Hộp đựng thức ăn nhựa. Nghiên cứu chỉ ra, ngay cả những hộp đựng thực phẩm không chứa BPA và phthalates cũng có khả năng giải phóng hóa chất có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như tiểu đường, béo phì và ung thư.Việc hâm nóng thức ăn bằng lò vi sóng càng khiến khả năng phát tán chất độc hại nhân cao. Tình trạng càng nguy hại hơn khi hộp nhựa có vết xước. Chính vì vậy, hộp nhựa là vật dụng cần thay mới ít nhất 1 năm 1 lần dù chúng có bị biến dạng hay không.Thớt nhựa. Thớt nhựa hay bất kỳ chất liệu nào khi dùng thái thực phẩm tạo ra những vết nứt đều là nơi trú ngụ vi khuẩn, khó rửa sạch. Dùng những chiếc thớt này khiến vi khuẩn có cơ hội bám vào dao và thức ăn làm tăng khả năng ngộ độc thực phẩm.Gọt rau củ. Gọt rau củ dễ bị phai màu, rỉ sét, lại thường xuyên tiếp xúc với thực phẩm. Để không gây hại cho sức khỏe, bạn nên thay thế chúng mỗi năm 1 lần.Hộp đựng dao kín. Phụ kiện nhà bếp này thường được đặt gần bồn rửa. Bên cạnh đó, thiết kế kín đáo khiến chúng dễ trở thành nơi ở lý tưởng của vi khuẩn. Thường xuyên dùng chúng đựng dao khiến vi khuẩn bám vào thức ăn, tăng nguy cơ gây hại sức khỏe.Dầu dừa, ô liu quá date. Dầu dừa, dầu ô liu được nhiều người lựa chọn bởi vừa tốt cho sức khỏe, vừa là nguyên liệu làm đẹp tự nhiên. Tuy nhiên một khi hết hạn sử dụng, bạn nên vứt bỏ bởi chúng xuất hiện vị đắng, mất đi các đặc tính hữu ích. Thông thường, 2 loại dầu này chỉ an toàn sử dụng trong vòng 12 tháng.Lược chải tóc. Dùng lược cũ, tóc sẽ trở nên giòn, thiếu sức sống hơn. Bên cạnh đó, vi khuẩn bám trụ trên các kẽ răng lược còn tăng nguy cơ ngứa, gàu và các vấn đề khác nhau về tóc. Thay vì mua 1 lần dùng mãi, bạn nên thay mới định kỳ ít nhất mỗi năm 1 lần.Rèm nhà tắm. Rèm nhà tắm trong môi trường ẩm ướt nên rất dễ khiến vi khuẩn sinh sôi, tích tụ nấm mốc. Dù thường xuyên giặt rũ nhưng bạn cũng nên thay mới chúng sau thời gian dài sử dụng.Cốc nguyệt san. Ưu điểm của cốc nguyệt san là chúng rất thân thiện với môi trường, mang lại cảm giác thoải mái cho người dùng. Thế nhưng cốc nguyệt san cần thay mới sau 6 -12 tháng sử dụng.Thảm yoga. Theo Tạp chí yoga, thảm sau thời gian sử dụng sẽ hút mồ hôi và bụi bẩn. Nhưng bạn không nhất thiết phải thay đổi thảm yoga mà chỉ cần vệ sinh sạch sẽ.Miếng bọt biển. Một cuộc nghiên cứu năm 2017 chỉ ra, vi khuẩn ở miếng bọt biển có thể gây ngộ độc thực phẩm ngay cả khi bát, đũa được rửa sạch sẽ. Do đó, phơi nắng và thay thế định kỳ sẽ có lợi cho sức khỏe người dùng.Ga trải giường. Ước tính, mỗi ngày trung bình một người thải ra tế bào chết đủ nuôi tới 1,5 triệu mạt bụi ở ga giường. Ngoài việc vệ sinh, thay mới định kì cũng là cách bảo vệ sức khỏe cho chính bạn.Mời độc giả xem video: Lợi ích sức khỏe của quả hồng giòn. Nguồn: Hanoitv.
