Nằm ở khu phố lịch sử Mehrauli ở Delhi, Ấn Độ, cột sắt Delhi là một chứng tích quý giá về nền văn minh Ấn Độ cổ. Quanh chiếc cột này còn nhiều bí ẩn chưa được giải mã thấu đáo.Cao 7.21 mét và có đường kính giảm dần từ 48 cm ở chân cột còn 29 cm khi lên đến đỉnh, cây cột được đúc vào thế kỷ thứ 5. Người cho dựng cột là vua do Kumara Gupta I thuộc triều Gupta, cai trị bắc Ấn Độ trong giai đoạn 320-540.Ban đầu cột này là một phần thuộc đền Muttra, với tượng thần Garuda trên đỉnh. Sau khi ngôi đền bị người Hồi giáo hủy để xây thánh đường Quwwat-ul-Islam, cây cột là phần duy nhất còn sót lại.Trên thân cột có những dòng chữ cho thấy nó đã được dựng lên làm cột cờ để bày tỏ lòng thành kính tới vị thần Vishnu của đạo Hindu, cũng như tưởng nhớ vị vua Gupta là Chandragupta II (375-413).Cột sắt Delhi được làm từ 98% sắt nguyên chất, một độ tinh khiết khiến các nhà luyện kim thời hiện đại phải ngạc nhiên. Việc đúc một chiếc cột khổng lồ với bề mặt rất nhẵn cho thấy kỹ năng tinh xảo của thợ rèn Ấn Độ cổ.Đặc biệt, sau 1.600 năm, cây cột hầu như không bị gỉ sét bất chấp điều kiện thời tiết khắc nghiệt của địa phương. Đâu là điều phi thường ngay cả đối với nhiều loại hợp kim thép hiện đại.Nhiều giả thuyết đã được đưa ra xung quanh kỹ thuật luyện kim cũng như lý do vì sao cây cột sắt Delhi không bị gỉ, nhưng cho đến nay vẫn chưa có lời giải thích nào đạt được sự thuyết phục cao.Chỉ có một điều có thể khẳng định, chắc chắn: Cột sắt chính là một minh chứng sống động cho trình độ tay nghề điêu luyện của những nhà luyện kim Ấn Độ cổ.Theo tín ngưỡng truyền thống, người Ấn Độ sẽ tới đứng dựa vào cột vòng tay ra phía sau ôm lấy nó để lấy hên. Để tránh sự tổn hại từ những hành động này, ngày nay một hàng rào bảo vệ đã được dựng lên quanh cột. Mời quý độc giả xem video: Người dân New Delhi, Ấn Độ thất vọng vì là thủ đô ô nhiễm nhất thế giới | VTV24.
Nằm ở khu phố lịch sử Mehrauli ở Delhi, Ấn Độ, cột sắt Delhi là một chứng tích quý giá về nền văn minh Ấn Độ cổ. Quanh chiếc cột này còn nhiều bí ẩn chưa được giải mã thấu đáo.
Cao 7.21 mét và có đường kính giảm dần từ 48 cm ở chân cột còn 29 cm khi lên đến đỉnh, cây cột được đúc vào thế kỷ thứ 5. Người cho dựng cột là vua do Kumara Gupta I thuộc triều Gupta, cai trị bắc Ấn Độ trong giai đoạn 320-540.
Ban đầu cột này là một phần thuộc đền Muttra, với tượng thần Garuda trên đỉnh. Sau khi ngôi đền bị người Hồi giáo hủy để xây thánh đường Quwwat-ul-Islam, cây cột là phần duy nhất còn sót lại.
Trên thân cột có những dòng chữ cho thấy nó đã được dựng lên làm cột cờ để bày tỏ lòng thành kính tới vị thần Vishnu của đạo Hindu, cũng như tưởng nhớ vị vua Gupta là Chandragupta II (375-413).
Cột sắt Delhi được làm từ 98% sắt nguyên chất, một độ tinh khiết khiến các nhà luyện kim thời hiện đại phải ngạc nhiên. Việc đúc một chiếc cột khổng lồ với bề mặt rất nhẵn cho thấy kỹ năng tinh xảo của thợ rèn Ấn Độ cổ.
Đặc biệt, sau 1.600 năm, cây cột hầu như không bị gỉ sét bất chấp điều kiện thời tiết khắc nghiệt của địa phương. Đâu là điều phi thường ngay cả đối với nhiều loại hợp kim thép hiện đại.
Nhiều giả thuyết đã được đưa ra xung quanh kỹ thuật luyện kim cũng như lý do vì sao cây cột sắt Delhi không bị gỉ, nhưng cho đến nay vẫn chưa có lời giải thích nào đạt được sự thuyết phục cao.
Chỉ có một điều có thể khẳng định, chắc chắn: Cột sắt chính là một minh chứng sống động cho trình độ tay nghề điêu luyện của những nhà luyện kim Ấn Độ cổ.
Theo tín ngưỡng truyền thống, người Ấn Độ sẽ tới đứng dựa vào cột vòng tay ra phía sau ôm lấy nó để lấy hên. Để tránh sự tổn hại từ những hành động này, ngày nay một hàng rào bảo vệ đã được dựng lên quanh cột.
Mời quý độc giả xem video: Người dân New Delhi, Ấn Độ thất vọng vì là thủ đô ô nhiễm nhất thế giới | VTV24.