Kỹ năng tổ chức: Nếu đứa con đang tuổi dậy thì của bạn ăn ở không ngăn nắp, bừa bộn và thiếu tổ chức thì khả năng vùng não gắn liền với những kiến thức không gian đang không được tốt cho lắm. Trí nhớ của trẻ cũng chưa phát triển hết nên trẻ thường quên mất chỗ để những đồ vật quan trọng hoặc không nhớ lúc nào cần làm việc gì. Thời điểm này cần tạo điều kiện để trẻ phát triển kỹ năng tổ chức, đặc biệt là tạo ra những dấu ấn để trẻ có thể ghi nhớ giờ nào làm việc nào.Kỹ năng ra quyết định: Khi nuôi dạy con tuổi dậy thì cần dạy trẻ cách đưa ra những quyết định sáng suốt. Mặc dù xây dựng kỹ năng này tốn rất nhiều thời gian nhưng cha mẹ hoàn toàn có thể nuôi dạy những người ra quyết định tốt bằng cách để trẻ suy nghĩ về lợi ích và tác hại của cùng một vấn đề rồi trao đổi với trẻ về những kết quả của từng quyết định. Theo nghiên cứu thì đến tuổi 10-11, trẻ biết quyết định hợp lý thường ít lo lắng và buồn bã, ít gặp rắc rối với bạn bè. Tình cảm và sự ấm áp: Trong suốt những năm của tuổi thiếu niên, trẻ sẽ gây không ít rắc rối cho bố mẹ nhưng không vì thế mà cha mẹ được phép quên đi cần thể hiện tình cảm và sự ấm áp đối với trẻ, kể cả khi tức giận. Nghiên cứu chứng minh trẻ có mẹ tình cảm, ủng hộ thì ít cảm thấy lo lắng, buồn bã hơn đồng thời kiểm soát bản thân tốt hơn những người mẹ lúc nào cũng tức giận và hay tranh cãi. Các phương tiện kiểm soát căng thẳng: Trong những năm cuối của giai đoạn dậy thì, tình cảm của trẻ lên cao và phản ứng với căng thẳng trở nên rắc rối hơn. Những kỹ năng kiểm soát căng thẳng mà trẻ học được trong giai đoạn này sẽ ăn sâu trong não bộ của trẻ trong nhiều năm tiếp theo. Vì vậy, cần dạy trẻ đối phó với stress một cách lành mạnh.Tình bạn và tình cảm: Mặc dù không mấy hứng thú khi phải làm bạn với bố mẹ nhưng trẻ sẽ luôn tốt hơn nếu có sự ủng hộ về tình cảm của gia đình. Nếu luôn có gia đình đứng sau, trẻ sẽ ít bị suy sụp khi bị căng thẳng quá độ. Những lời khuyên nhủ nhẹ nhàng: Đôi lúc con trẻ cần được hướng dẫn chỉ bảo, nhưng tuyệt nhiên những lời la mắng, tức giận hay kỷ luật khắt khe sẽ không mang lại kết quả tốt nhất. Do vậy, người lớn nên gần gũi với trẻ, tôn trọng và trao đổi về các rắc rối của trẻ để hạn chế bớt những hành vi mạo hiểm trẻ sẽ có thể thực hiện khi không có người lớn bên cạnh.
Kỹ năng tổ chức: Nếu đứa con đang tuổi dậy thì của bạn ăn ở không ngăn nắp, bừa bộn và thiếu tổ chức thì khả năng vùng não gắn liền với những kiến thức không gian đang không được tốt cho lắm. Trí nhớ của trẻ cũng chưa phát triển hết nên trẻ thường quên mất chỗ để những đồ vật quan trọng hoặc không nhớ lúc nào cần làm việc gì. Thời điểm này cần tạo điều kiện để trẻ phát triển kỹ năng tổ chức, đặc biệt là tạo ra những dấu ấn để trẻ có thể ghi nhớ giờ nào làm việc nào.
Kỹ năng ra quyết định: Khi nuôi dạy con tuổi dậy thì cần dạy trẻ cách đưa ra những quyết định sáng suốt. Mặc dù xây dựng kỹ năng này tốn rất nhiều thời gian nhưng cha mẹ hoàn toàn có thể nuôi dạy những người ra quyết định tốt bằng cách để trẻ suy nghĩ về lợi ích và tác hại của cùng một vấn đề rồi trao đổi với trẻ về những kết quả của từng quyết định. Theo nghiên cứu thì đến tuổi 10-11, trẻ biết quyết định hợp lý thường ít lo lắng và buồn bã, ít gặp rắc rối với bạn bè.
Tình cảm và sự ấm áp: Trong suốt những năm của tuổi thiếu niên, trẻ sẽ gây không ít rắc rối cho bố mẹ nhưng không vì thế mà cha mẹ được phép quên đi cần thể hiện tình cảm và sự ấm áp đối với trẻ, kể cả khi tức giận. Nghiên cứu chứng minh trẻ có mẹ tình cảm, ủng hộ thì ít cảm thấy lo lắng, buồn bã hơn đồng thời kiểm soát bản thân tốt hơn những người mẹ lúc nào cũng tức giận và hay tranh cãi.
Các phương tiện kiểm soát căng thẳng: Trong những năm cuối của giai đoạn dậy thì, tình cảm của trẻ lên cao và phản ứng với căng thẳng trở nên rắc rối hơn. Những kỹ năng kiểm soát căng thẳng mà trẻ học được trong giai đoạn này sẽ ăn sâu trong não bộ của trẻ trong nhiều năm tiếp theo. Vì vậy, cần dạy trẻ đối phó với stress một cách lành mạnh.
Tình bạn và tình cảm: Mặc dù không mấy hứng thú khi phải làm bạn với bố mẹ nhưng trẻ sẽ luôn tốt hơn nếu có sự ủng hộ về tình cảm của gia đình. Nếu luôn có gia đình đứng sau, trẻ sẽ ít bị suy sụp khi bị căng thẳng quá độ.
Những lời khuyên nhủ nhẹ nhàng: Đôi lúc con trẻ cần được hướng dẫn chỉ bảo, nhưng tuyệt nhiên những lời la mắng, tức giận hay kỷ luật khắt khe sẽ không mang lại kết quả tốt nhất. Do vậy, người lớn nên gần gũi với trẻ, tôn trọng và trao đổi về các rắc rối của trẻ để hạn chế bớt những hành vi mạo hiểm trẻ sẽ có thể thực hiện khi không có người lớn bên cạnh.