Hộp đựng thức ăn nhựa. Nghiên cứu chỉ ra, ngay cả những hộp đựng thực phẩm không chứa BPA và phthalates cũng có khả năng giải phóng hóa chất có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như tiểu đường, béo phì và ung thư.
Việc hâm nóng thức ăn bằng lò vi sóng càng khiến khả năng phát tán chất độc hại nhân cao. Tình trạng càng nguy hại hơn khi hộp nhựa có vết xước. Chính vì vậy, hộp nhựa là vật dụng cần thay mới ít nhất 1 năm 1 lần dù chúng có bị biến dạng hay không.
Thớt nhựa. Thớt nhựa hay bất kỳ chất liệu nào khi dùng thái thực phẩm tạo ra những vết nứt đều là nơi trú ngụ vi khuẩn, khó rửa sạch. Dùng những chiếc thớt này khiến vi khuẩn có cơ hội bám vào dao và thức ăn làm tăng khả năng ngộ độc thực phẩm.
Gọt rau củ. Gọt rau củ dễ bị phai màu, rỉ sét, lại thường xuyên tiếp xúc với thực phẩm. Để không gây hại cho sức khỏe, bạn nên thay thế chúng mỗi năm 1 lần.
Hộp đựng dao kín. Phụ kiện nhà bếp này thường được đặt gần bồn rửa. Bên cạnh đó, thiết kế kín đáo khiến chúng dễ trở thành nơi ở lý tưởng của vi khuẩn. Thường xuyên dùng chúng đựng dao khiến vi khuẩn bám vào thức ăn, tăng nguy cơ gây hại sức khỏe.
Dầu dừa, ô liu quá date. Dầu dừa, dầu ô liu được nhiều người lựa chọn bởi vừa tốt cho sức khỏe, vừa là nguyên liệu làm đẹp tự nhiên. Tuy nhiên một khi hết hạn sử dụng, bạn nên vứt bỏ bởi chúng xuất hiện vị đắng, mất đi các đặc tính hữu ích. Thông thường, 2 loại dầu này chỉ an toàn sử dụng trong vòng 12 tháng.
Lược chải tóc. Dùng lược cũ, tóc sẽ trở nên giòn, thiếu sức sống hơn. Bên cạnh đó, vi khuẩn bám trụ trên các kẽ răng lược còn tăng nguy cơ ngứa, gàu và các vấn đề khác nhau về tóc. Thay vì mua 1 lần dùng mãi, bạn nên thay mới định kỳ ít nhất mỗi năm 1 lần.
Rèm nhà tắm. Rèm nhà tắm trong môi trường ẩm ướt nên rất dễ khiến vi khuẩn sinh sôi, tích tụ nấm mốc. Dù thường xuyên giặt rũ nhưng bạn cũng nên thay mới chúng sau thời gian dài sử dụng.
Cốc nguyệt san. Ưu điểm của cốc nguyệt san là chúng rất thân thiện với môi trường, mang lại cảm giác thoải mái cho người dùng. Thế nhưng cốc nguyệt san cần thay mới sau 6 -12 tháng sử dụng.
Thảm yoga. Theo Tạp chí yoga, thảm sau thời gian sử dụng sẽ hút mồ hôi và bụi bẩn. Nhưng bạn không nhất thiết phải thay đổi thảm yoga mà chỉ cần vệ sinh sạch sẽ.
Miếng bọt biển. Một cuộc nghiên cứu năm 2017 chỉ ra, vi khuẩn ở miếng bọt biển có thể gây ngộ độc thực phẩm ngay cả khi bát, đũa được rửa sạch sẽ. Do đó, phơi nắng và thay thế định kỳ sẽ có lợi cho sức khỏe người dùng.
Ga trải giường. Ước tính, mỗi ngày trung bình một người thải ra tế bào chết đủ nuôi tới 1,5 triệu mạt bụi ở ga giường. Ngoài việc vệ sinh, thay mới định kì cũng là cách bảo vệ sức khỏe cho chính bạn.