1. Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam ngày 2/9/1945 được Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo, trong đó có trích dẫn một số câu nổi tiếng trong bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp. Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam năm 1945 đã khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Tuyên ngôn độc lập khẳng định ý chí sắt đá không có gì có thể lay chuyển nổi và đồng thời là triết lý nhân sinh vĩnh hằng của dân tộc Việt Nam được Bác Hồ tìm ra tư tưởng cốt lõi đó là “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. 2. Ngày 4/7/1776, bản Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ra đời. Đây là văn bản chính trị có ý nghĩa lịch sử tuyên bố 13 bang thuộc địa Bắc Mỹ ly khai khỏi Vương quốc Anh. Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ do Tổng thống Thomas Jefferson soạn thảo được tuyên bố ngày 4/7/1776. Bản Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều văn bản chính trị nổi tiếng khác như Tuyên ngôn độc lập của một số nước. 3. Năm 1789, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp ra đời. Văn bản chính trị này do hầu tước Marquis Lafayette soạn thảo. Ngày 26/8/1789, Quốc hội Lập hiến thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền. Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp bao gồm 17 điều khoản, trong đó có nhiều điều chú trọng vào vấn đề tự do, bình đẳng và quyền lợi của mỗi cá nhân không thể bị tước bỏ. 4. Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản của Đức năm 1848 là văn bản chính trị do C.Mác và Ph.Ăngghen soạn thảo. Bản tuyên ngôn này đã trở thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản của Đức đã đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác bao gồm ba bộ phận: triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa cộng sản khoa học. 5. Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ năm 1863 đã đặt nền móng cho Bản Hiến pháp Sửa đổi lần thứ 13 năm 1865, giải phóng 4 triệu nô lệ Mỹ.
Mặc dù bản tuyên ngôn không xóa bỏ chế độ nô lệ khi chỉ giải phóng cho 20.000 nô lệ nhưng văn bản trên vẫn có ý nghĩa lịch sử to lớn. 6. Tuyên ngôn Quốc tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 10/12/1948 tại Paris, Pháp. Văn bản chính trị này đã được dịch ra 375 ngôn ngữ.
Đây là tuyên ngôn nhân quyền đầu tiên trên thế giới, trong đó thúc đẩy các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc tôn trọng quyền cơ bản của con người.
1. Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam ngày 2/9/1945 được Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo, trong đó có trích dẫn một số câu nổi tiếng trong bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp.
Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam năm 1945 đã khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Tuyên ngôn độc lập khẳng định ý chí sắt đá không có gì có thể lay chuyển nổi và đồng thời là triết lý nhân sinh vĩnh hằng của dân tộc Việt Nam được Bác Hồ tìm ra tư tưởng cốt lõi đó là “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.
2. Ngày 4/7/1776, bản Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ra đời. Đây là văn bản chính trị có ý nghĩa lịch sử tuyên bố 13 bang thuộc địa Bắc Mỹ ly khai khỏi Vương quốc Anh. Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ do Tổng thống Thomas Jefferson soạn thảo được tuyên bố ngày 4/7/1776.
Bản Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều văn bản chính trị nổi tiếng khác như Tuyên ngôn độc lập của một số nước.
3. Năm 1789, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp ra đời. Văn bản chính trị này do hầu tước Marquis Lafayette soạn thảo. Ngày 26/8/1789, Quốc hội Lập hiến thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.
Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp bao gồm 17 điều khoản, trong đó có nhiều điều chú trọng vào vấn đề tự do, bình đẳng và quyền lợi của mỗi cá nhân không thể bị tước bỏ.
4. Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản của Đức năm 1848 là văn bản chính trị do C.Mác và Ph.Ăngghen soạn thảo. Bản tuyên ngôn này đã trở thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản của Đức đã đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác bao gồm ba bộ phận: triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa cộng sản khoa học.
5. Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ năm 1863 đã đặt nền móng cho Bản Hiến pháp Sửa đổi lần thứ 13 năm 1865, giải phóng 4 triệu nô lệ Mỹ.
Mặc dù bản tuyên ngôn không xóa bỏ chế độ nô lệ khi chỉ giải phóng cho 20.000 nô lệ nhưng văn bản trên vẫn có ý nghĩa lịch sử to lớn.
6. Tuyên ngôn Quốc tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 10/12/1948 tại Paris, Pháp. Văn bản chính trị này đã được dịch ra 375 ngôn ngữ.
Đây là tuyên ngôn nhân quyền đầu tiên trên thế giới, trong đó thúc đẩy các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc tôn trọng quyền cơ bản của con người.