Ung thư phổi là bệnh có tỷ lệ mắc ngày càng cao. Đáng tiếc, những ca mắc thường được chẩn đoán khi bệnh đã chuyển giai đoạn cuối, khiến tỷ lệ sống sót sau 5 năm rất thấp. Việc phát hiện sớm có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả điều trị. Do vậy, lắng nghe cơ thể để phát hiện dấu hiệu ung thư phổi sớm rất quan trọng.Khàn giọng. Khàn giọng là tình trạng khá phổ biến khi bạn bị viêm nhiễm vùng họng, thanh quản. Khàn giọng do viêm sẽ sớm được cải thiện khi dùng thuốc.Không giống khàn giọng do viêm, khàn giọng do ung thư phổi thường dai dẳng, không rõ nguyên nhân, đau vùng nách – nhất là về đêm. Tình trạng khàn khó được cải thiện dù bạn dùng thuốc kháng viêm do nó bắt nguồn từ những khối u gây chèn ép vào dây thần kinh, màng phổi.Ho. Tương tự những cơn đau vùng nách, tình trạng ho do ung thư phổi thường xuất hiện nhiều về đêm. Tiếng ho do ung thư phổi thường không sạch, có đờm, thậm chí là đờm mủ.Ho do ung thư phổi khác với ho do cảm lạnh là rất khó chữa dứt điểm. Theo thời gian, cơn ho không thuyên giảm ngay cả khi dùng thuốc điều trị chống viêm. Chính vì vậy, đối tượng trên 35 tuổi ho dai dẳng, khó chữa thì cần hết sức thận trọng bởi nó có thể là dấu hiệu ung thư phổi.Khó thở. Khó thở thường gặp ở giai đoạn đầu của ung thư phổi nhưng rất dễ bị bỏ qua vì hay bị nhầm lẫn, nhất là những người già yếu và mắc bệnh tim mạch.Thở là hoạt động sinh tồn hàng ngày, nếu hít phải không khí bẩn thì rất dễ gây tổn thương phổi. Do vậy, bạn nên cải thiện môi trường sống để tránh hít thở trong không khí ô nhiễm. Đặc biệt, cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc với khí thải công nghiệp hay đi ngoài trời bụi bẩn.Đau vai. Người thường xuyên ngồi lâu có thể bị đau mỏi vai gáy. Bên cạnh đó, người thường xuyên hút thuốc lá cũng hay gặp tình trạng này do khói thuốc chứa nhiều độc tố, gây nên các vấn đề về phổi.Chuyên gia sức khỏe chỉ ra, phổi phụ trách hệ hô hấp của con người, dễ bị tổn thương – nhất là thời điểm mùa thu. Chính vì vậy, mọi người nên tận dụng “thời kỳ vàng” nuôi dưỡng phổi bằng cách hình thành 2 thói quen giúp tăng cường sức khỏe phổi mỗi ngày.Hít thở sâu. Hãy dậy sớm và tìm nơi có không khí trong lành, hít thở sâu để cơ bụng giãn nở tối đa, rất tốt cho sức khỏe phổi.Khi thực hiện, bạn hít thở chậm và sâu. Mỗi lần thở bằng mũi khoảng 3-5 giây rồi thở ra từ từ trong 3-5 giây. Ngày tập 1-2 lần, mỗi lần 5-15 phút. Kiên trì mỗi ngày chắc chắn mang lại tác dụng tăng cường sức khỏe phổi.Không hút thuốc. Thuốc lá có hại cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe phổi. Nguyên nhân bởi thuốc lá chứa hàng ngàn độc tố tấn công trực tiếp, làm tổn thương các lông mao trong phổi. Trong khi đó, lông mao đóng vai trò “người nhặt rác” của phổi, khiến bộ phận này dễ bị tổn thương.Các nhà khoa học tính toán, bỏ thuốc trước 30 tuổi có thể giảm tới 90% nguy cơ ung thư phổi. Bỏ thuốc sau 5 năm, các khối u ở miệng và thực quản do hút thuốc có thể giảm đi một nửa. Ảnh: ITMời độc giả xem video: 70% bệnh nhân ung thư gan được phát hiện muộn. Nguồn: THDT
Ung thư phổi là bệnh có tỷ lệ mắc ngày càng cao. Đáng tiếc, những ca mắc thường được chẩn đoán khi bệnh đã chuyển giai đoạn cuối, khiến tỷ lệ sống sót sau 5 năm rất thấp. Việc phát hiện sớm có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả điều trị. Do vậy, lắng nghe cơ thể để phát hiện dấu hiệu ung thư phổi sớm rất quan trọng.
