Bức ảnh lịch sử chụp người lính trẻ Hans-Georg Henke, 16 tuổi, đang bật khóc. Cậu là thành viên của Đoàn thanh niên Hitler. Bức ảnh này được chụp một ngày trước khi Đức đầu hàng quân đồng minh.Gương mặt của chàng lính trẻ trong bức ảnh thể hiện rõ sự hoang mang, sợ hãi khi tham gia vào cuộc chiến đẫm máu trong khi tuổi đời còn nhỏ.Sau bức ảnh này là câu chuyện cảm động về một người lính Đông Đức bất chấp nguy hiểm đưa một bé trai qua hàng rào thép gai tại Bức tường Berlin để đoàn tụ với gia đình.Nếu người lính Đông Đức trên không làm điều đó thì bố mẹ cậu bé sẽ phải chia lìa đứa trẻ. Do vậy, anh phải làm mọi việc thật cẩn thận để đưa đứa trẻ sang bên kia mà không bị phát giác.Đây là bức ảnh giá trị chụp người anh địu cậu em trai nhỏ vào thời điểm sau khi thành phố Nagasaki, Nhật Bản bị ném bom hạt nhân vào tháng 8/1945. Câu chuyện phía sau bức ảnh chạm vào trái tim mọi người. Bởi lẽ, người em được người anh địu sau lưng đã chết.Người anh đưa em trai đến nơi hỏa táng với đôi môi mím chặt và cố gắng không khóc. Dường như cậu bé này đang nuốt hết nỗi đau, sự mất mát mà bản thân trải qua vào bên trong.Nhiếp ảnh gia Kenneth Jarecke chụp bức ảnh thi hài bị cháy đen của một người đàn ông lái xe tăng năm 1991. Bức ảnh ghi lại dáng vẻ của người đàn ông đang cố gắng thoát thân khi bị tấn công trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh nhưng không thể.Bức ảnh ghi dấu sự việc hãi hùng này là bằng chứng rõ ràng nhất về những mất mát, đau thương mà các cuộc chiến tranh đẫm máu gây ra.Trong Chiến tranh thế giới 2, hàng triệu người bị Đức quốc xã bắt giữ và đưa đến các trại tập trung. Trong số các nạn nhân có cả trẻ em. Bức ảnh này chụp bé gái từng ở một trại tập trung của Đức. Vào năm 1948, em được đưa đến trại dành cho trẻ em cơ nhỡ và vẽ bức tranh về "Ngôi nhà" (Home) với những nét vẽ nguệch ngoạc trên bảng đen.David Seymou đã chụp bức ảnh này ở Warsaw, Ba Lan. Chiến tranh đã khiến hàng triệu trẻ em ở châu Âu mất gia đình, trở thành những đứa trẻ không nơi nương tựa và luôn khát khao một mái ấm gia đình.
Bức ảnh lịch sử chụp người lính trẻ Hans-Georg Henke, 16 tuổi, đang bật khóc. Cậu là thành viên của Đoàn thanh niên Hitler. Bức ảnh này được chụp một ngày trước khi Đức đầu hàng quân đồng minh.
Gương mặt của chàng lính trẻ trong bức ảnh thể hiện rõ sự hoang mang, sợ hãi khi tham gia vào cuộc chiến đẫm máu trong khi tuổi đời còn nhỏ.
Sau bức ảnh này là câu chuyện cảm động về một người lính Đông Đức bất chấp nguy hiểm đưa một bé trai qua hàng rào thép gai tại Bức tường Berlin để đoàn tụ với gia đình.
Nếu người lính Đông Đức trên không làm điều đó thì bố mẹ cậu bé sẽ phải chia lìa đứa trẻ. Do vậy, anh phải làm mọi việc thật cẩn thận để đưa đứa trẻ sang bên kia mà không bị phát giác.
Đây là bức ảnh giá trị chụp người anh địu cậu em trai nhỏ vào thời điểm sau khi thành phố Nagasaki, Nhật Bản bị ném bom hạt nhân vào tháng 8/1945. Câu chuyện phía sau bức ảnh chạm vào trái tim mọi người. Bởi lẽ, người em được người anh địu sau lưng đã chết.
Người anh đưa em trai đến nơi hỏa táng với đôi môi mím chặt và cố gắng không khóc. Dường như cậu bé này đang nuốt hết nỗi đau, sự mất mát mà bản thân trải qua vào bên trong.
Nhiếp ảnh gia Kenneth Jarecke chụp bức ảnh thi hài bị cháy đen của một người đàn ông lái xe tăng năm 1991. Bức ảnh ghi lại dáng vẻ của người đàn ông đang cố gắng thoát thân khi bị tấn công trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh nhưng không thể.
Bức ảnh ghi dấu sự việc hãi hùng này là bằng chứng rõ ràng nhất về những mất mát, đau thương mà các cuộc chiến tranh đẫm máu gây ra.
Trong Chiến tranh thế giới 2, hàng triệu người bị Đức quốc xã bắt giữ và đưa đến các trại tập trung. Trong số các nạn nhân có cả trẻ em. Bức ảnh này chụp bé gái từng ở một trại tập trung của Đức. Vào năm 1948, em được đưa đến trại dành cho trẻ em cơ nhỡ và vẽ bức tranh về "Ngôi nhà" (Home) với những nét vẽ nguệch ngoạc trên bảng đen.
David Seymou đã chụp bức ảnh này ở Warsaw, Ba Lan. Chiến tranh đã khiến hàng triệu trẻ em ở châu Âu mất gia đình, trở thành những đứa trẻ không nơi nương tựa và luôn khát khao một mái ấm gia đình.