũng làm như vậy.Thế nhưng, đến thời nhà Thanh, Thanh Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích hạ lệnh tuẫn táng hoàng hậu cùng 4 thê thiếp sau khi ông băng hà. Tập tục này chấm dứt sau khi vua Khang Hy bãi bỏ.Nhờ vậy, nhiều cung tần mỹ nữ trong cung không phải sống trong thấp thỏm lo sợ sẽ bị tuẫn táng cùng hoàng đế. (*Ảnh trong bài mang tính minh họa).Mời độc giả xem video: Bí quyết khiến Hoàng đế dù ăn sơn hào hải vị cũng không béo phì.
Ở Trung Quốc thời phong kiến, tập tục tuẫn táng được nhiều triều đại thực hiện. Việc chôn người còn sống cùng người chết thường chỉ dành cho hoàng đế, hoàng tộc và quý tộc.
Nhóm đối tượng thường được chọn để tuẫn táng, sang thế giới bên kia hầu hạ người đã khuất thường là thê thiếp, nô tì, nô lệ...
Thậm chí, một số vua chúa còn chôn sống thợ xây lăng mộ sau khi công trình hoàn thành nhằm bảo mật nơi an nghỉ ngàn thu của họ.
Theo một số nhà nghiên cứu, tập tục tuẫn táng được thực hiện từ thời nhà Chu. Sau khi hoàng đế băng hà, các phi tần, cung nữ và thái giám sẽ bị giết chết, tự sát hoặc bị chôn sống.
Một số hoàng đế, vương tôn, quý tộc của nhà Chu và các triều đại tiếp theo thực hiện tập tục tuẫn táng sau khi qua đời khiến hàng trăm cho tới hàng ngàn người chết trong đau đớn.
Các nhà khảo cổ đã khai quật một số lăng mộ cổ của các vua chúa, quý tộc Trung Quốc thời phong kiến và phát hiện nhiều bộ hài cốt có phần xương chân không khép lại được.
Nguyên do là bởi những người này bị chôn sống trong mộ cổ khiến họ sợ hãi tột độ, kêu gào, khóc lóc trong vô vọng trước khi chết vì thiếu dưỡng khí.
Đến triều đại nhà Minh, hoàng đế Minh Anh Tông cấm thực hiện tập tục tuẫn táng sau khi ông qua đời. Một số hoàng đế khác của nhà Minh cũng làm như vậy.
Thế nhưng, đến thời nhà Thanh, Thanh Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích hạ lệnh tuẫn táng hoàng hậu cùng 4 thê thiếp sau khi ông băng hà. Tập tục này chấm dứt sau khi vua Khang Hy bãi bỏ.
Nhờ vậy, nhiều cung tần mỹ nữ trong cung không phải sống trong thấp thỏm lo sợ sẽ bị tuẫn táng cùng hoàng đế. (*Ảnh trong bài mang tính minh họa).