Tục thờ cá Ông (cá voi) là một tín ngưỡng của người dân vùng duyên hải miền Trung và miền Nam Việt Nam. Theo tục này, khi dân chài phát hiện được cá voi mắc cạn (gọi là "ông lụy") thì có bổn phận chôn cất và để tang Ông như để tang chính cha mẹ mình. Hàng năm, dân làng chọn ngày "ông lụy" làm lễ cúng giỗ theo nghi thức Nghinh Ông. Ba bốn năm sau khi chôn thì dân làng phải cải táng rồi đem cốt cho nhập lăng và tế chung. Đối với xương cá Ông to lớn thì dân làng sẽ chờ đủ 3 năm cho thịt rã ra rồi mới đem xương vào hòm để đưa về làng thờ. Với trường hợp cá nhỏ, người ta sẽ cho trực tiếp vào hòm và đem về thờ. Ngày nay, nhiều bộ xương cá Ông đã được phục dựng để đáp ứng nhu cầu chiêm bái của người dân và du khách.
Từ nhiều đời nay, làng Địch Vị, (Đan
Phượng, Hà Nội) đã tôn thờ một bức tượng chó đá, được đặt trên bệ thờ
nằm trong quần thể đình chùa của làng. Bức tượng được đục đẽo bằng đá
thô sơ, cao khoảng hơn một mét, nặng vài tạ, bên cạnh có 13 con chó con
quây quần xung quanh, được người dân trong làng kính cẩn gọi là Quan
lớn Hoàng Thạch.Người dân làng có bất cứ chuyện sai trái hay oan khuất gì lại tìm đến đền thờ “Quan lớn Hoàng Thạch” xin chứng giám. Nơi Ngài ngự, tuyệt nhiên không ai dám xâm phạm… Đền Sinh thuộc vùng đất cổ An Mô, xã Lê Lợi, huyện Chí Linh - Hải Dương được biết đến như nơi thờ một khối đá có hình một phụ nữ trong tư thế sinh nở. Đây là một khối đá tự nhiên, cao khoảng 3m, rộng bằng 2 chiếc chiếu. Theo giải thích của dân làng, đây là thạch mẫu đã hạ sinh Đức thánh Phi Bồng. Khối đá tròn nằm ở vị trí trên cùng là đầu, khối đá phía dưới là bầu ngực, hai khối đá lớn, dài hai bên là đầu gối, ở giữa hai đầu gối có hai khối đá tượng trưng nơi sinh nở và bào thai đang chào đời. Hai khối đá mé ngoài cùng là bàn chân. (Ảnh: Báo Hải Dương)
Đền Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) là nơi đang thờ một khối đá được cho là di thể của công chúa Mỵ Châu. Khối đá này có hình rất giống một người ngồi xếp bằng, hai tay để song song đặt lên đầu gối nhưng lại không có đầu. Khối đá gắn với truyền thuyết rằng trước khi chết, Mỵ Châu quỳ gối ôm chân cha mà nói: “Oan cho con lắm. Nếu là kẻ bất trung có lòng hại cha khi chết, thân xác con sẽ hoá thành tro bụi, bằng không hoá thành ngọc, thành đá trôi về hầu cha”. (Ảnh: Lao động Thủ đô)
Ở
Hà Tĩnh và nhiều địa phương miền Trung có tục thờ cúng nõ nường (nõ: cái nêm,
tượng trưng cho sinh thực khí nam; nường: nang, mo nang, tượng trưng cho
sinh thực khí nữ). Vào các dịp lễ hội, nõ và nường sẽ được đưa ra làm lễ cúng. Cao trào của buổi lễ là việc người đàn ông cầm “nõ” để thể hiện động tác giao hoan với một người phụ nữ cầm “nường”.Cụ Rùa được thờ trong đền Ngọc Sơn (Hà Nội) cũng là một linh vật độc đáo, không chỉ của Việt Nam mà cả thế giới.
