Do áp lực công việc, rối loạn giờ giấc nghỉ ngơi cộng với chế độ ăn nhiều dầu, muối nên nhiều chị em xuất hiện hiện tượng vùng kín thường xuyên bị ngứa, thậm chí tiết dịch và có mùi hôi. Bác sĩ dinh dưỡng Lưu Phức Huyên chỉ ra rằng nếu muốn cải thiện mùi hôi vùng kín, ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống và điều trị bệnh phụ khoa, bạn cũng nên chú ý đến chế độ làm việc và nghỉ ngơi của bản thân. (Ảnh minh họa)Cụ thể, bác sĩ Lưu Phức Huyên lấy ví dụ về những trường hợp nhiễm nấm Candida mà cô gặp rất nhiều khi thực hiện khám phụ khoa. Qua đó, bác sĩ Lưu chỉ ra rằng, nếu bạn nghiện đường hoặc thích uống nước ngọt lắc tay, đồ uống có ga, kết hợp với các yếu tố như độ ẩm và nhiệt trong môi trường và thường xuyên mặc quần bó thì vùng kín có khả năng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.Sự ảnh hưởng này khiến hệ vi sinh vật trong vùng kín bị rối loạn và gây ra các hiện tượng viêm nhiễm tái phát, lâu ngày hình thành một vòng luẩn quẩn. Để cải thiện tình trạng vùng kín có mùi khó chịu, ngoài việc điều chỉnh thói quen ăn uống, tích cực tham gia khám chữa bệnh phụ khoa thì cũng phải điều chỉnh chế độ sinh hoạt hàng ngày.Qua đây, bác sĩ Lưu cũng chia sẻ 3 loại thực phẩm có thể cải thiện mùi ở vùng kín cho các chị em. Thứ nhất là quả nam việt quất. Quả nam việt quất rất giàu anthocyanins loại A, có khả năng ức chế hiệu quả vi khuẩn bám vào niệu đạo và giảm khả năng nhiễm trùng đường tiết niệu.Chú ý, bạn không nên dùng thêm quả nam việt quất nếu đã uống nước ép hoa quả hoặc ăn hoa quả sấy khô vì điều này có thể khiến cơ thể bị nạp quá nhiều đường. Hãy tìm hiểu kỹ hoặc tốt nhất tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng.Nếu mua nam việt quất ở cửa hàng, bạn có thể ăn khoảng 1 nắm tay mỗi ngày, hoặc đơn giản là làm nước ép. Nhiều chất phytochemical chống ung thư trong nó có thể ngăn ngừa ung thư, bảo vệ dạ dày và các bệnh tim mạch. Tuy nhiên, nam việt quất rất giàu axit oxalic, vì vậy, bệnh nhân bị bệnh thận và sỏi thận nên tránh ăn quá nhiều, còn những người đang dùng thuốc chống đông máu nên tránh xa tuyệt đối.Thứ hai là dứa: Enzyme trong dứa có thể ức chế tình trạng viêm nhiễm, giảm bớt cảm giác khó chịu khi nhiễm trùng đường tiết niệu, đồng thời giúp protein trong thức ăn được cơ thể hấp thụ.Một khi đường tiêu hóa hoạt động kém và thức ăn không được tiêu hóa hết sẽ dễ gây viêm nhiễm hoặc sự nhiễm trùng. Vitamin C trong dứa có thể tăng khả năng chống oxy hóa và điều hòa khả năng miễn dịch, ngoài ra kiwi, cam, ổi cũng là những lựa chọn tốt mà người bị viêm loét dạ dày tá tràng không ăn được.Thứ ba, sữa chua Hy Lạp: Sữa chua Hy Lạp rất giàu protein và men vi sinh tự nhiên, có thể giúp cân bằng hệ sinh thái lành mạnh của hệ thực vật trong vùng kín của phụ nữ và giảm khả năng nhiễm nấm âm đạo do nấm Candida.Tuy nhiên, hãy chọn những sản phẩm sữa chua không có đường và không có quá nhiều chất phụ gia để tránh hấp thụ quá nhiều đường gây khủng hoảng tái phát nấm Candida.Cuối cùng, chuyên gia dinh dưỡng Lưu Phức Huyên cũng nhắc nhở rằng, ngoài việc phát triển thói quen vệ sinh cá nhân tốt, bổ sung nước mỗi ngày và giảm tình trạng bí tiểu là những nguyên tắc cơ bản để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, tránh xuất hiện hiện tượng mùi hôi vùng kín. Mời quý độc giả xem thêm video: Dấu hiệu, biểu hiện của viêm nhiễm phụ khoa? Nguồn video: Sức khoẻ & Đời sống.
