Người Trung Quốc thời xưa tiến hành tục bó chân cho phụ nữ như một biện pháp kiểm soát đức hạnh, vì với đôi chân bé xíu, họ rất khó có thể rời khỏi nhà để làm việc bất chính. Quá trình bó chân sẽ bắt đầu khi người phụ nữ từ 2 đến 5 tuổi, trước khi khung xương chân có cơ hội phát triển. Việc này thường được thực hiện vào mùa đông bởi giá lạnh sẽ làm bớt đi cảm giác đau đớn.
Đầu tiên, từng bàn chân sẽ được ngâm trong nước lá dược thảo hòa máu động vật ấm, có tác dụng ngăn ngừa sự hoại tử. Sau đó tất cả móng chân sẽ được cắt rất sâu để ngăn chặn nguy cơ mọc dài và gây nhiễm trùng sau đó. Trước khi bị “hành hạ”, bàn chân sẽ được xoa bóp nhẹ nhàng. Những dải băng bằng vải lụa hoặc đã được chuẩn bị sẵn và cũng được ngâm vào hỗn hợp dược thảo và máu động vật.
Từng bàn chân sau đó sẽ bị bẻ gãy và cuốn gọn vào trong những dải băng ướt này, nén thật chặt rồi kéo giật mạnh về phía gót chân.
Trình tự này sẽ được lặp lại 2 ngày một lần, với một lần bó chân mới. Mỗi lần bó lại, dải băng lại được thắt chặt hơn nữa làm cho quá trình bó chân càng ngày càng đau đớn. Để công việc này được dễ dàng, đôi khi người ta còn tạo ra những vết cắt sâu ở lòng bàn chân.
Không chỉ đau đớn cùng cực, quá trình bó chân thường gây ra nhiễm trùng. Những chiếc móng chân bị ép vẫn tiếp tục mọc dài ra, đâm vào da thịt gây thối rữa, có khi làm rụng cả ngón chân. Biến chứng này có thể dẫn đến tử vong. Khủng khiếp hơn, đôi khi xương bàn chân bị gò ép còn mọc đâm thẳng về phía gót chân.
Ngoài bệnh tật, người bó chân còn đối mặt với nhiều rủi ro khi vận động. Nếu bị ngã, nguy cơ gãy xương chậu và các xương khác của phụ nữ lớn tuổi là rất cao. Họ cũng khó mà đứng dậy được khi đang ngồi. Tục bó chân đã tồn tại ở Trung Quốc hàng nghìn năm, trước khi bị bãi bỏ vào năm 1928. Ngày nay, người ta chỉ còn thấy những chứng tích ít ỏi của tập tục này trên bàn chân của một số cụ bà.
Người Trung Quốc thời xưa tiến hành tục bó chân cho phụ nữ như một biện pháp kiểm soát đức hạnh, vì với đôi chân bé xíu, họ rất khó có thể rời khỏi nhà để làm việc bất chính.
Quá trình bó chân sẽ bắt đầu khi người phụ nữ từ 2 đến 5 tuổi, trước khi khung xương chân có cơ hội phát triển. Việc này thường được thực hiện vào mùa đông bởi giá lạnh sẽ làm bớt đi cảm giác đau đớn.
Đầu tiên, từng bàn chân sẽ được ngâm trong nước lá dược thảo hòa máu động vật ấm, có tác dụng ngăn ngừa sự hoại tử. Sau đó tất cả móng chân sẽ được cắt rất sâu để ngăn chặn nguy cơ mọc dài và gây nhiễm trùng sau đó.
Trước khi bị “hành hạ”, bàn chân sẽ được xoa bóp nhẹ nhàng. Những dải băng bằng vải lụa hoặc đã được chuẩn bị sẵn và cũng được ngâm vào hỗn hợp dược thảo và máu động vật.
Từng bàn chân sau đó sẽ bị bẻ gãy và cuốn gọn vào trong những dải băng ướt này, nén thật chặt rồi kéo giật mạnh về phía gót chân.
Trình tự này sẽ được lặp lại 2 ngày một lần, với một lần bó chân mới. Mỗi lần bó lại, dải băng lại được thắt chặt hơn nữa làm cho quá trình bó chân càng ngày càng đau đớn. Để công việc này được dễ dàng, đôi khi người ta còn tạo ra những vết cắt sâu ở lòng bàn chân.
Không chỉ đau đớn cùng cực, quá trình bó chân thường gây ra nhiễm trùng. Những chiếc móng chân bị ép vẫn tiếp tục mọc dài ra, đâm vào da thịt gây thối rữa, có khi làm rụng cả ngón chân. Biến chứng này có thể dẫn đến tử vong. Khủng khiếp hơn, đôi khi xương bàn chân bị gò ép còn mọc đâm thẳng về phía gót chân.
Ngoài bệnh tật, người bó chân còn đối mặt với nhiều rủi ro khi vận động. Nếu bị ngã, nguy cơ gãy xương chậu và các xương khác của phụ nữ lớn tuổi là rất cao. Họ cũng khó mà đứng dậy được khi đang ngồi.
Tục bó chân đã tồn tại ở Trung Quốc hàng nghìn năm, trước khi bị bãi bỏ vào năm 1928. Ngày nay, người ta chỉ còn thấy những chứng tích ít ỏi của tập tục này trên bàn chân của một số cụ bà.