Tỏi chứa rất nhiều hợp chất chống ung thư, chống oxy hóa và vitamin c. Để phát huy hết giá trị của tỏi, bạn nên thái nhỏ hoặc đập dập và để sang bên 10 phút trước khi nấu. Thủ thuật nấu ăn này giúp các thành tố chống oxy hóa trong tỏi được giải phóng, tăng giá trị dinh dưỡng của tỏi.Cà rốt nhiều dinh dưỡng hơn khi nấu lên. Và để không làm giảm hoặc mất giá trị dinh dưỡng của loại thực phẩm này, bạn nên nấu nguyên cả củ cà rốt để giữ chất falcarinol, một chất có tác dụng chống ung thư.Để khoai tây trở nên "thân thiện" hơn với sức khỏe, hãy để lạnh khoai tây một ngày hoặc qua đêm trước khi đem nấu. Cách này sẽ biến khoai tây từ loại thực phẩm dễ làm tăng lượng đường trong máu thành thực phẩm ít gây ảnh hưởng tới lượng đường trong máu.Cắt củ cải đường thành những sợi nhỏ. Động tác này giúp củ cải dễ chín, một cách để bảo quản những chất dinh dưỡng trong củ.Để đậu lên mầm thành rau mầm. Ăn dạng này sẽ giúp lượng protein trong đậu tăng lên và giúp cơ thể dễ dàng hơn cho việc tiêu hóa.Nên sử dụng cà chua đóng hộp. Cà chua đóng hộp có chứa rất nhiều chất Lycopene, có tác dụng chống oxy hóa.Nếu không thích dùng cà chua đóng hộp, hãy chọn những quả cà chua chín sấm để tăng lượng lycopene.Măng tây để lạnh giúp bảo quản rau dưa. Mẹo này giúp quá trình trao đổi chất trong măng tây vẫn được duy trì. Các thành phần chống oxy hóa sẽ ngăn sự thối rữa của các loại rau khác.Dùng chanh với các món rau có lá. Những loại rau như xúp lơ xanh và rau chân vịt có rất nhiều sắt, tuy nhiên lượng sắt này lại ở dạng khó tiêu hóa. Thêm một chút chanh để dùng cùng các loại rau này sẽ giúp sắt dễ dàng được hấp thụ vào cơ thể hơn.
Tỏi chứa rất nhiều hợp chất chống ung thư, chống oxy hóa và vitamin c. Để phát huy hết giá trị của tỏi, bạn nên thái nhỏ hoặc đập dập và để sang bên 10 phút trước khi nấu. Thủ thuật nấu ăn này giúp các thành tố chống oxy hóa trong tỏi được giải phóng, tăng giá trị dinh dưỡng của tỏi.
Cà rốt nhiều dinh dưỡng hơn khi nấu lên. Và để không làm giảm hoặc mất giá trị dinh dưỡng của loại thực phẩm này, bạn nên nấu nguyên cả củ cà rốt để giữ chất falcarinol, một chất có tác dụng chống ung thư.
Để khoai tây trở nên "thân thiện" hơn với sức khỏe, hãy để lạnh khoai tây một ngày hoặc qua đêm trước khi đem nấu. Cách này sẽ biến khoai tây từ loại thực phẩm dễ làm tăng lượng đường trong máu thành thực phẩm ít gây ảnh hưởng tới lượng đường trong máu.
Cắt củ cải đường thành những sợi nhỏ. Động tác này giúp củ cải dễ chín, một cách để bảo quản những chất dinh dưỡng trong củ.
Để đậu lên mầm thành rau mầm. Ăn dạng này sẽ giúp lượng protein trong đậu tăng lên và giúp cơ thể dễ dàng hơn cho việc tiêu hóa.
Nên sử dụng cà chua đóng hộp. Cà chua đóng hộp có chứa rất nhiều chất Lycopene, có tác dụng chống oxy hóa.Nếu không thích dùng cà chua đóng hộp, hãy chọn những quả cà chua chín sấm để tăng lượng lycopene.
Măng tây để lạnh giúp bảo quản rau dưa. Mẹo này giúp quá trình trao đổi chất trong măng tây vẫn được duy trì. Các thành phần chống oxy hóa sẽ ngăn sự thối rữa của các loại rau khác.
Dùng chanh với các món rau có lá. Những loại rau như xúp lơ xanh và rau chân vịt có rất nhiều sắt, tuy nhiên lượng sắt này lại ở dạng khó tiêu hóa. Thêm một chút chanh để dùng cùng các loại rau này sẽ giúp sắt dễ dàng được hấp thụ vào cơ thể hơn.