Được sử dụng bởi Không quân Hoàng gia Anh chủ yếu phục vụ cơ sở đào tạo phi công từ năm 1918 đến năm 1950, căn cứ Heyford ở Oxfordshire (Anh) đã được chuyển giao cho Không quân Mỹ (USAF) vào thời gian đầu của Chiến tranh Lạnh. Nơi đây được cho là nơi lưu trữ đầu đạn hạt nhân trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công hạt nhân vào Moscow (thời Liên Xô). Những bức ảnh do nhà thám hiểm đô thị Darmon Ritcher thuộc tập đoàn truyền thông Barcroft (Anh) được The Telegraph đăng tải. Sau khi bị cáo buộc là nơi lưu trữ đầu đạn hạt nhân trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công hạt nhân vào Moscow (thời Liên Xô), căn cứ bí mật Heyford của Không quân Mỹ ở Oxfordshire (Anh) đã bị bỏ hoang từ lâu. Dưới sự kiểm soát của Lực lượng Không quân chiến lược Mỹ (SAC), và sau đó trở thành căn cứ cho Không quân Mỹ ở châu Âu (USAFE), căn cứ này đã trở thành một vị trí chiến lược quan trọng trong cuộc chiến tranh Lạnh chống lại khối các quốc gia Xã hội chủ nghĩa tại châu Âu. Địa chỉ này đã được khám phá bởi nhà thám hiểm đô thị Darmon Richter, người đã may mắn lọt được vào trong căn cứ quân sự bí mật này thông qua sự giới thiệu của một người bạn tham gia dự án bảo tồn căn cứ nhằm duy trì giá trị lịch sử. Hiện căn cứ này vẫn được lực lượng an ninh bảo vệ cẩn mật.Tháp kiểm soát không lưu trong căn cứ. Thực đơn trong bếp ăn quân nhân vẫn tồn tại nguyên vẹn, và mang phong cách đặc trưng Mỹ - bánh mì hotdog, bánh mì kẹp thịt và khoai tây chiên bơ và mứt. "Trái tim" của căn cứ - Trung tâm điều khiển Mission Control kết nối thường xuyên với tất cả căn cứ không quân trên toàn thế giới. Lệnh ném bom Libya năm 1986 để trả đũa vụ nghi can người Lybia đánh bom vũ trường ở Berlin (CHLB Đức) có mật mã là "El Dorado Canyon" được đưa ra từ Trung tâm này. "Một cảm giác kỳ lạ khi đi qua các phòng chỉ huy trống rỗng, nơi các quyết định ném bom đã từng được đưa ra, với bản đồ và điện thoại vẫn có thể hoạt động" - Richter cho biết. "Có lẽ điều đáng nhớ nhất về Heyford là kích thước của nó. Chúng tôi đã dành một ngày đi bộ và lái xe xung quanh các khu phức hợp, nhà chứa máy bay và khu nhân viên, nhà lưu trữ, leo lên tháp điều khiển không lưu, đi dọc theo đường băng 2,5 km và tham quan các trung tâm chỉ huy", Richter kể. Phòng tác chiến Không quân. Ống làm mát bằng nước bên trong một khoang thử nghiệm được thiết kế cho động cơ thử nghiệm bắn máy bay phản lực.Một bản đồ mục nát trên bức tường của Trung tâm kiểm soát nhiệm vụ. Hệ thống liên lạc nội bộ vẫn còn hoạt động. Sổ theo dõi tình trạng máy móc vẫn đang mở. Tranh tường theo trường phái Graffiti được vẽ bởi các phi công trong một khu nhà. Một bảng hướng dẫn. Một chi tiết của hệ thống viễn thông trong Trung tâm kiểm soát nhiệm vụ. Chiếc ghế chỏng trơ, cánh cửa mục nát trên tháp điều khiển không lưu.Bình khí nén trong kho chứa bom.
