Bằng chứng sớm nhất về việc sử dụng mỹ phẩm để làm đẹp của người cổ đại đến từ nền văn minh Ai Cập. Chính vì vậy, nhiều người suy đoán mỹ phẩm lần đầu tiên được sử dụng ở Ai Cập cổ đại.Một số tài liệu chỉ ra rằng, người Ai Cập cổ đại sử dụng mỹ vào vào khoảng năm 10000 TCN. Cũng trong giai đoạn này, các chuyên gia phát hiện con người thời cổ đại sử dụng tinh dầu thơm.Những loại tinh dầu này được người Ai Cập cổ đại dùng để làm sạch, giúp làn da trở nên mềm mại hơn. Chúng cũng được sử dụng dùng để bôi lên cơ thể khi thời tiết nắng nóng. Các chuyên gia khảo cổ đã tìm thấy nhiều bình đựng tinh dầu của người Ai Cập trong đó nổi tiếng nhất là cổ vật có từ triều đại Pharaonic.Người Ai Cập cổ đại cũng là người phát minh ra việc trang điểm mắt vào khoảng năm 4000 TCN. Theo đó, người Ai Cập tô viên mắt đậm bằng cách sử dụng muội than với một khoáng chất có tên galena để tạo ra thuốc mỡ đen hay còn gọi là kohl. Họ cũng tạo ra phấn mắt màu xanh lá cây bằng cách kết hợp loại khoáng chất có tên malachite với galena để nhuộm màu thuốc mỡ.Không chỉ phụ nữ Ai Cập trang điểm mà cả nam giới cũng thích thú với việc làm đẹp này. Tất cả giai cấp trong xã hội Ai Cập đều trang điểm. Thêm vào đó, người Ai Cập tin việc phủ một lớp trang điểm dày lên mắt có thể giúp chữa một số bệnh về mắt, thậm chí giữ họ khỏi sự chú ý của quỷ dữ.Một số nghiên cứu của các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, kohl của người Ai Cập có khả năng giết chết những vi khuẩn có hại. Từ đó, người dân Ai Cập tránh được những bệnh về mắt.Người Ai Cập cũng sử dụng những quả mọng màu đỏ để tô lên gương mặt và môi của mình để trở nên xinh đẹp, hấp dẫn sơn. Họ cũng điều chế ra một loại bột từ gỗ bạch dương, được gọi là chất bạch diên làm phấn. Đây được coi là tiền thân của son môi và phấn má ngày nay. Người Ai Cập còn dùng sữa để có một làn da trắng sáng, mịn màng.Không chỉ người Ai Cập sử dụng mỹ phẩm để làm đẹp từ xa xưa mà nhiều nền văn minh khác cũng có những bước tiến đáng kể trong việc làm đẹp cho con người. Trong số đó phải kể đến người La Mã.Người La Mã tạo ra nước hoa ở dạng lỏng. Theo đó, người ta ngâm cánh, nhụy hoa và rễ rồi lọc lấy tinh chất. Những tinh chất này được trộn cùng 1 dung dịch được chiết xuất từ quả nho và quả oliu rồi ngâm trong vòng 15 ngày. Sau đó sẽ cho ra đời dung dịch nước hoa hoàn chỉnh.Người Trung Quốc được cho là nơi khởi phát của việc sơn móng tay, Theo đó, vào khoảng 5000 năm trước, tầng lớp quý tộc Trung Quốc sử dụng lòng trắng trứng, sáp ong, nhựa cây và cánh hoa để tạo ra một hỗn hợp rồi ngâm móng tay trong nhiều giờ để có màu móng tay ưng ý.
Bằng chứng sớm nhất về việc sử dụng mỹ phẩm để làm đẹp của người cổ đại đến từ nền văn minh Ai Cập. Chính vì vậy, nhiều người suy đoán mỹ phẩm lần đầu tiên được sử dụng ở Ai Cập cổ đại.
Một số tài liệu chỉ ra rằng, người Ai Cập cổ đại sử dụng mỹ vào vào khoảng năm 10000 TCN. Cũng trong giai đoạn này, các chuyên gia phát hiện con người thời cổ đại sử dụng tinh dầu thơm.
Những loại tinh dầu này được người Ai Cập cổ đại dùng để làm sạch, giúp làn da trở nên mềm mại hơn. Chúng cũng được sử dụng dùng để bôi lên cơ thể khi thời tiết nắng nóng. Các chuyên gia khảo cổ đã tìm thấy nhiều bình đựng tinh dầu của người Ai Cập trong đó nổi tiếng nhất là cổ vật có từ triều đại Pharaonic.
Người Ai Cập cổ đại cũng là người phát minh ra việc trang điểm mắt vào khoảng năm 4000 TCN. Theo đó, người Ai Cập tô viên mắt đậm bằng cách sử dụng muội than với một khoáng chất có tên galena để tạo ra thuốc mỡ đen hay còn gọi là kohl. Họ cũng tạo ra phấn mắt màu xanh lá cây bằng cách kết hợp loại khoáng chất có tên malachite với galena để nhuộm màu thuốc mỡ.
Không chỉ phụ nữ Ai Cập trang điểm mà cả nam giới cũng thích thú với việc làm đẹp này. Tất cả giai cấp trong xã hội Ai Cập đều trang điểm. Thêm vào đó, người Ai Cập tin việc phủ một lớp trang điểm dày lên mắt có thể giúp chữa một số bệnh về mắt, thậm chí giữ họ khỏi sự chú ý của quỷ dữ.
Một số nghiên cứu của các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, kohl của người Ai Cập có khả năng giết chết những vi khuẩn có hại. Từ đó, người dân Ai Cập tránh được những bệnh về mắt.
Người Ai Cập cũng sử dụng những quả mọng màu đỏ để tô lên gương mặt và môi của mình để trở nên xinh đẹp, hấp dẫn sơn. Họ cũng điều chế ra một loại bột từ gỗ bạch dương, được gọi là chất bạch diên làm phấn. Đây được coi là tiền thân của son môi và phấn má ngày nay. Người Ai Cập còn dùng sữa để có một làn da trắng sáng, mịn màng.
Không chỉ người Ai Cập sử dụng mỹ phẩm để làm đẹp từ xa xưa mà nhiều nền văn minh khác cũng có những bước tiến đáng kể trong việc làm đẹp cho con người. Trong số đó phải kể đến người La Mã.
Người La Mã tạo ra nước hoa ở dạng lỏng. Theo đó, người ta ngâm cánh, nhụy hoa và rễ rồi lọc lấy tinh chất. Những tinh chất này được trộn cùng 1 dung dịch được chiết xuất từ quả nho và quả oliu rồi ngâm trong vòng 15 ngày. Sau đó sẽ cho ra đời dung dịch nước hoa hoàn chỉnh.
Người Trung Quốc được cho là nơi khởi phát của việc sơn móng tay, Theo đó, vào khoảng 5000 năm trước, tầng lớp quý tộc Trung Quốc sử dụng lòng trắng trứng, sáp ong, nhựa cây và cánh hoa để tạo ra một hỗn hợp rồi ngâm móng tay trong nhiều giờ để có màu móng tay ưng ý.