Trong các cuộc khai quật vào năm 1967 - 1968, nhà khảo cổ học Waldemar Chmielewski tìm thấy bộ hài cốt cô gái khoảng 300 tuổi ở trong hang Tunel Wielki, Ba Lan. Điều khiến các chuyên gia khó hiểu là bên trong miệng của cô gái có đầu của ít nhất một con chim sẻ.Việc chôn cất như thế này chưa từng được phát hiện. Do vậy, các nhà khoa học vô cùng tò mò vì sao cô gái này được mai táng theo cách đặc biệt như vậy.Theo các chuyên gia, người dân ở châu Âu đã ngừng chôn cất người chết trong các hang động từ thời Trung cổ. Thông qua các kiểm tra, phân tích bộ hài cốt, các chuyên gia xác định người cô gái qua đời khi khoảng 10 - 12 tuổi. Bộ hài cốt cũng hé lộ cô gái có dấu hiệu phát triển chậm dường như là do một căn bệnh chuyển hóa gây nên. Tuy nhiên, các chuyên gia không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào về chấn thương hay manh mối giúp giải mã nguyên nhân tử vong của cô gái.Thêm nữa, bên cạnh bộ hài cốt, các chuyên gia không tìm được bất cứ đồ tùy táng nào. Do vậy, các chuyên gia tiến hành các xét nghiệm ADN cũng như kiểm tra những hồ sơ, tư liệu, dữ liệu về những chủng tộc sống cách đây khoảng 300 năm.Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia ban đầu chỉ ra cô gái có khả năng đến từ một khu vực phía bắc Ba Lan, có thể là xung quanh Phần Lan hoặc Karelia ngày nay.Những tài liệu lịch sử ghi chép giai đoạn từ năm 1655 - 1657 cho thấy khu vực phát hiện bộ hài cốt từng bị chiếm đóng bởi một đội quân do Vua Charles X Gustav của Thụy Điển chỉ huy.Quân đội của Vua Charles X Gustav bao gồm nhiều binh sĩ đến từ Phần Lan và Karelia. Những người lính này thường đi cùng gia đình của họ.Từ đây, các chuyên gia suy đoán cô gái được chôn cất với đầu của ít nhất một con chim sẻ trong miệng có thể đã đến khu vực khảo cổ trên trong cuộc chiến tranh từ năm 1655 - 1657. Cô gái này có thể tử vong trong khu rừng nơi có hang động được tìm thấy.Tuy nhiên, hiện các chuyên gia chưa thể làm sáng tỏ lý do vì sao cô gái này được chôn với ít nhất một đầu chim sẻ trong miệng. Mời độc giả xem video: Người dân Đồng Tháp phát hiện hài cốt liệt sĩ. Nguồn: THĐT1.
Trong các cuộc khai quật vào năm 1967 - 1968, nhà khảo cổ học Waldemar Chmielewski tìm thấy bộ hài cốt cô gái khoảng 300 tuổi ở trong hang Tunel Wielki, Ba Lan. Điều khiến các chuyên gia khó hiểu là bên trong miệng của cô gái có đầu của ít nhất một con chim sẻ.
Việc chôn cất như thế này chưa từng được phát hiện. Do vậy, các nhà khoa học vô cùng tò mò vì sao cô gái này được mai táng theo cách đặc biệt như vậy.
Theo các chuyên gia, người dân ở châu Âu đã ngừng chôn cất người chết trong các hang động từ thời Trung cổ. Thông qua các kiểm tra, phân tích bộ hài cốt, các chuyên gia xác định người cô gái qua đời khi khoảng 10 - 12 tuổi.
Bộ hài cốt cũng hé lộ cô gái có dấu hiệu phát triển chậm dường như là do một căn bệnh chuyển hóa gây nên. Tuy nhiên, các chuyên gia không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào về chấn thương hay manh mối giúp giải mã nguyên nhân tử vong của cô gái.
Thêm nữa, bên cạnh bộ hài cốt, các chuyên gia không tìm được bất cứ đồ tùy táng nào. Do vậy, các chuyên gia tiến hành các xét nghiệm ADN cũng như kiểm tra những hồ sơ, tư liệu, dữ liệu về những chủng tộc sống cách đây khoảng 300 năm.
Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia ban đầu chỉ ra cô gái có khả năng đến từ một khu vực phía bắc Ba Lan, có thể là xung quanh Phần Lan hoặc Karelia ngày nay.
Những tài liệu lịch sử ghi chép giai đoạn từ năm 1655 - 1657 cho thấy khu vực phát hiện bộ hài cốt từng bị chiếm đóng bởi một đội quân do Vua Charles X Gustav của Thụy Điển chỉ huy.
Quân đội của Vua Charles X Gustav bao gồm nhiều binh sĩ đến từ Phần Lan và Karelia. Những người lính này thường đi cùng gia đình của họ.
Từ đây, các chuyên gia suy đoán cô gái được chôn cất với đầu của ít nhất một con chim sẻ trong miệng có thể đã đến khu vực khảo cổ trên trong cuộc chiến tranh từ năm 1655 - 1657. Cô gái này có thể tử vong trong khu rừng nơi có hang động được tìm thấy.
Tuy nhiên, hiện các chuyên gia chưa thể làm sáng tỏ lý do vì sao cô gái này được chôn với ít nhất một đầu chim sẻ trong miệng.
Mời độc giả xem video: Người dân Đồng Tháp phát hiện hài cốt liệt sĩ. Nguồn: THĐT1.