Một trong những lầm tưởng nổi tiếng là nhiều người tin rằng, Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra là người Ai Cập. Tuy nhiên, sự thật không phải thế. Thực tế, nữ hoàng quyền lực này là người Macedonia khi chào đời ở Alexandria.Nữ hoàng Cleopatra là một thành viên của nhà Ptolemy và nắm quyền kiểm soát Ai Cập sau cái chết của Alexander Đại đế. Đặc biệt, Cleopatra là thành viên đầu tiên trong hà Ptolemy học tiếng Ai Cập.Lâu nay, nhiều người lầm tưởng rằng, các kim tự tháp ở Ai Cập do tầng lớp nô lệ xây dựng nên. Điều này xuất phát từ việc nhiều nhà làm phim Hollywood đề cập đến trong các tác phẩm điện ảnh.Trên thực tế, điều này hoàn toàn sai. Bởi lẽ, kết quả nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy những người xây dựng các kim tự tháp Ai Cập rõ ràng là thợ thủ công có tay nghề cao.Một hiểu lầm phổ biến tiếp theo là không ít người tin rằng, tất cả kim tự tháp ở Ai Cập cổ đại đều được sơn màu đá vôi.Trên thực tế, nhiều chi tiết bên trong kim tự tháp như trụ cột nội thất được sơn màu đỏ hoặc trắng. Đây là màu sơn cơ bản trong kim tự tháp nổi tiếng của người Ai Cập.Một hiểu lầm khó tin khác là nhiều người tin rằng các võ sĩ giác đấu thời xưa thường chém giết lẫn nhau đến mức một sống một còn trong các cuộc đấu mua vui cho khán giả. Kết thúc trận chiến, kẻ thua cuộc bị người thắng giết chết.Tuy nhiên, không phải trận chiến nào cũng kết thúc bằng việc một võ sĩ giác đấu tử vong. Số phận võ sĩ giác đấu thua cuộc phụ thuộc vào ý kiến của khán giả. Cụ thể, nếu đám đông giơ ngón tay cái lên trời thì võ sĩ thua cuộc có cơ hội sống sót và ngược lại.Nhiều người tin rằng, trước khi đi chinh chiến xa nhà, nam giới thời Trung cổ bắt vợ dùng đai trinh tiết nhằm đảm bảo họ không thể ngoại tình khi người chồng vắng nhà.Tuy nhiên, nhiều chuyên gia, nhà sử học cho hay đai trinh tiết có thể chưa bao giờ được sử dụng cho mục đích này. Thay vào đó, chúng chỉ tồn tại trong các câu chuyện thần thoại. Một trong những lý do được đưa ra là người phụ nữ sẽ không thể sống sót sau vài ngày mang đai trinh tiết vì những vấn đề vệ sinh và sức khỏe.
Một trong những lầm tưởng nổi tiếng là nhiều người tin rằng, Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra là người Ai Cập. Tuy nhiên, sự thật không phải thế. Thực tế, nữ hoàng quyền lực này là người Macedonia khi chào đời ở Alexandria.
Nữ hoàng Cleopatra là một thành viên của nhà Ptolemy và nắm quyền kiểm soát Ai Cập sau cái chết của Alexander Đại đế. Đặc biệt, Cleopatra là thành viên đầu tiên trong hà Ptolemy học tiếng Ai Cập.
Lâu nay, nhiều người lầm tưởng rằng, các kim tự tháp ở Ai Cập do tầng lớp nô lệ xây dựng nên. Điều này xuất phát từ việc nhiều nhà làm phim Hollywood đề cập đến trong các tác phẩm điện ảnh.
Trên thực tế, điều này hoàn toàn sai. Bởi lẽ, kết quả nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy những người xây dựng các kim tự tháp Ai Cập rõ ràng là thợ thủ công có tay nghề cao.
Một hiểu lầm phổ biến tiếp theo là không ít người tin rằng, tất cả kim tự tháp ở Ai Cập cổ đại đều được sơn màu đá vôi.
Trên thực tế, nhiều chi tiết bên trong kim tự tháp như trụ cột nội thất được sơn màu đỏ hoặc trắng. Đây là màu sơn cơ bản trong kim tự tháp nổi tiếng của người Ai Cập.
Một hiểu lầm khó tin khác là nhiều người tin rằng các võ sĩ giác đấu thời xưa thường chém giết lẫn nhau đến mức một sống một còn trong các cuộc đấu mua vui cho khán giả. Kết thúc trận chiến, kẻ thua cuộc bị người thắng giết chết.
Tuy nhiên, không phải trận chiến nào cũng kết thúc bằng việc một võ sĩ giác đấu tử vong. Số phận võ sĩ giác đấu thua cuộc phụ thuộc vào ý kiến của khán giả. Cụ thể, nếu đám đông giơ ngón tay cái lên trời thì võ sĩ thua cuộc có cơ hội sống sót và ngược lại.
Nhiều người tin rằng, trước khi đi chinh chiến xa nhà, nam giới thời Trung cổ bắt vợ dùng đai trinh tiết nhằm đảm bảo họ không thể ngoại tình khi người chồng vắng nhà.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia, nhà sử học cho hay đai trinh tiết có thể chưa bao giờ được sử dụng cho mục đích này. Thay vào đó, chúng chỉ tồn tại trong các câu chuyện thần thoại. Một trong những lý do được đưa ra là người phụ nữ sẽ không thể sống sót sau vài ngày mang đai trinh tiết vì những vấn đề vệ sinh và sức khỏe.