Cụ thường được coi là hiện thân của một truyền thuyết về lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng của người Việt. Trên phương diện khoa học, Cụ là tiêu bản vô giá của một loài rùa được coi là hiếm nhất trên thế giới đương đại. (Ảnh: Internet)
Tục thờ cá Ông (cá voi) là một tín ngưỡng của người dân vùng duyên hải miền Trung và miền Nam Việt Nam. Theo tục này, khi dân chài phát hiện được cá voi mắc cạn (gọi là "ông lụy") thì có bổn phận chôn cất và để tang Ông như để tang chính cha mẹ mình. Hàng năm, dân làng chọn ngày "ông lụy" làm lễ cúng giỗ theo nghi thức Nghinh Ông.
Ba bốn năm sau khi chôn thì dân làng phải cải táng rồi đem cốt cho nhập lăng và tế chung. Đối với xương cá Ông to lớn thì dân làng sẽ chờ đủ 3 năm cho thịt rã ra rồi mới đem xương vào hòm để đưa về làng thờ. Với trường hợp cá nhỏ, người ta sẽ cho trực tiếp vào hòm và đem về thờ. Ngày nay, nhiều bộ xương cá Ông đã được phục dựng để đáp ứng nhu cầu chiêm bái của người dân và du khách.
Từ nhiều đời nay, làng Địch Vị, (Đan
Phượng, Hà Nội) đã tôn thờ một bức tượng chó đá, được đặt trên bệ thờ
nằm trong quần thể đình chùa của làng. Bức tượng được đục đẽo bằng đá
thô sơ, cao khoảng hơn một mét, nặng vài tạ, bên cạnh có 13 con chó con
quây quần xung quanh, được người dân trong làng kính cẩn gọi là Quan
lớn Hoàng Thạch.
Người dân làng có bất cứ chuyện sai trái hay oan khuất gì lại tìm đến đền thờ “Quan lớn Hoàng Thạch” xin chứng giám. Nơi Ngài ngự, tuyệt nhiên không ai dám xâm phạm…
Đền Sinh thuộc vùng đất cổ An Mô, xã Lê Lợi, huyện Chí Linh - Hải Dương được biết đến như nơi thờ một khối đá có hình một phụ nữ trong tư thế sinh nở. Đây là một khối đá tự nhiên, cao khoảng 3m, rộng bằng 2 chiếc chiếu.
Theo giải thích của dân làng, đây là thạch mẫu đã hạ sinh Đức thánh Phi Bồng. Khối đá tròn nằm ở vị trí trên cùng là đầu, khối đá phía dưới là bầu ngực, hai khối đá lớn, dài hai bên là đầu gối, ở giữa hai đầu gối có hai khối đá tượng trưng nơi sinh nở và bào thai đang chào đời. Hai khối đá mé ngoài cùng là bàn chân. (Ảnh: Báo Hải Dương)
Đền Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) là nơi đang thờ một khối đá được cho là di thể của công chúa Mỵ Châu. Khối đá này có hình rất giống một người ngồi xếp bằng, hai tay để song song đặt lên đầu gối nhưng lại không có đầu.
Khối đá gắn với truyền thuyết rằng trước khi chết, Mỵ Châu quỳ gối ôm chân cha mà nói: “Oan cho con lắm. Nếu là kẻ bất trung có lòng hại cha khi chết, thân xác con sẽ hoá thành tro bụi, bằng không hoá thành ngọc, thành đá trôi về hầu cha”. (Ảnh: Lao động Thủ đô)
Ở
Hà Tĩnh và nhiều địa phương miền Trung có tục thờ cúng nõ nường (nõ: cái nêm,
tượng trưng cho sinh thực khí nam; nường: nang, mo nang, tượng trưng cho
sinh thực khí nữ).
Vào các dịp lễ hội, nõ và nường sẽ được đưa ra làm lễ cúng. Cao trào của buổi lễ là việc người đàn ông cầm “nõ” để thể hiện động tác giao hoan với một người phụ nữ cầm “nường”.
Cụ Rùa được thờ trong đền Ngọc Sơn (Hà Nội) cũng là một linh vật độc đáo, không chỉ của Việt Nam mà cả thế giới.
Cụ thường được coi là hiện thân của một truyền thuyết về lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng của người Việt. Trên phương diện khoa học, Cụ là tiêu bản vô giá của một loài rùa được coi là hiếm nhất trên thế giới đương đại. (Ảnh: Internet)