Mục tiêu ban đầu của IQ: Ít ai biết rằng, mục tiêu ban đầu của chỉ số IQ hoàn toàn trái ngược với cách mà chúng ta sử dụng nó hiện nay. Bản thân Alfred Binet và Theodore Simon - những người xây dựng cách tính IQ vào năm 1905, chỉ muốn dùng nó để phát hiện các trẻ em bị thiểu năng trí tuệ.Trong khi ngày nay, con người dùng IQ để đo trí thông minh và phát hiện ra những thiên tài.Vấn đề của Einstein: Câu chuyện về việc Einstein là một học sinh yếu kém khi còn đi học có phần sai sự thật. Theo tư liệu lịch sử, thực ra các bài kiểm tra của ông luôn đạt điểm từ khá trở lên, đặc biệt xuất sắc trong các lĩnh vực liên quan tới tự nhiên.Mặc dù có chỉ số IQ cực cao, tuy nhiên Einstein lại chỉ đạt điểm vừa phải trong các bộ môn như tiếng Pháp, Địa lý. Người ta ví von rằng, nếu Einstein thi vào trường Bách khoa Liên bang Thụy Sĩ, chắc chắn ông sẽ bị đánh trượt vì không giỏi ngoại ngữ bằng một học sinh có IQ thấp hơn mình.Vấn đề thời gian trong bài kiểm IQ: Các bài kiểm IQ thông thường có thời gian hẹn giờ, thật sự không phù hợp với những người cẩn trọng. Họ tư duy rất chính xác, cẩn thận tuy nhiên, điểm IQ có thể lại không cao vì giới hạn thời gian không phù hợp.IQ không đo được chỉ số sáng tạo: IQ không đo được chỉ số sáng tạo của con người. Chúng ta thường biết Einstein có chỉ số IQ là 160, Leonardo da Vinci là 220. Điều này đâu thể khẳng định rằng, Einstein không sáng tạo bằng thiên tài người Italia? Đồng thời chỉ số IQ đâu thể giúp ta so sánh các thiên tài trong các lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn toán học với ngôn ngữ.Trên thực tế, việc đo chỉ số thông minh của các thiên tài thời trước trong các lĩnh vực khác nhau là rất khó chính xác. Người ta hoàn toàn phải ước lượng chỉ số ấy thông qua những cống hiến mà các thiên tài để lại cho cuộc đời.Kiểm tra IQ chỉ phù hợp với trẻ em: Nhiều nghiên cứu cho khi con người bước đến độ tuổi 15, các bài kiểm tra IQ đã không còn quá quan trọng nữa. Vào thời điểm này, chỉ số IQ đạt tới sự ổn định và gần như không tăng lên nữa trong suốt cuộc đời.Do vậy, IQ chỉ thực sự thích hợp với trẻ em ở độ tuổi thấp hơn, vì nó phản ánh một cách khá chính xác tương quan trí thông minh giữa hai đứa trẻ khác nhau, với sự phát triển tuổi trí tuệ khác nhau.Bài kiểm IQ không công bằng: Các bài kiểm tra IQ thật sự không công bằng. Vì phần lớn chúng ta sử dụng những câu hỏi thuộc lĩnh vực kiến thức chung để kiểm tra IQ một đứa trẻ. Do đó, nó hàm chứa sự may rủi rất cao nếu như đứa trẻ vô tình biết hết những gì có trong bài kiểm tra.Chẳng hạn, với một bé chỉ nhìn thấy quả táo màu xanh từ nhỏ. Vậy với câu hỏi “quả táo màu gì?” khi đưa đáp án là màu đỏ, hiển nhiên em sẽ làm sai. Điều đó liệu có nói lên rằng em không thông minh?
Mục tiêu ban đầu của IQ: Ít ai biết rằng, mục tiêu ban đầu của chỉ số IQ hoàn toàn trái ngược với cách mà chúng ta sử dụng nó hiện nay. Bản thân Alfred Binet và Theodore Simon - những người xây dựng cách tính IQ vào năm 1905, chỉ muốn dùng nó để phát hiện các trẻ em bị thiểu năng trí tuệ.
Trong khi ngày nay, con người dùng IQ để đo trí thông minh và phát hiện ra những thiên tài.
Vấn đề của Einstein: Câu chuyện về việc Einstein là một học sinh yếu kém khi còn đi học có phần sai sự thật. Theo tư liệu lịch sử, thực ra các bài kiểm tra của ông luôn đạt điểm từ khá trở lên, đặc biệt xuất sắc trong các lĩnh vực liên quan tới tự nhiên.
Mặc dù có chỉ số IQ cực cao, tuy nhiên Einstein lại chỉ đạt điểm vừa phải trong các bộ môn như tiếng Pháp, Địa lý. Người ta ví von rằng, nếu Einstein thi vào trường Bách khoa Liên bang Thụy Sĩ, chắc chắn ông sẽ bị đánh trượt vì không giỏi ngoại ngữ bằng một học sinh có IQ thấp hơn mình.
Vấn đề thời gian trong bài kiểm IQ: Các bài kiểm IQ thông thường có thời gian hẹn giờ, thật sự không phù hợp với những người cẩn trọng. Họ tư duy rất chính xác, cẩn thận tuy nhiên, điểm IQ có thể lại không cao vì giới hạn thời gian không phù hợp.
IQ không đo được chỉ số sáng tạo: IQ không đo được chỉ số sáng tạo của con người. Chúng ta thường biết Einstein có chỉ số IQ là 160, Leonardo da Vinci là 220. Điều này đâu thể khẳng định rằng, Einstein không sáng tạo bằng thiên tài người Italia? Đồng thời chỉ số IQ đâu thể giúp ta so sánh các thiên tài trong các lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn toán học với ngôn ngữ.
Trên thực tế, việc đo chỉ số thông minh của các thiên tài thời trước trong các lĩnh vực khác nhau là rất khó chính xác. Người ta hoàn toàn phải ước lượng chỉ số ấy thông qua những cống hiến mà các thiên tài để lại cho cuộc đời.
Kiểm tra IQ chỉ phù hợp với trẻ em: Nhiều nghiên cứu cho khi con người bước đến độ tuổi 15, các bài kiểm tra IQ đã không còn quá quan trọng nữa. Vào thời điểm này, chỉ số IQ đạt tới sự ổn định và gần như không tăng lên nữa trong suốt cuộc đời.
Do vậy, IQ chỉ thực sự thích hợp với trẻ em ở độ tuổi thấp hơn, vì nó phản ánh một cách khá chính xác tương quan trí thông minh giữa hai đứa trẻ khác nhau, với sự phát triển tuổi trí tuệ khác nhau.
Bài kiểm IQ không công bằng: Các bài kiểm tra IQ thật sự không công bằng. Vì phần lớn chúng ta sử dụng những câu hỏi thuộc lĩnh vực kiến thức chung để kiểm tra IQ một đứa trẻ. Do đó, nó hàm chứa sự may rủi rất cao nếu như đứa trẻ vô tình biết hết những gì có trong bài kiểm tra.
Chẳng hạn, với một bé chỉ nhìn thấy quả táo màu xanh từ nhỏ. Vậy với câu hỏi “quả táo màu gì?” khi đưa đáp án là màu đỏ, hiển nhiên em sẽ làm sai. Điều đó liệu có nói lên rằng em không thông minh?