Khi chê ai đó nói lan man, lặp đi lặp lại một vấn hoặc nói hết chuyện này lại sang chuyện khác, người Việt thường dùng thành ngữ “ con cà, con kê”. Nhưng con "cà" và con "kê" thực ra là con gì?Xung quanh vấn đề này đã có nhiều ý kiến khác nhau được đưa ra. Nhóm quan điểm thứ nhất cho rằng con "cà" chính là con gà theo cách nói của người Việt xưa, còn con "kê" cũng là con gà theo nghĩa Hán Việt.Theo cách lý giải này, "con cà, con kê" đơn giản là nói luẩn quẩn cùng một chuyện, hết con gà lại quay lại... con gà.Nhóm ý kiến thứ hai lại cho rằng "cà" và "kê" ở đây thực chất là hai loại cây. Cụ thể là quả cà và bông kê, là hai thứ rất nhiều hột.Khi gieo ương thì cà và kê mọc rất nhiều cây con, nhiều không đếm xuể. Và nói kiểu "con cà, con kê" là nói tràng giang đại hải, nói nhiều quá mức cần thiết.Lại có ý kiến cho rằng thành ngữ "con cà, con kê" sử dụng từ có gốc tiếng Pháp là từ caquet (phiên âm là "ca kê"), chỉ tiếng gà cục tác, nghĩa bóng là ba hoa. "Cà kê" là cách đọc Việt hóa của từ này.Cho đến nay, chưa thể xác nhận được trong các cách giải thích trên, cách nào là chuẩn nhất. Có lẽ cuộc tranh luận con "cà" con "kê" là con gì còn lâu mới đi đến hồi kết...Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Khi chê ai đó nói lan man, lặp đi lặp lại một vấn hoặc nói hết chuyện này lại sang chuyện khác, người Việt thường dùng thành ngữ “ con cà, con kê”. Nhưng con "cà" và con "kê" thực ra là con gì?
Xung quanh vấn đề này đã có nhiều ý kiến khác nhau được đưa ra. Nhóm quan điểm thứ nhất cho rằng con "cà" chính là con gà theo cách nói của người Việt xưa, còn con "kê" cũng là con gà theo nghĩa Hán Việt.
Theo cách lý giải này, "con cà, con kê" đơn giản là nói luẩn quẩn cùng một chuyện, hết con gà lại quay lại... con gà.
Nhóm ý kiến thứ hai lại cho rằng "cà" và "kê" ở đây thực chất là hai loại cây. Cụ thể là quả cà và bông kê, là hai thứ rất nhiều hột.
Khi gieo ương thì cà và kê mọc rất nhiều cây con, nhiều không đếm xuể. Và nói kiểu "con cà, con kê" là nói tràng giang đại hải, nói nhiều quá mức cần thiết.
Lại có ý kiến cho rằng thành ngữ "con cà, con kê" sử dụng từ có gốc tiếng Pháp là từ caquet (phiên âm là "ca kê"), chỉ tiếng gà cục tác, nghĩa bóng là ba hoa. "Cà kê" là cách đọc Việt hóa của từ này.
Cho đến nay, chưa thể xác nhận được trong các cách giải thích trên, cách nào là chuẩn nhất. Có lẽ cuộc tranh luận con "cà" con "kê" là con gì còn lâu mới đi đến hồi kết...
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.