Thực tế, nhiều người chỉ biết táo đỏ và gan lợn có tác dụng dưỡng huyết mà không biết rằng đương quy chính là vị thuốc tiên bổ máu. Trong “Từ điển dược học” của Trung Quốc có ghi: “Đương quy có thể điều khí và dưỡng huyết, để khí và huyết tự trở về, nên mới có tên như vậy”. (Ảnh minh họa)Đương quy cũng là một vị thuốc tốt để chống tê cóng, thường được dùng nấu canh để làm ấm kinh lạc, xua tan cảm lạnh, hoạt huyết, khử ứ, càng ăn nhiều càng không sợ lạnh. Điều đáng tiếc là không nhiều người biết đến, chỉ có điều vị đương quy hơi nặng, mọi người chưa chắc đã thích ăn, vì vậy mà bỏ lỡ món đại bổ.Từ thời xưa, đương quy đã được sử dụng trong chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp, sinh lý và điều trị bệnh phụ nữ. Phụ nữ thiếu máu, lạnh tử cung mà biết dùng đương quy sẽ khoẻ mạnh hơn, da dẻ hồng hào, tràn đầy sức sống, chồng yêu chồng quý.Theo ghi chép, đương quy được gọi là sâm tố nữ bởi vì tác dụng của nó đối với các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt và mãn kinh.Nhờ đặc tính chống co thắt của đương quy giúp nạp lại máu sau kỳ kinh nguyệt, các chị em sẽ không bị cảm thấy yếu ớt hoặc mệt mỏi trong nhiều ngày sau đó.Đương quy cũng được sử dụng như một loại thuốc kích thích tình dục cho cả nam và nữ. Nó có thể làm tăng mức độ ham muốn tình dục ở cả hai giới cũng như khả năng sinh sản.Trong hàng ngàn năm, đương quy được phái nữ tin dùng, bởi vì nó vừa có khả năng điều chỉnh nồng độ estrogen trong cơ thể rất độc đáo lại vừa có chứa hàm lượng sắt đáng kể có thể thúc đẩy đáng kể tuần hoàn khắp cơ thể.Nếu như chưa biết dùng đương quy thế nào, gợi ý cho bạn món canh đương quy hầm chân giò, vừa ngon lại cực kỳ bổ dưỡng, ăn thường xuyên sẽ bổ khí huyết, trẻ lâu.Nguyên liệu gồm có: 1 chân giò, 1 củ đương quy, một ít gừng, 2 thìa rượu, lượng muối thích hợp. Tiếp đó, sau khi sơ chế chân giò và chặt nhỏ vừa miếng, hãy chần qua nước sôi khoảng 10 phút.Tiếp đó cho chân giò đã chặt vào nồi hầm, thêm nước, gừng thái lát, rượu rồi ninh lửa nhỏ. Đợi chân giò mềm, cho đương quy vào và tiếp tục đun, tới khi hương vị đậm đà thì tắt lửa. Mời quý độc giả xem thêm video: Món ăn bài thuốc từ cây Sake (Nguồn video: Vui sống mỗi ngày)
Thực tế, nhiều người chỉ biết táo đỏ và gan lợn có tác dụng dưỡng huyết mà không biết rằng đương quy chính là vị thuốc tiên bổ máu. Trong “Từ điển dược học” của Trung Quốc có ghi: “Đương quy có thể điều khí và dưỡng huyết, để khí và huyết tự trở về, nên mới có tên như vậy”. (Ảnh minh họa)
Đương quy cũng là một vị thuốc tốt để chống tê cóng, thường được dùng nấu canh để làm ấm kinh lạc, xua tan cảm lạnh, hoạt huyết, khử ứ, càng ăn nhiều càng không sợ lạnh. Điều đáng tiếc là không nhiều người biết đến, chỉ có điều vị đương quy hơi nặng, mọi người chưa chắc đã thích ăn, vì vậy mà bỏ lỡ món đại bổ.
Từ thời xưa, đương quy đã được sử dụng trong chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp, sinh lý và điều trị bệnh phụ nữ. Phụ nữ thiếu máu, lạnh tử cung mà biết dùng đương quy sẽ khoẻ mạnh hơn, da dẻ hồng hào, tràn đầy sức sống, chồng yêu chồng quý.
Theo ghi chép, đương quy được gọi là sâm tố nữ bởi vì tác dụng của nó đối với các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt và mãn kinh.
Nhờ đặc tính chống co thắt của đương quy giúp nạp lại máu sau kỳ kinh nguyệt, các chị em sẽ không bị cảm thấy yếu ớt hoặc mệt mỏi trong nhiều ngày sau đó.
Đương quy cũng được sử dụng như một loại thuốc kích thích tình dục cho cả nam và nữ. Nó có thể làm tăng mức độ ham muốn tình dục ở cả hai giới cũng như khả năng sinh sản.
Trong hàng ngàn năm, đương quy được phái nữ tin dùng, bởi vì nó vừa có khả năng điều chỉnh nồng độ estrogen trong cơ thể rất độc đáo lại vừa có chứa hàm lượng sắt đáng kể có thể thúc đẩy đáng kể tuần hoàn khắp cơ thể.
Nếu như chưa biết dùng đương quy thế nào, gợi ý cho bạn món canh đương quy hầm chân giò, vừa ngon lại cực kỳ bổ dưỡng, ăn thường xuyên sẽ bổ khí huyết, trẻ lâu.
Nguyên liệu gồm có: 1 chân giò, 1 củ đương quy, một ít gừng, 2 thìa rượu, lượng muối thích hợp. Tiếp đó, sau khi sơ chế chân giò và chặt nhỏ vừa miếng, hãy chần qua nước sôi khoảng 10 phút.
Tiếp đó cho chân giò đã chặt vào nồi hầm, thêm nước, gừng thái lát, rượu rồi ninh lửa nhỏ. Đợi chân giò mềm, cho đương quy vào và tiếp tục đun, tới khi hương vị đậm đà thì tắt lửa.