William Kidd (1645-1701) là một người Mỹ gốc Scottland, đã từng là một vệ sĩ chuyên bảo vệ các tàu buôn chống lại sự đe dọa của cướp biển trước khi trở thành một trùm cướp biển khét tiếng, nỗi kinh hoàng của các tàu buôn Âu - Mỹ. Sau một phi vụ không thành, hắn đã bị bắt và đưa về Anh treo cổ.
"Edward Teach "Râu Đen" (1680-1718) là tên cướp biển người Anh nổi tiếng về sự tàn bạo, sẵn sàng giết chết các tù nhân trên những con tàu hắn chiếm được. Ở đỉnh cao sự nghiệp, "Râu Đen" có 300 quân dưới quyền và đã từng đánh bại tàu chiến HMS "Scarborough". Trong một cuộc đụng độ ác liệt với hải quân Anh, hắn đã bị đánh bại và bắt sống. Sau đó, "Râu Đen" đã bị xử chém và bêu đầu để răn đe những tên cướp biển khác.
Trùm cướp biển xứ Wales Bartholomew Roberts (1682-1722) xuất thân từ một sĩ quan trong hải quân Anh. Trong sự nghiệp cướp biển của mình, hắn nổi tiếng về sự dũng cảm cùng số tàu cướp được lên đến mức kỷ lục: 400 tàu. Hắn tử trận trong một trận đánh khốc liệt với thuyền trưởng Chaloner Ogle của Hải quân Hoàng gia Anh. Henry Every (1653-?) cũng là một tên cướp biển đã từng phục vụ trong Hải quân Hoàng gia Anh. Hắn trở thành một thủ lĩnh cướp biển sau một cuộc nổi loạn của binh lính trên tàu và trở thành một nỗi kinh hoàng của thuyền bè qua lại khu vực Biển Đỏ. Được coi là một trong những trùm cướp biển giàu nhất lịch sử, Henry đã bị nhiều băng nhóm săn lùng sau khi giải nghệ. Không ai biết kết cục cuộc đời của hắn ra sao.Sau khi đi du lịch khắp thế giới cùng gia đình, cô gái xứ Wales Anne Bonny (1700-1782) đã kết hôn với người thủy thủ tên James Bonny. Không hài lòng với người chồng, Anne đã tìm đến với nhiều thủy thủy thuộc các con thuyền khác nhau và cuối cùng cưới Rackham, thuyền trưởng một tàu cướp biển. Hành xử như một người đàn ông, Anne dần dần giành được quyền lực và trở thành nữ cướp biển khét tiếng trong lịch sử. Theo nhiều nhân chứng, ả đã kết thúc cuộc đời trong nhà tù.
Sir Henry Morgan (1635-1688) là tên cướp biển xứ Wales đã thao túng cả vùng biển Caribbean trong một thời gian dài. HaHenry thậm chí còn thách thức quyền lực hải quân Tây Ban Nha và cản trở đáng kể hoạt động của Công ty Đông Ấn Hà Lan trong khu vực. Chiến tích lớn nhất của Henry là tấn công thành phố Panama, chiếm 30 thuyền với 1.200 nam giới. Sau khi chiến tranh Anh - Tây Ban Nha bùng nổ, Henry được người Anh trọng dụng và sau này trở thành phó thống đốc Jamaica.
Francois l'Olonnais (1635-1668), người Pháp, từng là một kẻ làm thuê nghèo khổ ở các đồn điền Mỹ trước khi trở thành một tên cướp biển khiến nhiều người kinh sợ. Trong sự nghiệp của mình, hắn nổi tiếng vì sự man rợ đến khó tin. Có giai thoại kể rằng hắn đã ăn trái tim một người lính Tây Ban Nha vì dám tấn công mình. Sau khi lạc vào một hoang đảo ở Panama, hắn và đồng bọn đã bị thổ dân bắt giữ và ăn thịt. Sir Francis Drake (1540-1595) bị người Tây Ban Nha coi là một tên cướp biển đáng nguyền rủa, nhưng lại được người Anh coi là anh hùng. Dưới trướng của nữ hoang Anh Elizabeth, Francis Drake đã tấn công và cướp phá hàng loạt thành phố thuộc địa của Tây Ban Nha ở Bắc Mỹ. Ông chết như một người bình thường vì chứng kiết lỵ khi đang ở ngoài khơi Florida.