Được sử dụng bởi Không quân Hoàng gia Anh chủ yếu phục vụ cơ sở đào tạo phi công từ năm 1918 đến năm 1950, căn cứ Heyford ở Oxfordshire (Anh) đã được chuyển giao cho Không quân Mỹ (USAF) vào thời gian đầu của Chiến tranh Lạnh. Nơi đây được cho là nơi lưu trữ đầu đạn hạt nhân trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công hạt nhân vào Moscow (thời Liên Xô). Những bức ảnh do nhà thám hiểm đô thị Darmon Ritcher thuộc tập đoàn truyền thông Barcroft (Anh) được The Telegraph đăng tải.
Sau khi bị cáo buộc là nơi lưu trữ đầu đạn hạt nhân trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công hạt nhân vào Moscow (thời Liên Xô), căn cứ bí mật Heyford của Không quân Mỹ ở Oxfordshire (Anh) đã bị bỏ hoang từ lâu. Dưới sự kiểm soát của Lực lượng Không quân chiến lược Mỹ (SAC), và sau đó trở thành căn cứ cho Không quân Mỹ ở châu Âu (USAFE), căn cứ này đã trở thành một vị trí chiến lược quan trọng trong cuộc chiến tranh Lạnh chống lại khối các quốc gia Xã hội chủ nghĩa tại châu Âu.
Địa chỉ này đã được khám phá bởi nhà thám hiểm đô thị Darmon Richter, người đã may mắn lọt được vào trong căn cứ quân sự bí mật này thông qua sự giới thiệu của một người bạn tham gia dự án bảo tồn căn cứ nhằm duy trì giá trị lịch sử. Hiện căn cứ này vẫn được lực lượng an ninh bảo vệ cẩn mật.
Tháp kiểm soát không lưu trong căn cứ.
Thực đơn trong bếp ăn quân nhân vẫn tồn tại nguyên vẹn, và mang phong cách đặc trưng Mỹ - bánh mì hotdog, bánh mì kẹp thịt và khoai tây chiên bơ và mứt.
"Trái tim" của căn cứ - Trung tâm điều khiển Mission Control kết nối thường xuyên với tất cả căn cứ không quân trên toàn thế giới. Lệnh ném bom Libya năm 1986 để trả đũa vụ nghi can người Lybia đánh bom vũ trường ở Berlin (CHLB Đức) có mật mã là "El Dorado Canyon" được đưa ra từ Trung tâm này.
"Một cảm giác kỳ lạ khi đi qua các phòng chỉ huy trống rỗng, nơi các quyết định ném bom đã từng được đưa ra, với bản đồ và điện thoại vẫn có thể hoạt động" - Richter cho biết.
"Có lẽ điều đáng nhớ nhất về Heyford là kích thước của nó. Chúng tôi đã dành một ngày đi bộ và lái xe xung quanh các khu phức hợp, nhà chứa máy bay và khu nhân viên, nhà lưu trữ, leo lên tháp điều khiển không lưu, đi dọc theo đường băng 2,5 km và tham quan các trung tâm chỉ huy", Richter kể.
Phòng tác chiến Không quân.
Ống làm mát bằng nước bên trong một khoang thử nghiệm được thiết kế cho động cơ thử nghiệm bắn máy bay phản lực.
Một bản đồ mục nát trên bức tường của Trung tâm kiểm soát nhiệm vụ.
Hệ thống liên lạc nội bộ vẫn còn hoạt động.
Sổ theo dõi tình trạng máy móc vẫn đang mở.
Tranh tường theo trường phái Graffiti được vẽ bởi các phi công trong một khu nhà.
Một bảng hướng dẫn.
Một chi tiết của hệ thống viễn thông trong Trung tâm kiểm soát nhiệm vụ.
Chiếc ghế chỏng trơ, cánh cửa mục nát trên tháp điều khiển không lưu.
Bình khí nén trong kho chứa bom.