"Đả thảo kinh xà", hay còn gọi là " đánh cỏ động rắn" xuất phát từ một câu chuyện từ thời nhà Đường: Vào thời Nam Đường có một người tên là Vương Lỗ, là một viên quan huyện. Trong thời gian làm quan, ông ta bất chấp lệnh triều đình, vơ vét của cải của người dân, thuộc hạ của Vương Lỗ cũng vì thế mà hùa theo chủ che dấu.Nhiều người dân vì quá bức xúc nên đã kiện thuộc hạ của Vương Lỗ là người coi giữ sổ sách nhận hối lộ. Khi nhìn thấy tờ khai nhận tội của thuộc hạ, Vương Lỗ nhận ra rằng mỗi tội danh khai ra đều có liên quan đến ông.
Trong lúc quá hoang mang, Vương Lỗ quên mất rằng mình là người đang xét xử vụ án, mà phê rằng: "Nhữ tuy đả thảo, ngô cũng kinh xà", nghĩa là các ngươi kiện người coi giữ sổ sách, ta cũng thái độ nghiêm trọng rồi, cũng giống như khi động cỏ sẽ làm kinh động đến rắn vậy. Sau này nhiều người hợp "đả thảo" và "kinh xà" thành một câu thành ngữ gọi là "đả thảo kinh xà", tức là "đánh cỏ động rắn"."Đánh cỏ động rắn" là một kế sách có hai nghĩa. Một nghĩa là đối với kẻ thù giấu mặt, bên mình không hành động hấp tấp, trước tiên có thể tiến hành một đòn nhử thăm dò để dụ kẻ địch lộ kế sách, sau đó hiểu tình hình của kẻ địch mới hành động, để tránh rơi vào thế bị động. Hai là đối với kẻ địch lộ diện thì dùng kế đặt bẫy; tức là dụ địch vào thế hiểm, sau đó cố tình bố trí mai phục rồi tiêu diệt địch khi có thời cơ.
Thời Tam Quốc, Gia Cát Lượng dùng kế sách giúp Lưu Bị "mượn" Kinh Châu từ Đông Ngô. Để lấy lại Kinh Châu, Chu Du lập mưu ép Lưu Bị sang Đông Ngô lấy em gái Tôn Quyền, thực tế kế của Chu Du là lừa Lưu Bị sang Đông Ngô để giam lỏng, nhằm ép Lưu Bị giao lại Kinh Châu nếu không sẽ giết Lưu Bị.Tuy nhiên, đối với Gia Cát Lượng, kế sách của Chu Du lại chính là điều mà Gia Cát Lượng mong muốn. Khổng Minh yêu cầu Lưu Bị đồng ý làm rể Đông Ngô, đồng thời yêu cầu tất cả binh lính đi cùng Lưu Bị đều mặc áo đỏ đón dâu, khi sang đến Đông Ngô thì mọi người mua hàng thật rầm rộ, để mọi người trong thành đều biết rằng Ngô Quốc Thái sắp gả con gái cho Lưu Bị.Ngô Quốc Thái sau khi biết tin, lập tức cử người đi tìm Tôn Quyền, sau khi biết đây là mưu trò của Chu Du, bà đã mắng Chu Du: "Hắn đã trở thành thứ sử của sáu quận Kinh Châu. Để đòi Kinh Châu nếu ngươi giết chết Lưu Bị, con gái ta chẳng phải thành góa phụ suốt đời sao". Tôn Quyền đứng bên không nói nên lời, cuối cùng phải nghe theo ý Ngô Quốc Thái, gả em gái cho Lưu Bị. Cuối cùng Lưu bị thành thân, cùng vợ rời Giang Đông về lại Kinh Châu.Trước đó, Gia Cát Lượng yêu cầu thuộc hạ của Lưu Bị sau khi sang Đông Ngô thì làm ầm ĩ cả kinh thành, gọi là "đánh cỏ"; người dân trong thành đều biết tin, đặc biệt là Ngô Quốc Thái hay tin, gọi là "động rắn". Khiến Chu Du lẫn Tôn Quyền quyền không đối phó được Ngô Quốc Thái, cuối cùng đành phải gả em gái cho Lưu Bị, khiến cho Chu Du không những không đòi lại được Kinh Châu mà con mắc mưu Gia Cát Lượng. (Ảnh trong bài mang tính chất minh họa).
