Theo nhà khoa học chuyên nghiên cứu về khí hậu, đồng thời là Giám đốc Viện Nghiên cứu Không gian (GISS) Gavin Schmidt, không có gì có thể ngăn cản sự nóng lên toàn cầu. Vị chuyên gia này "tiên đoán" 100 năm sau thế giới sẽ có nhiệt độ trung bình tăng khoảng 2 độ C.Ông Schmidt "tiên đoán" những kiểu thời tiết bất thường sẽ xảy ra nhiều hơn trong 100 năm tới.Trong đó, nhà khoa học Schmidt cho rằng, vào mùa hè năm 2050, Greenland có thể không còn băng tuyết bao phủ.Còn ở Nam Cực, tình hình băng tan ở đây tương đối ổn định. Do vậy, nó góp phần giúp mực nước biển dâng ở mức thấp nhất.Tuy nhiên, theo dự đoán của ông Schmidt, ngay cả trong những tình huống tốt nhất, mực nước biển dâng ở mức thấp nhất cũng sẽ khiến khoảng 4 triệu người phải sơ tán, rời khỏi quê hương vào năm 2100.Hệ thống đại dương trên thế giới hấp thụ khoảng 1/3 lượng carbon dioxide mà con người thải ra. Điều này khiến các đại dương trong tương lai trở nên nóng hơn, hòa tan được ít oxy hơn và có tính axit hơn. Điều này đe dọa nghiêm trọng môi trường sống của các sinh vật biển.Cụ thể, quá trình axit hóa đại dương sẽ ảnh hưởng tới sự sinh sản, tồn tại và nguồn thức ăn của ấu trùng cũng như tốc độ sinh trưởng của sinh vật biển, đặc biệt là các loài có lớp vỏ ngoài đá vôi (canxi cacbonat).Tại khu vực nhiệt đới, gần như các rạn san hô có nguy cơ bị phá hủy trong 100 năm tới.Ngay cả khi con người nỗ lực cắt giảm lượng khí thải thì những ngày nắng nóng cực điểm ở khu vực nhiệt đới có thể tăng khoảng 50% vào năm 2050.Đặc biệt, nếu chúng ta không có những giải pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu thì nguồn tài nguyên nước sẽ bị đe họa. Nó có thể gây hạn hán nghiêm trọng trên 40% diện tích đất đai - gấp 2 lần so với hiện nay.
Theo nhà khoa học chuyên nghiên cứu về khí hậu, đồng thời là Giám đốc Viện Nghiên cứu Không gian (GISS) Gavin Schmidt, không có gì có thể ngăn cản sự nóng lên toàn cầu. Vị chuyên gia này "tiên đoán" 100 năm sau thế giới sẽ có nhiệt độ trung bình tăng khoảng 2 độ C.
Ông Schmidt "tiên đoán" những kiểu thời tiết bất thường sẽ xảy ra nhiều hơn trong 100 năm tới.
Trong đó, nhà khoa học Schmidt cho rằng, vào mùa hè năm 2050, Greenland có thể không còn băng tuyết bao phủ.
Còn ở Nam Cực, tình hình băng tan ở đây tương đối ổn định. Do vậy, nó góp phần giúp mực nước biển dâng ở mức thấp nhất.
Tuy nhiên, theo dự đoán của ông Schmidt, ngay cả trong những tình huống tốt nhất, mực nước biển dâng ở mức thấp nhất cũng sẽ khiến khoảng 4 triệu người phải sơ tán, rời khỏi quê hương vào năm 2100.
Hệ thống đại dương trên thế giới hấp thụ khoảng 1/3 lượng carbon dioxide mà con người thải ra. Điều này khiến các đại dương trong tương lai trở nên nóng hơn, hòa tan được ít oxy hơn và có tính axit hơn. Điều này đe dọa nghiêm trọng môi trường sống của các sinh vật biển.
Cụ thể, quá trình axit hóa đại dương sẽ ảnh hưởng tới sự sinh sản, tồn tại và nguồn thức ăn của ấu trùng cũng như tốc độ sinh trưởng của sinh vật biển, đặc biệt là các loài có lớp vỏ ngoài đá vôi (canxi cacbonat).
Tại khu vực nhiệt đới, gần như các rạn san hô có nguy cơ bị phá hủy trong 100 năm tới.
Ngay cả khi con người nỗ lực cắt giảm lượng khí thải thì những ngày nắng nóng cực điểm ở khu vực nhiệt đới có thể tăng khoảng 50% vào năm 2050.
Đặc biệt, nếu chúng ta không có những giải pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu thì nguồn tài nguyên nước sẽ bị đe họa. Nó có thể gây hạn hán nghiêm trọng trên 40% diện tích đất đai - gấp 2 lần so với hiện nay.