Cháo sườn: Ngon từ thịt, ngọt từ xương. Nói đến cháo sườn, không thể không nói tới vị ngọt của xương, và miếng sườn non nhừ, mềm, thơm phức. Miếng cháo vừa tới miệng, lập tức tan dần và tan luôn cả cái lạnh trong người.Bánh đúc thịt: Nóng bỏng lưỡi. Bánh đúc nóng là phiên bản biến thể khá hấp dẫn, từ món bánh đúc nguội cổ truyền. Với phần nhân được làm từ thịt heo nạc băm nhỏ, xao lẫn với nấm mèo băm nhỏ, gia vị hạt tiêu... Lớp trên cùng của món ăn hấp dẫn này được rắc chút rau mùi và hành khô vàng rụm.Ngô nướng, khoai nướng. Khi tiết trời chuyển lạnh, ngô nướng và khoai nướng là hai món ăn vặt dễ gặp nhất trên khắp các con phố Hà Nội. Không được tẩm ướp, cũng chẳng được dùng kèm với gia vị đặc biệt nào, nhưng hai món ăn bình dân này vẫn chiếm một vị trí đặc biệt trong lòng người dân Hà Thành mỗi khi đông về.Các món bánh rán. Những chiếc bánh khoai, bánh chuối, bánh ngô giòn tan và nóng hổi là một trong những điều khiến ta thêm yêu mùa đông Hà Nội.Bánh ngô ăn lạ miệng và rất thơm. Những hạt ngô sau khi tách ra sẽ được xếp với một lớp bột, tiếp đó chiên trên chảo nhiều dầu. Bánh chuối lại đem đến vị ngon ngọt, có thể làm chiều lòng bất cứ thực khách khó tính nào.Bánh trôi tàu. Mùa đông đến, bánh trôi tàu nóng hổi với hương vị thơm ngọt là món quà vặt được nhiều người nghĩ tới. Một bát bánh trôi tàu thường gồm 2 viên bánh, nép mình trong thứ nước sóng sánh thơm phức mùi gừng. Một viên bánh tròn xoe nhân đậu xanh, viên còn lại có hình bầu dục và nhân vừng đen, rắc thêm chút lạc giòn tan.Lẩu. Đây dường như là món ngon được rất nhiều người ưa thích mỗi khi đông về. Sẽ tuyệt biết bao khi bạn cùng người thân ngồi quây quần bên nồi lẩu ấm nóng, xì xụp thưởng thức.Cháo niêu. Cháo niêu khác biệt với các món cháo nóng khác ở chỗ được phục vụ trong những chiếc niêu bằng gốm nên giữ nóng rất lâu, có khi vẫn còn đang sôi lục bục nên nếu vội ăn bạn rất có thể sẽ bị bỏng miệng.Bánh mì bít tết. Bánh mì bít tết vốn xuất phát từ ẩm thực Pháp. Nhưng trong quá trình du nhập vào Việt Nam, với sự tài tình của những đầu bếp Việt đã giúp món ăn này trở nên phổ biến hơn, dễ dàng tiếp cận với mọi thực khách và ngày càng được ưa chuộng đặc biệt khi tiết trời lạnh.
Cháo sườn: Ngon từ thịt, ngọt từ xương. Nói đến cháo sườn, không thể không nói tới vị ngọt của xương, và miếng sườn non nhừ, mềm, thơm phức. Miếng cháo vừa tới miệng, lập tức tan dần và tan luôn cả cái lạnh trong người.
Bánh đúc thịt: Nóng bỏng lưỡi. Bánh đúc nóng là phiên bản biến thể khá hấp dẫn, từ món bánh đúc nguội cổ truyền. Với phần nhân được làm từ thịt heo nạc băm nhỏ, xao lẫn với nấm mèo băm nhỏ, gia vị hạt tiêu... Lớp trên cùng của món ăn hấp dẫn này được rắc chút rau mùi và hành khô vàng rụm.
Ngô nướng, khoai nướng. Khi tiết trời chuyển lạnh, ngô nướng và khoai nướng là hai món ăn vặt dễ gặp nhất trên khắp các con phố Hà Nội. Không được tẩm ướp, cũng chẳng được dùng kèm với gia vị đặc biệt nào, nhưng hai món ăn bình dân này vẫn chiếm một vị trí đặc biệt trong lòng người dân Hà Thành mỗi khi đông về.
Các món bánh rán. Những chiếc bánh khoai, bánh chuối, bánh ngô giòn tan và nóng hổi là một trong những điều khiến ta thêm yêu mùa đông Hà Nội.Bánh ngô ăn lạ miệng và rất thơm. Những hạt ngô sau khi tách ra sẽ được xếp với một lớp bột, tiếp đó chiên trên chảo nhiều dầu. Bánh chuối lại đem đến vị ngon ngọt, có thể làm chiều lòng bất cứ thực khách khó tính nào.
Bánh trôi tàu. Mùa đông đến, bánh trôi tàu nóng hổi với hương vị thơm ngọt là món quà vặt được nhiều người nghĩ tới. Một bát bánh trôi tàu thường gồm 2 viên bánh, nép mình trong thứ nước sóng sánh thơm phức mùi gừng. Một viên bánh tròn xoe nhân đậu xanh, viên còn lại có hình bầu dục và nhân vừng đen, rắc thêm chút lạc giòn tan.
Lẩu. Đây dường như là món ngon được rất nhiều người ưa thích mỗi khi đông về. Sẽ tuyệt biết bao khi bạn cùng người thân ngồi quây quần bên nồi lẩu ấm nóng, xì xụp thưởng thức.
Cháo niêu. Cháo niêu khác biệt với các món cháo nóng khác ở chỗ được phục vụ trong những chiếc niêu bằng gốm nên giữ nóng rất lâu, có khi vẫn còn đang sôi lục bục nên nếu vội ăn bạn rất có thể sẽ bị bỏng miệng.
Bánh mì bít tết. Bánh mì bít tết vốn xuất phát từ ẩm thực Pháp. Nhưng trong quá trình du nhập vào Việt Nam, với sự tài tình của những đầu bếp Việt đã giúp món ăn này trở nên phổ biến hơn, dễ dàng tiếp cận với mọi thực khách và ngày càng được ưa chuộng đặc biệt khi tiết trời lạnh.