"Đả thảo kinh xà", hay còn gọi là " đánh cỏ động rắn" xuất phát từ một câu chuyện từ thời nhà Đường: Vào thời Nam Đường có một người tên là Vương Lỗ, là một viên quan huyện. Trong thời gian làm quan, ông ta bất chấp lệnh triều đình, vơ vét của cải của người dân, thuộc hạ của Vương Lỗ cũng vì thế mà hùa theo chủ che dấu.
Nhiều người dân vì quá bức xúc nên đã kiện thuộc hạ của Vương Lỗ là người coi giữ sổ sách nhận hối lộ. Khi nhìn thấy tờ khai nhận tội của thuộc hạ, Vương Lỗ nhận ra rằng mỗi tội danh khai ra đều có liên quan đến ông.
Trong lúc quá hoang mang, Vương Lỗ quên mất rằng mình là người đang xét xử vụ án, mà phê rằng: "Nhữ tuy đả thảo, ngô cũng kinh xà", nghĩa là các ngươi kiện người coi giữ sổ sách, ta cũng thái độ nghiêm trọng rồi, cũng giống như khi động cỏ sẽ làm kinh động đến rắn vậy. Sau này nhiều người hợp "đả thảo" và "kinh xà" thành một câu thành ngữ gọi là "đả thảo kinh xà", tức là "đánh cỏ động rắn".
"Đánh cỏ động rắn" là một kế sách có hai nghĩa. Một nghĩa là đối với kẻ thù giấu mặt, bên mình không hành động hấp tấp, trước tiên có thể tiến hành một đòn nhử thăm dò để dụ kẻ địch lộ kế sách, sau đó hiểu tình hình của kẻ địch mới hành động, để tránh rơi vào thế bị động. Hai là đối với kẻ địch lộ diện thì dùng kế đặt bẫy; tức là dụ địch vào thế hiểm, sau đó cố tình bố trí mai phục rồi tiêu diệt địch khi có thời cơ.
Thời Tam Quốc, Gia Cát Lượng dùng kế sách giúp Lưu Bị "mượn" Kinh Châu từ Đông Ngô. Để lấy lại Kinh Châu, Chu Du lập mưu ép Lưu Bị sang Đông Ngô lấy em gái Tôn Quyền, thực tế kế của Chu Du là lừa Lưu Bị sang Đông Ngô để giam lỏng, nhằm ép Lưu Bị giao lại Kinh Châu nếu không sẽ giết Lưu Bị.
Tuy nhiên, đối với Gia Cát Lượng, kế sách của Chu Du lại chính là điều mà Gia Cát Lượng mong muốn. Khổng Minh yêu cầu Lưu Bị đồng ý làm rể Đông Ngô, đồng thời yêu cầu tất cả binh lính đi cùng Lưu Bị đều mặc áo đỏ đón dâu, khi sang đến Đông Ngô thì mọi người mua hàng thật rầm rộ, để mọi người trong thành đều biết rằng Ngô Quốc Thái sắp gả con gái cho Lưu Bị.
Ngô Quốc Thái sau khi biết tin, lập tức cử người đi tìm Tôn Quyền, sau khi biết đây là mưu trò của Chu Du, bà đã mắng Chu Du: "Hắn đã trở thành thứ sử của sáu quận Kinh Châu. Để đòi Kinh Châu nếu ngươi giết chết Lưu Bị, con gái ta chẳng phải thành góa phụ suốt đời sao". Tôn Quyền đứng bên không nói nên lời, cuối cùng phải nghe theo ý Ngô Quốc Thái, gả em gái cho Lưu Bị. Cuối cùng Lưu bị thành thân, cùng vợ rời Giang Đông về lại Kinh Châu.
Trước đó, Gia Cát Lượng yêu cầu thuộc hạ của Lưu Bị sau khi sang Đông Ngô thì làm ầm ĩ cả kinh thành, gọi là "đánh cỏ"; người dân trong thành đều biết tin, đặc biệt là Ngô Quốc Thái hay tin, gọi là "động rắn". Khiến Chu Du lẫn Tôn Quyền quyền không đối phó được Ngô Quốc Thái, cuối cùng đành phải gả em gái cho Lưu Bị, khiến cho Chu Du không những không đòi lại được Kinh Châu mà con mắc mưu Gia Cát Lượng. (Ảnh trong bài mang tính chất minh họa).