Dài 40km, rộng 10km và 3 mặt giáp với Địa Trung Hải, Israel và Ai Cập, Gaza - thành phố lớn nhất của Palestine hiện là nơi cư trú của gần 2 triệu người.Gaza từng là một ngã tư cổ đại nối Arập với châu Âu nhưng hiện nay, dải hẹp trên Biển Địa Trung Hải này là một trong những thành phố bị cô lập nhất trên Trái đất.Dải Gaza của người Palestine từng thuộc sự quản lý của Ai Cập trước khi bị Israel chiếm đóng vào năm 1967 trong cuộc chiến kéo dài 6 ngày. Tháng 6/2007, Hamas thắng cử, nắm quyền kiểm soát toàn bộ dải đất này.Israel ngay lập tức thắt chặt phong tỏa, hạn chế việc vận chuyển hàng hóa và người vào ra khỏi khu vực. Từ đó tới nay, các cuộc đụng độ ở dải Gaza liên tục diễn ra suốt hàng chục năm qua, biến nơi đây thành vùng đất chết chóc.Người Palestine gọi việc bị phong tỏa là hình phạt tập thể đối với 2 triệu cư dân của vùng đất hàng ngày bị cắt điện, cắt nước và kinh tế trì trệ.Israel cho phép nhân viên cứu trợ quốc tế, nhà báo và nhà ngoại giao vào Gaza, nhưng khách du lịch bị cấm. “Ngay cả khi khách du lịch có thể vào Gaza, chúng tôi cũng khuyến cáo không nên”, trang web của công ty hướng dẫn du lịch uy tín Lonely Planet khuyên.Do Gaza bị đóng cửa khoảng 20 năm trở lại đây, hầu hết du khách không có được cơ hội trải nghiệm các di tích lịch sử, những khu chợ đầy màu sắc và những món cá nướng thơm ngon của người bản địa.Di tích nhắc nhở về quá khứ huy hoàng của Gaza chính là Cung điện Pasha, được một vị vua Mamluk xây dựng vào thế kỷ 13 và hoàn thành trong thời kỳ Ottoman.Hoàng đế Napoleon được cho là đã dành một vài đêm ở Cung điện nàyTrong số các cổ vật được trưng bày tại Cung điện này là 2 chiếc bình gốm dài, có niên đại từ thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 7, đi trên những con tàu từ Gaza qua Địa Trung Hải, mang theo dầu ô liu và rượu vang, chứng tỏ một Gaza khá hưng thịnh thời kỳ này.Những cửa hàng đồ cổ ở khu phố cổ của Gaza bán đủ loại mặt hàng, từ sách tiếng Anh, bản đồ cũ của Palestine đến tiền cổ và đồ trang trí.Ngày nay, trong cùng một khu phố ở Gaza có cả nhà thờ của tín đồ Kitô giáo ở gần nhà thờ cổ phục vụ cộng đồng Do Thái.Còn đây là Samaritan Hammam, nhà tắm Thổ Nhĩ Kỳ duy nhất ở Gaza, được phục hồi vào năm 1320. Khu này có giờ riêng biệt dành cho nam và nữ, khách hàng có thể thư giãn trên một phiến đá cẩm thạch nóng và được massage bằng dầu ôliu.Năm 2017, quán cà phê “Bà tôi” chuyển đổi từ khu biệt thự 3 tầng nằm trong ngõ hẻm của Thành cổ Gaza trở thành điểm sáng về di sản văn hóa của người Palestine.Khách sạn Al-Mathaf ở thành phố Gaza gồm 34 phòng với tầm nhìn ra biển này cũng có bộ sưu tập cổ vật riêng được chủ sở hữu trưng bày trong phòng giải trí. Mời độc giả xem thêm video về một cuộc đụng độ tại Gaza (Nguồn: Daily Mail)
Dài 40km, rộng 10km và 3 mặt giáp với Địa Trung Hải, Israel và Ai Cập, Gaza - thành phố lớn nhất của Palestine hiện là nơi cư trú của gần 2 triệu người.
Gaza từng là một ngã tư cổ đại nối Arập với châu Âu nhưng hiện nay, dải hẹp trên Biển Địa Trung Hải này là một trong những thành phố bị cô lập nhất trên Trái đất.
Dải Gaza của người Palestine từng thuộc sự quản lý của Ai Cập trước khi bị Israel chiếm đóng vào năm 1967 trong cuộc chiến kéo dài 6 ngày. Tháng 6/2007, Hamas thắng cử, nắm quyền kiểm soát toàn bộ dải đất này.
Israel ngay lập tức thắt chặt phong tỏa, hạn chế việc vận chuyển hàng hóa và người vào ra khỏi khu vực. Từ đó tới nay, các cuộc đụng độ ở dải Gaza liên tục diễn ra suốt hàng chục năm qua, biến nơi đây thành vùng đất chết chóc.
Người Palestine gọi việc bị phong tỏa là hình phạt tập thể đối với 2 triệu cư dân của vùng đất hàng ngày bị cắt điện, cắt nước và kinh tế trì trệ.
Israel cho phép nhân viên cứu trợ quốc tế, nhà báo và nhà ngoại giao vào Gaza, nhưng khách du lịch bị cấm. “Ngay cả khi khách du lịch có thể vào Gaza, chúng tôi cũng khuyến cáo không nên”, trang web của công ty hướng dẫn du lịch uy tín Lonely Planet khuyên.
Do Gaza bị đóng cửa khoảng 20 năm trở lại đây, hầu hết du khách không có được cơ hội trải nghiệm các di tích lịch sử, những khu chợ đầy màu sắc và những món cá nướng thơm ngon của người bản địa.
Di tích nhắc nhở về quá khứ huy hoàng của Gaza chính là Cung điện Pasha, được một vị vua Mamluk xây dựng vào thế kỷ 13 và hoàn thành trong thời kỳ Ottoman.
Hoàng đế Napoleon được cho là đã dành một vài đêm ở Cung điện này
Trong số các cổ vật được trưng bày tại Cung điện này là 2 chiếc bình gốm dài, có niên đại từ thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 7, đi trên những con tàu từ Gaza qua Địa Trung Hải, mang theo dầu ô liu và rượu vang, chứng tỏ một Gaza khá hưng thịnh thời kỳ này.
Những cửa hàng đồ cổ ở khu phố cổ của Gaza bán đủ loại mặt hàng, từ sách tiếng Anh, bản đồ cũ của Palestine đến tiền cổ và đồ trang trí.
Ngày nay, trong cùng một khu phố ở Gaza có cả nhà thờ của tín đồ Kitô giáo ở gần nhà thờ cổ phục vụ cộng đồng Do Thái.
Còn đây là Samaritan Hammam, nhà tắm Thổ Nhĩ Kỳ duy nhất ở Gaza, được phục hồi vào năm 1320. Khu này có giờ riêng biệt dành cho nam và nữ, khách hàng có thể thư giãn trên một phiến đá cẩm thạch nóng và được massage bằng dầu ôliu.
Năm 2017, quán cà phê “Bà tôi” chuyển đổi từ khu biệt thự 3 tầng nằm trong ngõ hẻm của Thành cổ Gaza trở thành điểm sáng về di sản văn hóa của người Palestine.
Khách sạn Al-Mathaf ở thành phố Gaza gồm 34 phòng với tầm nhìn ra biển này cũng có bộ sưu tập cổ vật riêng được chủ sở hữu trưng bày trong phòng giải trí.
Mời độc giả xem thêm video về một cuộc đụng độ tại Gaza (Nguồn: Daily Mail)