Trương Bảo (1786-1822) là con trai một ngư dân Trung Quốc, bị cướp biển bắt cóc cùng mẹ mình và sau này trở thành trùm cướp biển lừng lẫy nhất lịch sử Trung Quốc. Trong đỉnh cao sự nghiệp, Trương đã chỉ huy một đội quân hơn 50.000 người và hàng trăm tàu, kiểm soát bờ biển Quảng Đông và tích lũy một kho tàng vĩ đại giấu trong hang động. Sau khi bị bắt giữ, Trương Bảo đã phục vụ chính quyền nhà Thanh như một sĩ quan hải quân chuyên săn lùng cướp biển.
Trịnh Nhất Tẩu (1775 - 1844) là một nữ cướp biển khét tiếng trong thời kỳ nhà Thanh ở Trung Hoa. Xuất thân là một kỹ nữ có nhan sắc, năm 1801 bà cưới tướng cướp Trịnh Nhất. Hai vợ chồng cướp biển họ Trịnh đã cùng nhau gây dựng lên đế chế hải tặc thao túng toàn bộ vùng biển từ phía Nam Trung Quốc sang đến Malaysia. Năm 1807, Trịnh Nhất chết, Trịnh Nhất Tẩu thâu tóm toàn bộ quyền lực. Năm 1810, do thất thế trước hải quân của chính quyền, theo một thỏa ước, nữ cướp biển đã phải chấp nhận hoàn lương và sống bằng nghề làm chủ sòng bạc và nhà chứa.
William Kidd (1645-1701) là một người Mỹ gốc Scottland, đã từng là một vệ sĩ chuyên bảo vệ các tàu buôn chống lại sự đe dọa của cướp biển trước khi trở thành một trùm cướp biển khét tiếng, nỗi kinh hoàng của các tàu buôn Âu - Mỹ. Sau một phi vụ không thành, hắn đã bị bắt và đưa về Anh treo cổ.
"Edward Teach "Râu Đen" (1680-1718) là tên cướp biển người Anh nổi tiếng về sự tàn bạo, sẵn sàng giết chết các tù nhân trên những con tàu hắn chiếm được. Ở đỉnh cao sự nghiệp, "Râu Đen" có 300 quân dưới quyền và đã từng đánh bại tàu chiến HMS "Scarborough". Trong một cuộc đụng độ ác liệt với hải quân Anh, hắn đã bị đánh bại và bắt sống. Sau đó, "Râu Đen" đã bị xử chém và bêu đầu để răn đe những tên cướp biển khác.
Trùm cướp biển xứ Wales Bartholomew Roberts (1682-1722) xuất thân từ một sĩ quan trong hải quân Anh. Trong sự nghiệp cướp biển của mình, hắn nổi tiếng về sự dũng cảm cùng số tàu cướp được lên đến mức kỷ lục: 400 tàu. Hắn tử trận trong một trận đánh khốc liệt với thuyền trưởng Chaloner Ogle của Hải quân Hoàng gia Anh.
Henry Every (1653-?) cũng là một tên cướp biển đã từng phục vụ trong Hải quân Hoàng gia Anh. Hắn trở thành một thủ lĩnh cướp biển sau một cuộc nổi loạn của binh lính trên tàu và trở thành một nỗi kinh hoàng của thuyền bè qua lại khu vực Biển Đỏ. Được coi là một trong những trùm cướp biển giàu nhất lịch sử, Henry đã bị nhiều băng nhóm săn lùng sau khi giải nghệ. Không ai biết kết cục cuộc đời của hắn ra sao.