Do áp lực công việc, rối loạn giờ giấc nghỉ ngơi cộng với chế độ ăn nhiều dầu, muối nên nhiều chị em xuất hiện hiện tượng vùng kín thường xuyên bị ngứa, thậm chí tiết dịch và có mùi hôi. Bác sĩ dinh dưỡng Lưu Phức Huyên chỉ ra rằng nếu muốn cải thiện mùi hôi vùng kín, ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống và điều trị bệnh phụ khoa, bạn cũng nên chú ý đến chế độ làm việc và nghỉ ngơi của bản thân. (Ảnh minh họa)
Cụ thể, bác sĩ Lưu Phức Huyên lấy ví dụ về những trường hợp nhiễm nấm Candida mà cô gặp rất nhiều khi thực hiện khám phụ khoa. Qua đó, bác sĩ Lưu chỉ ra rằng, nếu bạn nghiện đường hoặc thích uống nước ngọt lắc tay, đồ uống có ga, kết hợp với các yếu tố như độ ẩm và nhiệt trong môi trường và thường xuyên mặc quần bó thì vùng kín có khả năng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Sự ảnh hưởng này khiến hệ vi sinh vật trong vùng kín bị rối loạn và gây ra các hiện tượng viêm nhiễm tái phát, lâu ngày hình thành một vòng luẩn quẩn. Để cải thiện tình trạng vùng kín có mùi khó chịu, ngoài việc điều chỉnh thói quen ăn uống, tích cực tham gia khám chữa bệnh phụ khoa thì cũng phải điều chỉnh chế độ sinh hoạt hàng ngày.
Qua đây, bác sĩ Lưu cũng chia sẻ 3 loại thực phẩm có thể cải thiện mùi ở vùng kín cho các chị em. Thứ nhất là quả nam việt quất. Quả nam việt quất rất giàu anthocyanins loại A, có khả năng ức chế hiệu quả vi khuẩn bám vào niệu đạo và giảm khả năng nhiễm trùng đường tiết niệu.
Chú ý, bạn không nên dùng thêm quả nam việt quất nếu đã uống nước ép hoa quả hoặc ăn hoa quả sấy khô vì điều này có thể khiến cơ thể bị nạp quá nhiều đường. Hãy tìm hiểu kỹ hoặc tốt nhất tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng.
Nếu mua nam việt quất ở cửa hàng, bạn có thể ăn khoảng 1 nắm tay mỗi ngày, hoặc đơn giản là làm nước ép. Nhiều chất phytochemical chống ung thư trong nó có thể ngăn ngừa ung thư, bảo vệ dạ dày và các bệnh tim mạch. Tuy nhiên, nam việt quất rất giàu axit oxalic, vì vậy, bệnh nhân bị bệnh thận và sỏi thận nên tránh ăn quá nhiều, còn những người đang dùng thuốc chống đông máu nên tránh xa tuyệt đối.
Thứ hai là dứa: Enzyme trong dứa có thể ức chế tình trạng viêm nhiễm, giảm bớt cảm giác khó chịu khi nhiễm trùng đường tiết niệu, đồng thời giúp protein trong thức ăn được cơ thể hấp thụ.
Một khi đường tiêu hóa hoạt động kém và thức ăn không được tiêu hóa hết sẽ dễ gây viêm nhiễm hoặc sự nhiễm trùng. Vitamin C trong dứa có thể tăng khả năng chống oxy hóa và điều hòa khả năng miễn dịch, ngoài ra kiwi, cam, ổi cũng là những lựa chọn tốt mà người bị viêm loét dạ dày tá tràng không ăn được.
Thứ ba, sữa chua Hy Lạp: Sữa chua Hy Lạp rất giàu protein và men vi sinh tự nhiên, có thể giúp cân bằng hệ sinh thái lành mạnh của hệ thực vật trong vùng kín của phụ nữ và giảm khả năng nhiễm nấm âm đạo do nấm Candida.
Tuy nhiên, hãy chọn những sản phẩm sữa chua không có đường và không có quá nhiều chất phụ gia để tránh hấp thụ quá nhiều đường gây khủng hoảng tái phát nấm Candida.
Cuối cùng, chuyên gia dinh dưỡng Lưu Phức Huyên cũng nhắc nhở rằng, ngoài việc phát triển thói quen vệ sinh cá nhân tốt, bổ sung nước mỗi ngày và giảm tình trạng bí tiểu là những nguyên tắc cơ bản để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, tránh xuất hiện hiện tượng mùi hôi vùng kín.