Khàn giọng. Khàn giọng là tình trạng khá phổ biến khi bạn bị viêm nhiễm vùng họng, thanh quản. Khàn giọng do viêm sẽ sớm được cải thiện khi dùng thuốc.
Không giống khàn giọng do viêm, khàn giọng do ung thư phổi thường dai dẳng, không rõ nguyên nhân, đau vùng nách – nhất là về đêm. Tình trạng khàn khó được cải thiện dù bạn dùng thuốc kháng viêm do nó bắt nguồn từ những khối u gây chèn ép vào dây thần kinh, màng phổi.
Ho. Tương tự những cơn đau vùng nách, tình trạng ho do ung thư phổi thường xuất hiện nhiều về đêm. Tiếng ho do ung thư phổi thường không sạch, có đờm, thậm chí là đờm mủ.
Ho do ung thư phổi khác với ho do cảm lạnh là rất khó chữa dứt điểm. Theo thời gian, cơn ho không thuyên giảm ngay cả khi dùng thuốc điều trị chống viêm. Chính vì vậy, đối tượng trên 35 tuổi ho dai dẳng, khó chữa thì cần hết sức thận trọng bởi nó có thể là dấu hiệu ung thư phổi.
Khó thở. Khó thở thường gặp ở giai đoạn đầu của ung thư phổi nhưng rất dễ bị bỏ qua vì hay bị nhầm lẫn, nhất là những người già yếu và mắc bệnh tim mạch.
Thở là hoạt động sinh tồn hàng ngày, nếu hít phải không khí bẩn thì rất dễ gây tổn thương phổi. Do vậy, bạn nên cải thiện môi trường sống để tránh hít thở trong không khí ô nhiễm. Đặc biệt, cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc với khí thải công nghiệp hay đi ngoài trời bụi bẩn.
Đau vai. Người thường xuyên ngồi lâu có thể bị đau mỏi vai gáy. Bên cạnh đó, người thường xuyên hút thuốc lá cũng hay gặp tình trạng này do khói thuốc chứa nhiều độc tố, gây nên các vấn đề về phổi.
Chuyên gia sức khỏe chỉ ra, phổi phụ trách hệ hô hấp của con người, dễ bị tổn thương – nhất là thời điểm mùa thu. Chính vì vậy, mọi người nên tận dụng “thời kỳ vàng” nuôi dưỡng phổi bằng cách hình thành 2 thói quen giúp tăng cường sức khỏe phổi mỗi ngày.
Hít thở sâu. Hãy dậy sớm và tìm nơi có không khí trong lành, hít thở sâu để cơ bụng giãn nở tối đa, rất tốt cho sức khỏe phổi.
Khi thực hiện, bạn hít thở chậm và sâu. Mỗi lần thở bằng mũi khoảng 3-5 giây rồi thở ra từ từ trong 3-5 giây. Ngày tập 1-2 lần, mỗi lần 5-15 phút. Kiên trì mỗi ngày chắc chắn mang lại tác dụng tăng cường sức khỏe phổi.
Không hút thuốc. Thuốc lá có hại cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe phổi. Nguyên nhân bởi thuốc lá chứa hàng ngàn độc tố tấn công trực tiếp, làm tổn thương các lông mao trong phổi. Trong khi đó, lông mao đóng vai trò “người nhặt rác” của phổi, khiến bộ phận này dễ bị tổn thương.
Các nhà khoa học tính toán, bỏ thuốc trước 30 tuổi có thể giảm tới 90% nguy cơ ung thư phổi. Bỏ thuốc sau 5 năm, các khối u ở miệng và thực quản do hút thuốc có thể giảm đi một nửa. Ảnh: IT
Mời độc giả xem video: 70% bệnh nhân ung thư gan được phát hiện muộn. Nguồn: THDT