Hơn 1.500 võ sinh đã quy tụ về khu danh thắng Thiếu Lâm Tự nằm trên núi Tung Sơn, thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) để tham dự Liên hoan Võ Thiếu Lâm Quốc tế Trịnh Châu lần thứ 11 khai mạc hôm 16/10. Ảnh: dahe.cn.Các võ sinh Thiếu Lâm với thân hình mạ đồng biểu diễn bài quyền đẹp mắt với trường côn. Côn là một trong 18 loại binh khí dùng trong võ thuật cổ truyền Trung Quốc cũng như Việt Nam và được xếp vào hàng "binh khí chi vương" (vua các loại binh khí). Ảnh: chinanews.com.Màn biểu diễn "treo mình múc nước" thể hiện sức mạnh cơ bắp của các các võ sinh Thiếu Lâm. Ảnh: dahe.cn.Võ Thiếu Lâm ra đời vào khoảng năm 495 tại ngôi chùa Thiếu Lâm Tự, nơi được xem là cái nôi của các môn phái võ thuật Trung Hoa. Người Trung Quốc có câu "thiên hạ công phu xuất Thiếu Lâm" tức mọi môn võ trong thiên hạ đều bắt nguồn từ Thiếu Lâm). Ảnh: dahe.cn.Các võ sinh biểu diễn những kỹ pháp đặc biệt khó luyện trong thấp thật nhị huyền công (72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm) như kim chung tráo, thiết sa chưởng, phi thiềm tẩu bích, bài đả công, thạch tỏa công, thiết ngưu công... Ảnh: dahe.cn.Kungfu Thiếu Lâm lấy động tác cơ thể làm nòng cốt. Một chiêu thức bao gồm nhiều động tác và được xây dựng, phát triển trên cơ sở lý luận y học cổ truyền Trung Hoa, phù hợp với quy luật vận động của cơ thể con người. Ảnh: dahe.cn.Võ thuật Trung Hoa nói chung và Thiếu Lâm quyền nói riêng đều liên quan đến tu luyện. Ngoài việc nâng cao đạo đức cũng như kỹ thuật và thủ pháp, võ thuật còn có tác dụng tăng cường sức khỏe và dưỡng sinh, có chức năng phòng vệ và ngăn chặn bạo lực. Ảnh: dahe.cn.Trước ngày khai mạc, hàng trăm võ sinh Trung Quốc đã tham gia diễn tập. Không chỉ riêng biểu diễn các kỹ pháp đặc trưng Thiếu Lâm, liên hoan cũng trình diễn wushu với cài bài quyền tổng hợp từ các võ phái cổ truyền nổi tiếng như Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga Mi... Ảnh: Getty.Các vị sư đứng trước chùa Thiếu Lâm Tự, địa danh xuất hiện nhiều trong các bộ phim kiếm hiệp, để theo dõi buổi diễn tập. Ngôi chùa cùng quần thể xung quanh đã được Tổ chức Giáo dục - Khoa học - Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là di dản văn hóa thế giới. Ảnh: Getty.Liên hoan Võ Thiếu Lâm Quốc tế Trịnh Châu được tổ chức lần đầu vào năm 1991. Đây được coi là dịp để quảng bá văn hóa và võ thuật truyền thống Trung Hoa. Ảnh: Getty.
Hơn 1.500 võ sinh đã quy tụ về khu danh thắng Thiếu Lâm Tự nằm trên núi Tung Sơn, thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) để tham dự Liên hoan Võ Thiếu Lâm Quốc tế Trịnh Châu lần thứ 11 khai mạc hôm 16/10. Ảnh: dahe.cn.
Các võ sinh Thiếu Lâm với thân hình mạ đồng biểu diễn bài quyền đẹp mắt với trường côn. Côn là một trong 18 loại binh khí dùng trong võ thuật cổ truyền Trung Quốc cũng như Việt Nam và được xếp vào hàng "binh khí chi vương" (vua các loại binh khí). Ảnh: chinanews.com.
Màn biểu diễn "treo mình múc nước" thể hiện sức mạnh cơ bắp của các các võ sinh Thiếu Lâm. Ảnh: dahe.cn.
Võ Thiếu Lâm ra đời vào khoảng năm 495 tại ngôi chùa Thiếu Lâm Tự, nơi được xem là cái nôi của các môn phái võ thuật Trung Hoa. Người Trung Quốc có câu "thiên hạ công phu xuất Thiếu Lâm" tức mọi môn võ trong thiên hạ đều bắt nguồn từ Thiếu Lâm). Ảnh: dahe.cn.
Các võ sinh biểu diễn những kỹ pháp đặc biệt khó luyện trong thấp thật nhị huyền công (72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm) như kim chung tráo, thiết sa chưởng, phi thiềm tẩu bích, bài đả công, thạch tỏa công, thiết ngưu công... Ảnh: dahe.cn.
Kungfu Thiếu Lâm lấy động tác cơ thể làm nòng cốt. Một chiêu thức bao gồm nhiều động tác và được xây dựng, phát triển trên cơ sở lý luận y học cổ truyền Trung Hoa, phù hợp với quy luật vận động của cơ thể con người. Ảnh: dahe.cn.
Võ thuật Trung Hoa nói chung và Thiếu Lâm quyền nói riêng đều liên quan đến tu luyện. Ngoài việc nâng cao đạo đức cũng như kỹ thuật và thủ pháp, võ thuật còn có tác dụng tăng cường sức khỏe và dưỡng sinh, có chức năng phòng vệ và ngăn chặn bạo lực. Ảnh: dahe.cn.
Trước ngày khai mạc, hàng trăm võ sinh Trung Quốc đã tham gia diễn tập. Không chỉ riêng biểu diễn các kỹ pháp đặc trưng Thiếu Lâm, liên hoan cũng trình diễn wushu với cài bài quyền tổng hợp từ các võ phái cổ truyền nổi tiếng như Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga Mi... Ảnh: Getty.
Các vị sư đứng trước chùa Thiếu Lâm Tự, địa danh xuất hiện nhiều trong các bộ phim kiếm hiệp, để theo dõi buổi diễn tập. Ngôi chùa cùng quần thể xung quanh đã được Tổ chức Giáo dục - Khoa học - Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là di dản văn hóa thế giới. Ảnh: Getty.
Liên hoan Võ Thiếu Lâm Quốc tế Trịnh Châu được tổ chức lần đầu vào năm 1991. Đây được coi là dịp để quảng bá văn hóa và võ thuật truyền thống Trung Hoa. Ảnh: Getty.