Tin đồn gây chấn động dư luận về việc Trung Quốc đóng hộp xuất khẩu hay buôn bán thịt người hiện vẫn chưa được xác minh rõ ràng thì hẳn nhiểu người quan tâm đến tác hại hay tác dụng thần kỳ nào đó của thịt người khiến dẫn đến những hành động man rợ và phi nhân tính của một số người Trung Quốc. Mặc dù hoàn toàn sai trái nhưng về góc độ y học, ăn thịt người đã nấu chín cũng không nguy hiểm hơn ăn thịt động vật. Tuy nhiên, có một bộ phận cơ thể người không được ăn vì bất kỳ lý do gì, đó chính là bộ não. Ở Papua New Guinea, cho đến tận gần đây vẫn duy trì hủ tục ăn thịt người đã chết. Tộc người bị cô lập này thực sự bị phân biệt vì ăn não người và cũng là chủng người duy nhất từng mắc bệnh kuru trên thế giới, đỉnh điểm là vào những năm 1950 khi phụ nữ của chủng người này và các vùng lân cận tử vong hàng loạt. Kuru là bệnh não bọt biển gây chết người và là bệnh lây. Đây là bệnh do prion – tác nhân lây nhiễm nhỏ bé nhất từng được biết đến trong lịch sử y học, tương tự như bệnh não bọt biển ở bò hay còn gọi là bệnh bò điên. Các bệnh do prion thường là do tích tụ một loại glycoprotein bất thường có tên là protein prion (PrP) trong não. PrP phát sinh tự nhiên, đặc biệt là trong hệ thần kinh. Chức năng của PrP đối với sức khỏe chưa được nghiên cứu đầy đủ nhưng PrP là thủ phạm đứng sau một số bệnh tật, trong đó có bệnh Alzheimer. Dấu hiệu đầu tiên của căn bệnh chết người khiến tính mạng treo trên đầu sợi tóc này là cơ thể suy yếu dần và không thể đứng vững. Nạn nhân kể cả khi nghỉ ngơi ở nhà cũng sẽ luôn trong tình trạng run lẩy bẩy, sau đó nằm liệt giường và không thể ăn uống được gì rồi chết. Bệnh chủ yếu tấn công phụ nữ và trẻ em. Thời gian ủ bệnh của bệnh kuru thường khá dài, có thể từ 5-20 năm hay lâu hơn nữa là 50 năm và không hề có triệu chứng nào. Bệnh một khi đã phát thì phát về cả thể chất lẫn thần kinh và được chia thành 3 giai đoạn. Ở giai đoạn chuyển bệnh, nạn nhân thấy đau đầu, đau khớp, run lẩy bẩy, mất thăng bằng, mất khả năng nói, mất khả năng kiểm soát cơ. Ở giai đoạn thứ hai, nạn nhân mất khả năng đi lại, mất khả năng phối hợp các cơ, người rung lắc mạnh, bất ổn về tinh thần nhưng cười không kiểm soát được. Giai đoạn cuối cùng trước khi chết, nạn nhân không thể ngồi vững, không nói được, không nuốt được, mất phản ứng và cơ thể bị hoại tử. Thời gian từ khi phát bệnh đến khi chết chỉ kéo dài từ 3 tháng đến tối đa 2 năm. Thật may là bệnh kuru gần như đã biến mất và chưa từng là mối đe dọa đối với đại đa số nhân loại nhưng các nhà nghiên cứu y học cũng đã có cơ hội để nghiên cứu về nó, nhất là xung quanh bệnh bò điên.
Tin đồn gây chấn động dư luận về việc Trung Quốc đóng hộp xuất khẩu hay buôn bán thịt người hiện vẫn chưa được xác minh rõ ràng thì hẳn nhiểu người quan tâm đến tác hại hay tác dụng thần kỳ nào đó của thịt người khiến dẫn đến những hành động man rợ và phi nhân tính của một số người Trung Quốc.
Mặc dù hoàn toàn sai trái nhưng về góc độ y học, ăn thịt người đã nấu chín cũng không nguy hiểm hơn ăn thịt động vật. Tuy nhiên, có một bộ phận cơ thể người không được ăn vì bất kỳ lý do gì, đó chính là bộ não.
Ở Papua New Guinea, cho đến tận gần đây vẫn duy trì hủ tục ăn thịt người đã chết. Tộc người bị cô lập này thực sự bị phân biệt vì ăn não người và cũng là chủng người duy nhất từng mắc bệnh kuru trên thế giới, đỉnh điểm là vào những năm 1950 khi phụ nữ của chủng người này và các vùng lân cận tử vong hàng loạt.
Kuru là bệnh não bọt biển gây chết người và là bệnh lây. Đây là bệnh do prion – tác nhân lây nhiễm nhỏ bé nhất từng được biết đến trong lịch sử y học, tương tự như bệnh não bọt biển ở bò hay còn gọi là bệnh bò điên.
Các bệnh do prion thường là do tích tụ một loại glycoprotein bất thường có tên là protein prion (PrP) trong não. PrP phát sinh tự nhiên, đặc biệt là trong hệ thần kinh. Chức năng của PrP đối với sức khỏe chưa được nghiên cứu đầy đủ nhưng PrP là thủ phạm đứng sau một số bệnh tật, trong đó có bệnh Alzheimer.
Dấu hiệu đầu tiên của căn bệnh chết người khiến tính mạng treo trên đầu sợi tóc này là cơ thể suy yếu dần và không thể đứng vững. Nạn nhân kể cả khi nghỉ ngơi ở nhà cũng sẽ luôn trong tình trạng run lẩy bẩy, sau đó nằm liệt giường và không thể ăn uống được gì rồi chết. Bệnh chủ yếu tấn công phụ nữ và trẻ em.
Thời gian ủ bệnh của bệnh kuru thường khá dài, có thể từ 5-20 năm hay lâu hơn nữa là 50 năm và không hề có triệu chứng nào. Bệnh một khi đã phát thì phát về cả thể chất lẫn thần kinh và được chia thành 3 giai đoạn. Ở giai đoạn chuyển bệnh, nạn nhân thấy đau đầu, đau khớp, run lẩy bẩy, mất thăng bằng, mất khả năng nói, mất khả năng kiểm soát cơ.
Ở giai đoạn thứ hai, nạn nhân mất khả năng đi lại, mất khả năng phối hợp các cơ, người rung lắc mạnh, bất ổn về tinh thần nhưng cười không kiểm soát được. Giai đoạn cuối cùng trước khi chết, nạn nhân không thể ngồi vững, không nói được, không nuốt được, mất phản ứng và cơ thể bị hoại tử. Thời gian từ khi phát bệnh đến khi chết chỉ kéo dài từ 3 tháng đến tối đa 2 năm.
Thật may là bệnh kuru gần như đã biến mất và chưa từng là mối đe dọa đối với đại đa số nhân loại nhưng các nhà nghiên cứu y học cũng đã có cơ hội để nghiên cứu về nó, nhất là xung quanh bệnh bò điên.