Sau khi đi du lịch khắp thế giới cùng gia đình, cô gái xứ Wales Anne Bonny (1700-1782) đã kết hôn với người thủy thủ tên James Bonny. Không hài lòng với người chồng, Anne đã tìm đến với nhiều thủy thủy thuộc các con thuyền khác nhau và cuối cùng cưới Rackham, thuyền trưởng một tàu cướp biển. Hành xử như một người đàn ông, Anne dần dần giành được quyền lực và trở thành nữ cướp biển khét tiếng trong lịch sử. Theo nhiều nhân chứng, ả đã kết thúc cuộc đời trong nhà tù.
Sir Henry Morgan (1635-1688) là tên cướp biển xứ Wales đã thao túng cả vùng biển Caribbean trong một thời gian dài. HaHenry thậm chí còn thách thức quyền lực hải quân Tây Ban Nha và cản trở đáng kể hoạt động của Công ty Đông Ấn Hà Lan trong khu vực. Chiến tích lớn nhất của Henry là tấn công thành phố Panama, chiếm 30 thuyền với 1.200 nam giới. Sau khi chiến tranh Anh - Tây Ban Nha bùng nổ, Henry được người Anh trọng dụng và sau này trở thành phó thống đốc Jamaica.
Francois l'Olonnais (1635-1668), người Pháp, từng là một kẻ làm thuê nghèo khổ ở các đồn điền Mỹ trước khi trở thành một tên cướp biển khiến nhiều người kinh sợ. Trong sự nghiệp của mình, hắn nổi tiếng vì sự man rợ đến khó tin. Có giai thoại kể rằng hắn đã ăn trái tim một người lính Tây Ban Nha vì dám tấn công mình. Sau khi lạc vào một hoang đảo ở Panama, hắn và đồng bọn đã bị thổ dân bắt giữ và ăn thịt.
Sir Francis Drake (1540-1595) bị người Tây Ban Nha coi là một tên cướp biển đáng nguyền rủa, nhưng lại được người Anh coi là anh hùng. Dưới trướng của nữ hoang Anh Elizabeth, Francis Drake đã tấn công và cướp phá hàng loạt thành phố thuộc địa của Tây Ban Nha ở Bắc Mỹ. Ông chết như một người bình thường vì chứng kiết lỵ khi đang ở ngoài khơi Florida.
Trương Bảo (1786-1822) là con trai một ngư dân Trung Quốc, bị cướp biển bắt cóc cùng mẹ mình và sau này trở thành trùm cướp biển lừng lẫy nhất lịch sử Trung Quốc. Trong đỉnh cao sự nghiệp, Trương đã chỉ huy một đội quân hơn 50.000 người và hàng trăm tàu, kiểm soát bờ biển Quảng Đông và tích lũy một kho tàng vĩ đại giấu trong hang động. Sau khi bị bắt giữ, Trương Bảo đã phục vụ chính quyền nhà Thanh như một sĩ quan hải quân chuyên săn lùng cướp biển.
Trịnh Nhất Tẩu (1775 - 1844) là một nữ cướp biển khét tiếng trong thời kỳ nhà Thanh ở Trung Hoa. Xuất thân là một kỹ nữ có nhan sắc, năm 1801 bà cưới tướng cướp Trịnh Nhất. Hai vợ chồng cướp biển họ Trịnh đã cùng nhau gây dựng lên đế chế hải tặc thao túng toàn bộ vùng biển từ phía Nam Trung Quốc sang đến Malaysia. Năm 1807, Trịnh Nhất chết, Trịnh Nhất Tẩu thâu tóm toàn bộ quyền lực. Năm 1810, do thất thế trước hải quân của chính quyền, theo một thỏa ước, nữ cướp biển đã phải chấp nhận hoàn lương và sống bằng nghề làm chủ sòng bạc và nhà chứa.